Huế đang cần một trung tâm sách

09:21 18/08/2022


NGUYỄN KHẮC PHÊ

Ảnh: Thái Lộc - TTO

Một vị khách từ thành phố Hồ Chí Minh ra chia vui với Huế nhân kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng, trong lúc thả bộ dọc đường Lê Lợi gặp tôi đã hỏi:

- Tôi muốn tìm mua một số sách giới thiệu văn hóa Huế và bộ Toàn tập Phan Bội Châu, nhờ anh chỉ dùm...

Tôi lưỡng lự giây lát, rồi cũng phải chỉ cho ông tìm đến các quán sách hai bên đường Lê Lợi. Vị khách khẽ lắc đầu:

- Tôi cũng đã ghé một hai quầy, nhưng nói thật anh đừng giận, nó linh tinh lộn xộn quá... Thế Huế không có hiệu sách nào đàng hoàng hơn à?

Tôi chợt nhớ hiệu sách của Công ty Phát hành sách bên đường Trần Hưng Đạo, nhưng rồi không dám giới thiệu ông qua đó, vì bây giờ so với mươi năm trước, nó đã bị thu nhỏ và "chìm" lẫn giữa dãy phố la liệt đủ thứ hàng hóa màu sắc sặc sỡ.

Từ câu chuyện bất chợt trên đường nầy, hẳn chúng ta đều thấy Huế đang cần có một hiệu sách lớn, một trung tâm bán đủ các loại sách báo, không chỉ phục vụ cho du khách đến Huế ngày một đông và phục vụ cho nhu cầu sách báo ngày một cao của hàng vạn thanh niên học sinh ở Huế, mà đây còn là một điểm sáng, một địa chỉ văn hóa phản ánh bộ mặt tinh thần và trí tuệ của thành phố đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Những năm qua Huế đã xây dựng được nhiều công trình mới, nhưng việc xây dựng một trung tâm sách báo như thế, chưa được sự quan tâm đúng mức. Có thể do hoạt động của Công ty Phát hành sách những năm qua gặp khó khăn và các quầy sách báo "bung ra" dọc một số đường phố chính tạo cảm giác thỏa mãn về loại hàng hóa nầy. Nói cho thật công bằng thì những quầy sách tư nhân nầy rất năng động, nhưng dù sao đó cũng chỉ là những quầy, những sạp manh mún, chật chội, không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Chính một số chủ quầy sách cũng rất muốn mở rộng mặt bằng để có thể giới thiệu được nhiều mặt hàng hơn và họ rất khó thực hiện được vì thiếu vốn và nhất là không có địa điểm thuận lợi.

Chính vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có chủ trương về việc xây dựng Trung tâm
sách Huế và dành một địa điểm thuận lợi trên các trục đường chính của thành phố cho công trình này. Đồng chí Giám đốc Công ty sách và thiết bị trường học cho tôi biết: Nếu được giao nhiệm vụ và tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm, đơn vị sẵn sàng đứng ra xây dựng Trung tâm sách này.

Tôi tưởng tượng đến một ngày nào đó gặp lại vị khách đi tìm mua sách năm trước, sẽ được chỉ cho ông tới Trung tâm sách vừa khai trương, có thể không đồ sộ bằng cửa hàng sách lớn trên đường Nguyễn Huệ ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng là tòa ngang dãy dọc, đủ để khách hàng đi lại thoải mái tới tận các gian sách trưng bày đẹp mắt theo các đề tài: Sách giới thiệu văn hoá Huế, sách nghiên cứu về triều Nguyễn, sách dành cho Thiếu nhi, sách giáo khoa, sách văn học... Nơi đó có thể là trong khuôn viên Câu lạc bộ Thuận Hóa, cũng có thể là tầng dưới của Trụ sở Hội Nhà báo khi ngôi nhà này được xây dựng lại, hoặc là tầng dưới khách sạn Morin... Mơ tưởng như vậy là viễn vông chăng? Không! Chi cục Thuế chẳng đã xây được trụ sở nguy nga bên đường Lê Lợi đó sao? (Mà cơ quan này, dù xây ở một nơi khác cũng không vì thế mà thất thu!). Nghĩa là nếu được cấp thẩm quyền quan tâm thì nhất định sẽ có chỗ.

Hy vọng là Ủy ban Nhân dân tỉnh TT Huế, Ủy ban nhân dân TP Huế, Sở Văn hóa thông tin.... với tầm nhìn xa rộng, coi trọng văn hóa, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Huế sớm có một Trung tâm sách hiện đại và văn minh.

31.3.1995
N.K.P
(TCSH75/05-1995)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • CHU SƠN

    1.
    Này, xa là những cảm nhận chủ quan hàm chứa một góc nhìn giới hạn, tương đối và hoàn toàn xa lạ với những khẩu hiệu thời thượng là vĩnh cửu, muôn năm.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Cùng với rất nhiều nghề thủ công truyền thống trên đất nước Việt Nam, nghề Kim hoàn được biết đến với sự sáng lập của hai vị tổ sư Cao Đình Độ và Cao Đình Hương ngay trên vùng đất Cố đô. Tài năng của các ông đã biến nghề kim hoàn trở thành một nghề thủ công độc đáo, mang đậm sắc thái Việt và được truyền bá khắp ba miền đất nước trong hơn hai thế kỉ qua.

  • LÊ VĂN LÂN

    Hằng năm cứ vào dịp 9/1 (ngày sinh viên học sinh), ngày 26/3 (ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và giải phóng Huế), những người hoạt động trong phong trào (người ta thường gọi là “dân phong trào”) lại họp mặt tưởng nhớ những người hi sinh, ôn lại truyền thống, chia sẻ những trăn trở trước thời cuộc và tự dặn mình phải sống xứng đáng với những người đã khuất, những đùm bọc thương yêu mà nhân dân đã dành cho mình.

  • ĐÀO HÙNG
    (Nhân kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam)

    Hồi còn bé, đôi lần tôi được cha tôi là ông Đào Duy Anh, đưa đi chơi và có ghé thăm cụ Huỳnh Thúc Kháng. Rồi cũng có lần tôi thấy cụ Huỳnh đến gặp cha tôi ở ngôi nhà trên đường Hương Mỹ (nay là Chu Văn An), thành phố Huế.

  • LÊ MẬU PHÚ 
               Tùy bút 

    Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chạy dài hơn 60 cây số, qua nhiều rừng núi với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng và nhận nhiều nguồn nước từ những con thác, rồi sau đó hợp lưu tại ngã ba Bằng Lãng thành một dòng sông, gọi là sông Hương. Từ đó, sông xuôi về biển thêm 30 cây số nữa.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    “Ơi khách đường xa, khách đường xa
    Dừng chân ghé lại Đông Ba chợ mình”

  • TRẦN NGUYÊN SỸ
                      Ghi chép

    Chúng ta thử hình dung Huế như một ngôi nhà cổ, mà con ngõ đón thập khách phía Nam là đoạn quốc lộ từ Thủy Dương xuống Phú Bài thì khỏi cần trả lời câu hỏi: Với Huế, Hương Thủy có quan trọng không?

  • HỮU THU - BẢO HÂN

    Không ít người ở Huế thế hệ sinh năm 1950 đã từng được ngắm cái điệu đà của rong rêu, sự bỡn đùa của từng đàn cá tung tăng theo chiều con nước sông Hương.

  • PHAN THUẬN AN

    Thái giám hay hoạn quan là những người đàn ông không có sinh thực khí, chuyên ở hầu hạ trong hậu cung của vua.
     

  • HỮU THU & BẢO HÂN

    Đường 12 được giới hạn từ ngã ba Tuần lên Bốt Đỏ. Chỉ kéo dài hơn 50 cây số nhưng đây là quãng đường không dễ vượt qua, bởi trước năm 1990, muốn lên A Lưới, từ Huế xe phải chuyển hướng ra Đông Hà, ngược đường 9, đến cầu Đakrong rẽ trái rồi men theo đường Hồ Chí Minh để vào. Thuở đó, đường xa, xe xấu nên cán bộ được phân công lên huyện vùng cao này ai cũng ái ngại và bỏ cuộc.

  • BÙI KIM CHI Tiên tổ phương danh lưu quốc sử Tử tôn tích đức kế gia phong

  • PHAN HƯƠNG THỦY Hệ thống lăng tẩm và Cung điện ở Huế luôn luôn là một đối tượng chính của các nhà nghiên cứu Mỹ thuật, và các nhà nghiên cứu lịch sử Huế đã để lại cho chúng ta những cái mà thời trước không còn.

  • Một số anh chị em ở Huế biết tôi có ghi chép được ít nhiều về Nguyễn Tuân, bảo tôi viết lại và gửi cho Tạp chí Sông Hương. Riêng tôi, muốn tạo một dịp để anh Nguyễn nói trực tiếp với bạn đọc Sông Hương, nên xin được hỏi anh Nguyễn chung quanh chuyện Huế, được anh Nguyễn nhận lời, tôi xin trung thành ghi lại toàn bộ cuộc trò chuyện đó.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANGHiếm nơi nào trên đất Huế có phong thủy hữu tình, trời, đất, nước, người cùng quyện hòa thanh thái trong một không gian xanh ngát xanh như đất thôn Vỹ. Đất này được dòng Hương Giang và phụ lưu Như Ý ôm trọn vào lòng như hai cánh tay của một người mẹ vỗ về.

  • TRẦN THÙY MAI Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế. Với tất cả mọi người, ai cũng thế, sau quê hương lớn là Tổ quốc Việt Nam, đều yêu và đều thích nói về quê hương nho nhỏ của mình, nơi đón tiếp mình từ lòng mẹ và cho mình những ấn tượng đầu tiên về thế giới. Hơn nữa, đó lại là một vùng đất hay được nhắc nhở và ngợi khen.

  • ĐỖ NAM Hàng trăm năm nay ai cũng biết đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có 02 cửa thông ra biển: Thuận An và Tư Hiền.

  • BÙI MINH ĐỨC (Tiếp theo Sông Hương số 267, tháng 5 - 2011)

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC(Kỷ niệm 95 năm ngày mất Thái Phiên - Trần Cao Vân: 17.5.1916 - 17.5.2011)                Bút ký

  • Bà Francoise Corrèze - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, là một chiến sĩ chống phát xít, một người bạn của Việt Nam từ nhiều năm nay. Sau những chuyến đi thăm nước ta trong chiến tranh cũng như từ ngày đất nước thống nhất, bà đã viết nhiều tác phẩm về Việt Nam. Lần đầu tiên đến Huế đầu năm 1985, bà đã ghi lại những cảm nghĩ của mình. Chúng tôi xin giới thiệu một số đoạn sẽ được in trong cuốn sách viết về thanh niên Việt Nam bằng tiếng Pháp.

  • PHAN THUẬN ANNgọ Môn năm cửa chín lầu,Cột cờ ba cấp, Phu Văn Lâu hai tầng.