Đình làng là kiến trúc độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa của người Việt từ hàng trăm năm trước. Không chỉ là công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, đình làng còn là nơi chứng kiến những hoạt động văn hóa vật thể và phi vật thể, nơi gắn kết và biểu lộ đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng. Triển lãm về nghệ thuật chạm khắc của đình làng Việt Nam đang được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97A Phó Đức Chính, quận 1).
Đình Chèm ở xã Thụy Phương, Từ Liêm (Hà Nội).
Hình ảnh rồng tiên ở đình làng
Được hình thành từ thế kỷ XV, định hình vào thế kỷ XVI, phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, đình là linh hồn của một ngôi làng người Việt, là kiến trúc chung của cả cộng đồng, là nơi tụ họp khi làng có việc, là địa điểm diễn ra lễ hội cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu - những ký ức văn hóa sâu thẳm vẫn được cất giấu nơi đây.
Ở nhiều miền quê Bắc bộ, đình làng đồng thời là nhà hát của làng xã hoặc cả vùng, là nơi nuôi dưỡng các thể loại diễn xướng dân gian như ca trù, hát xoan, chèo, quan họ… Thường ngày, đình làng còn là địa điểm của cánh đàn ông nông nhàn sau vụ mùa, ngồi nhâm nhi ấm trà, điếu thuốc cùng nhau bàn luận chuyện đầu làng cuối xóm; là nơi ru giấc ngủ trưa hè của đám trẻ nhỏ; là địa điểm trai gái hẹn hò những đêm trăng…
Bên cạnh đó, đình làng cũng là nơi chứa đựng nghệ thuật điêu khắc dân gian độc đáo. Ở Bắc bộ, hình ảnh rồng ngự ở ngôi đình làng phổ biến và rất tự nhiên, cởi mở, dung dị và chất phác như những người dân nơi thôn dã. Dù giai cấp thống trị muốn giành rồng như biểu tượng cho riêng mình nhưng ở đình, rồng là của cả làng. Đặc biệt, hình tượng rồng và tiên là một biểu tượng của đoàn kết dân tộc, ước vọng hạnh phúc của người Việt Nam. Hình ảnh tiên cưỡi rồng đặc biệt phong phú, đa dạng và đặc sắc trong mỹ thuật của người Việt, chiếm nhiều nhất trên kiến trúc đình làng.
Trong ngôi đình làng, hình ảnh rồng tiên luôn được chạm khắc trên vị trí thiêng liêng, trang trọng nhất. Nhiều thế kỷ dưới thời phong kiến, người phụ nữ bị yếm thế, không được học hành, không được quyền lựa chọn hôn nhân, không có vị trí xã hội trong cộng đồng… nhưng ở đình làng, tiên mang dáng dấp thôn nữ vắt vẻo trên lưng rồng mãi mãi là một biểu tượng kỳ diệu cho sự sáng tạo xuất phát từ những giá trị nhân văn cao đẹp của người Việt.
Tài hoa trong kỹ thuật thể hiện, người nghệ sĩ thiết kế, trang trí đình làng đã sáng tạo nên nhiều hình tượng nghệ thuật với rồng, tiên, hoa cỏ, muông thú. Các phù điêu trang trí luôn là điểm nhấn quan trọng trong không gian đình làng, mỗi đường nét là một sự chuyển tải thông điệp của nhân gian với thần linh, với trời đất, là cảm xúc, là ước vọng và cũng là sự thăng hoa của người nghệ sĩ. Một pho tượng không đơn giản chỉ để thờ cúng, một kiến trúc không đơn thuần chỉ là nơi che mưa che nắng… Tất cả đã tạo nên bản sắc riêng biệt của nền văn hóa nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán nhưng lại mang tính cộng đồng rõ nét.
Trăn trở chuyện bảo tồn
Đến với khán giả và giới mỹ thuật TPHCM, triển lãm “Hình tượng rồng và tiên trên chạm khắc đình làng Bắc bộ Việt Nam” là một phần của dự án “Nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá và phát huy những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc bộ, Việt Nam” do Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam thực hiện trong hai năm 2012 - 2013. Để có được nguồn tư liệu sinh động phục vụ nghiên cứu giảng dạy cũng như trên 100 hình ảnh kiến trúc chạm khắc rồng và tiên của 38 đình làng ở Bắc bộ, nhóm thực hiện đã phải lao động cật lực.
Họa sĩ lão thành Huỳnh Phương Đông chia sẻ: “Hơn nửa thế kỷ trước, tôi từng có nhiều năm sống ở đình, chùa. Thật đáng khâm phục khi những kiến trúc chạm khắc độc đáo này đều do người dân lao động chế tác. Xem lại những tác phẩm kiến trúc độc đáo này để biết cha ông ta ngày trước đã làm được những điều kỳ diệu. Những tác phẩm mang đến cho chúng ta cảm giác sống lại hồn dân tộc Việt Nam, rất đỗi tự hào”.
NGƯT-TS Lê Văn Sửu, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, cho biết: “Vào tháng 9-2012, chuyên đề này đã được giới thiệu tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp và được khán giả hoan nghênh nồng nhiệt, được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng người Việt, giới nghiên cứu và nghệ sĩ Pháp”.
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đã tác động không ít đến đời sống làng quê Việt Nam, xu thế đô thị hóa ở nông thôn đang khiến đình làng dần bị đẩy xa, ngôi nhà chung của cộng đồng bị đóng kín, sinh hoạt cộng đồng nay chuyển về nhà văn hóa thôn, xóm.
Đứng trước thực tế đó, dự án được triển khai với mong muốn đánh giá tổng thể về kiến trúc đình làng và không gian văn hóa đình làng. Từ đó đánh thức trách nhiệm của mỗi người trước giá trị di sản văn hóa của dân tộc cũng như tìm hướng bảo tồn phù hợp cho không gian văn hóa đình làng Việt Nam.
TS Lê Văn Sửu cho biết thêm một thông tin thú vị, trong quá trình thực hiện dự án, nhóm nghiên cứu phát hiện hàng ngàn người Việt Nam (dân tộc Kinh) đã đến định cư tại thôn Vạn Vĩ, huyện Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) từ thế kỷ XVI vẫn lưu giữ bản sắc độc đáo của dân tộc, họ xây dựng đúng gốc một ngôi đình làng ở Bắc bộ xưa tại thôn này. Phần đông họ là người gốc Hải Phòng và một số địa phương ven biển của Việt Nam. |
Theo Minh An - SGGP
Bạo lực học đường - một vấn đề tưởng chừng rất cũ nhưng lại luôn mới, bởi ngày nào chúng ta chưa tìm ra cách xử lý căn cơ, tận gốc rễ của vấn đề thì ngày ấy, nó vẫn còn là một nỗi nhức nhối của ngành giáo dục và của cả cộng đồng.
Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Đỉnh điểm là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 đã gây thiệt hại lớn tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển cũng xảy ra trên diện rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.
Cho đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giải pháp phong tỏa kiểm soát lây lan dịch bệnh trong cộng đồng được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế nhiều nơi trên thế giới.
Theo giám tuyển nghệ thuật, dịch giả Nguyễn Như Huy, gần đây dòng sách nghệ thuật bỗng được quan tâm, đặc biệt là với sự xuất hiện của tác phẩm Câu chuyện nghệ thuật với độ dày gần 688 trang cùng giá bìa lên đến 999.000 đồng.
Xã hội hóa (XHH) văn hóa nghệ thuật (VHNT) ở TPHCM có tốc độ khá nhanh nhưng vẫn còn đó những vấn đề trầm kha. Ngoài sự thiếu giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, còn có sự dễ dãi, thiếu chiều sâu của chính các đơn vị tham gia công tác XHH.
Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.
Khi được hỏi, người thầy đầu tiên của bạn là ai? - nhiều bạn trẻ có cùng chung đáp án: Không ai khác chính là cha, mẹ!
Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...
Những ngày này, lũ chồng lũ, bão số 8 dự báo sắp tràn về miền Trung khốn khổ, chính quyền phải huy động đến 700.000 bộ đội ứng phó với bão.
Thỉnh thoảng, một vài bạn bè trên mạng xã hội (MXH) của tôi lại đăng thông tin “thoái ẩn”, như một lời cáo biệt với cộng đồng. Sau một thời gian, có người quay trở lại, có người bặt vô âm tín.
Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.
Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.
TRANG TUỆ
“Tuổi già và dòng chảy thời gian dạy ta mọi thứ”
(Sophocles)
Ký ức hiện lên trên hình con vật tinh xảo, ngộ nghĩnh, trên từng lớp giấy nhiễu, vải hay giấy bóng kính của chiếc đèn Trung thu tưởng chừng đã bị lãng quên. Nói như nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Bắt đầu từ ấy mà khơi lên, mà thắp sáng con đường tìm về nét đẹp truyền thống. Cũng là trả lại phong vị cho mùa trăng tháng Tám vốn hàm chứa bao giá trị văn hóa dân tộc”.
Trước khi đọc bài viết này, xin hãy dành một ít phút tự hỏi chính mình rằng: Bạn có tự hào khi nói “Tôi là người Việt Nam” không?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.
Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã kết thúc và ra mắt Ban chấp hành mới.
Đây là chủ đề nội dung chia sẻ của Đức Dalai Lama trong chương trình đối thoại trực tuyến toàn cầu, diễn ra hồi giữa tháng 8 do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace - USIP) tổ chức.
Chúng ta đang trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” khi dịch bệnh hoành hành, gây nên vô số hệ lụy trong đời sống. Trên khắp thế giới và cả trong nước, các mặt kinh tế - xã hội đều ngổn ngang những vấn đề.
Sau khi đắc quả A-la-hán, Tôn giả Mục-kiền-liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòng vô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng bỏn sẻn tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!