Đọc “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhiều người thích đi tìm xung đột, đi tìm bài học thời sự, đi tìm bài học có tính dự báo và vô số những bài học giá trị khác.
Một cảnh trong vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Nhà hát Kịch Việt Nam. Ảnh minh họa từ IT
Nhưng riêng tôi, tôi lại muốn đọc lại để khám phá sâu hơn về tấm lòng, tình cảm của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ dành cho cuộc sống ngoài kia.
Cho dù vẫn biết thật - giả, đạo đức và sự băng hoại, cao thượng – thấp hèn, tốt – xấu ... đang lẫn lộn, nhưng Lưu Quang Vũ bao giờ cũng dành cho nó một tình yêu thương hồn hậu, chân thành.
Và tôi đã tìm thấy ở đoạn kết vở kịch này của ông vẻ đẹp của tình yêu ấy – vẻ đẹp của chất thơ bay lên từ cái kết thúc của một bi kịch – bi kịch “Hồn Trương Ba”:
Vườn cây rung rinh ánh sáng. Ở một góc nhà đó, hiện lên cảnh tượng cu Tị đang ôm chầm lấy mẹ, chị Lụa cuống quýt vuốt ve con... Bà vợ Trương Ba xuất hiện ở phía trước sân khấu.
Vợ Trương Ba: Ông ở đâu? Ông ở đâu?
(Giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện)
Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ… Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu...
(Dưới một gốc cây, hiện lên cu Tị và cái Gái)
Cái Gái: (tay cầm một trái na) Cây na này, ông nội tớ trồng đấy! Quả to mà ngon lắm. Ta ăn chung nhé!
(Bẻ quả na đưa cho cu Tị một nửa. Đôi trẻ ăn ngon lành. Cái Gái lấy những hạt na vùi xuống đất)
Cu Tị: Cậu làm gì thế?
Cái Gái: Cho nó mọc thành cây mới! Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi…
Chất thơ toát lên từ những hình ảnh, ngôn từ thấm đẫm cảm xúc
Những vở kịch của Lưu Quang Vũ hấp dẫn độc giả và khán giả nhiều thế hệ không chỉ bởi nó dám đề cập, dám nhìn thẳng, nói thẳng đến những vấn đề bức thiết, nóng hổi, mang tính thời sự sâu sắc của cuộc sống; ở sự chuyên chở những bài học mang đậm tính triết lí nhân sinh và tính chất dự báo mà sức hút ấy còn được tạo nên bởi cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh giàu cảm xúc, chứa chan tình cảm.
Vốn là một nhà thơ, ông đã luôn nhìn cuộc đời và con người qua lăng kính của một thi sĩ. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” khép lại trong sắc xanh ngút ngát đến bất tận của khu vườn mà khi còn sống, ông Trương Ba đã dành cho nó biết bao nhiêu tình cảm hồn hậu, chân thành. Ông quý trọng, nâng niu từng ngọn cỏ, cành cây; ông cuốc xới, chăm chút và không nỡ lòng làm đau những cây trái trong vườn.
Và giờ đây, giữa màu xanh cây vườn, bên ánh lửa, cái cầu ao hay một cái cơi đựng trầu, một con dao giẫy cỏ, Trương Ba vẫn sống, sống trong tấm lòng của những người thân yêu. Khung cảnh khu vườn, căn nhà giản dị, không hiểu sao, nó làm thức dậy trong ta biết bao nhiêu cảm xúc yêu thương, gắn bó đến lạ lùng với gia đình, quê hương, xứ sở. Bởi đó là một chốn đi về trong tâm tưởng của biết bao nhiêu người con đất Việt. Đi lên từ một xứ sở nông nghiệp, có ai lại không xuất thân từ một mảnh ruộng, con trâu, lũy tre hay một triền đê trước gió? Có ai lại không nhung nhớ, bâng khuâng một “cây đa, bến nước, sân đình”? Và có lẽ, nói như nhà phê bình tài hoa Hoài Thanh, trong mỗi chúng ta, ai ai lại chẳng có “một con người nhà quê” mà trong những năm 30 của thế kỷ XX, “nhà thơ chân quê” Nguyễn Bính đã từng đánh thức.
Và bởi thế, đọc những dòng văn ấy, chúng ta không chỉ rung động bởi hồn quê, cảnh quê được đánh thức mà chúng ta còn rung động bởi tình quê trong tấm lòng của nhà viết kịchLưu Quang Vũ. Quả thực, Lưu Quang Vũ đã thực sự miêu tả khung cảnh ấy bằng một tình yêu tha thiết ông dành cho cuộc sống và con người. Dẫu biết ngoài kia, cuộc đời còn biết bao nhiêu sự bộn bề, phức tạp; cái ác, cái xấu đang trỗi dậy, báo hiệu những nguy cơ hiện hữu về sự xuống cấp và băng hoại đạo đức con người thì ở đây, Lưu Quang Vũ vẫn dành cho cuộc đời một tình yêu tha thiết. Sức hấp dẫn làm nên giá trị lâu bền cho vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được tạo nên một phần có lẽ cũng bởi chính tình yêu cuộc đời tha thiết, chân thành ấy của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ!
Niềm tin bền vững vào chiều hướng phát triển tốt đẹp của cuộc sống
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” kết thúc với cái chết của nhân vật chính – ông Trương Ba. Đó là một kết thúc có tính bi kịch. Câu nói của hồn Trương Ba: “Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!” và cái chết của ông không khỏi gieo lại trong lòng người đọc bao cảm xúc ngậm ngùi, u buồn.
Song cái đóng góp lớn nhất của bi kịch chính là ở sự thức tỉnh, cảnh báo, nhắc nhở có tính chất dự báo. Bi kịch không phải để cho người ta bị nhấn chìm bởi nỗi buồn, sự tiếc thương để làm cho người ta mềm yếu. Trong cái u buồn, người ta biết thức tỉnh; biết dừng lại; biết đứng lên đấu tranh để ngăn ngừa điều xấu... bởi “không có gì cao cả hơn bằng một nỗi đau buồn lớn”! “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” báo động cho chúng ta một nguy cơ nghiêm trọng của con người trong xã hội hiện đại: Đó chính là sự lên ngôi của đồng tiền, là xu hướng con người đang chạy theo biết bao giá trị vật chất tầm thường, những dục vọng hèn kém, những toan tính cá nhân ích kỉ, bất chấp luật pháp và các chuẩn mực đạo đức của xã hội để thỏa mãn cho những nhu cầu của bản thân.
Nhưng như “những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi”, khu vườn vẫn xanh, vườn cây vẫn rung rinh ánh sáng, những cây con vẫn mọc lên, nối nhau mà lớn khôn, cuộc sống ngoài kia vẫn tiếp diễn bình yên và tươi đẹp. Màu xanh ngút ngát đến bất tận của khu vườn thực chất là màu xanh hi vọng mà Lưu Quang Vũ đã tin về chiều hướng phát triển tốt đẹp của cuộc sống. Hình ảnh con bé Gái và cu Tị dạo chơi trong khu vườn được vun trồng lên bởi bàn tay chăm sóc và tình yêu thương của ông nội để lại thật yên bình. Nó gieo vào trong mỗi chúng ta cái cảm giác bình an và thanh thản. Đó thực chất là hình ảnh của tương lai, của một cuộc sống vẫn sẽ diễn ra tươi đẹp.
Lưu Quang Vũ rất tin vào điều đó cũng như ông rất tin vào sự chiến thắng của điều thiện, của cái tốt trước cái ác, cái xấu trong cuộc đời. Trương Ba chết nhưng chính cái chết của ông đã làm sống lại những chân giá trị, chân đạo đức cao cả mà vốn lâu nay ông tôn thờ. Trong rung rinh cây vườn, trong những vật dụng quen thuộc hằng ngày, Trương Ba vẫn mãi sống trong tấm lòng, trong tâm hồn, suy nghĩ và tình cảm của những người thân yêu. Ông chết là để níu giữ những vẻ đẹp trong nhân cách, tâm hồn của một con người bao dung, nhân hậu, hết lòng yêu thương vợ con; là để minh chứng cho vợ, người con dâu và đứa cháu gái rằng mình chưa thay đổi, chưa bị dục vọng tầm thường tha hóa và “vẫn giữ được một đời sống vẹn nguyên, trong sạch, thẳng thắn”.
Cái chết của Trương Ba cũng chính là để thức tỉnh đứa con trai đang lầm đường lạc lối, đang bước những bước chân đầu tiên trên hành trình tôn thờ đồng tiền và những giá trị vật chất như là những thế lực độc tôn. Đó cũng chính là cách để nhà viết kịch Lưu Quang Vũ bộc lộ niềm tin bền vững vào chiều hướng phát triển tốt đẹp của cuộc sống và sự chiến thắng của những giá trị đạo đức, của nhân cách tốt đẹp vốn có trong mỗi con người.
Như những cây đời vẫn sẽ tiếp tục nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi, cuộc sống vẫn sẽ diễn ra tươi đẹp. Đó thực sự là lòng tin bất diệt mà Lưu Quang Vũ gieo lại trong tấm lòng của những người ở lại. Và đó cũng chính là cội nguồn, là gốc rễ làm nên những giá trị nhân văn, nhân bản và sức sống bền vững cho vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” cho mãi tới hôm nay. Những giá trị ấy đã góp phần giúp nhà viết kịch Lưu Quang Vũ thực hiện vẻ vang cái sứ mệnh của một người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo như lời của một câu nói nổi tiếng: Văn chương giống như chiếc đòn gánh. Nó gánh một đầu là đạo đức và một đầu là cái đẹp!
Thuở sinh thời, tâm hồn Lưu Quang Vũ đã từng ngân lên những giai điệu chân thành và đầy xúc động về tình yêu tiếng Việt:
Trái đất rộng, giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý, thâm trầm, rực rỡ, tươi vui
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người ...
Như tiếng sáo, như dây đàn máu nhỏ ...
Ai phiêu bạt nơi chân trời cuối bể
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya ...!
Một con người nặng lòng với tiếng nói cha ông đến thế không thể là người bàng quan, dửng dưng, hờ hững trước cuộc đời. Hơn ai hết, Lưu Quang Vũ dành cả tấm lòng và tình yêu tha thiết cho quê hương nước Việt. Viết về những bộn bề của cuộc sống thời kì đầu đổi mới, đi vào những xung đột gai góc, quyết liệt, dám nhìn thẳng và nói thẳng sự thật, đưa ra những dự báo có tính chất cảnh tỉnh về sự bộn bề, phức tạp của xã hội hiện đại nhưng chưa bao giờ người ta nhìn thấy trong những tác phẩm của Lưu Quang Vũ tư tưởng bi quan chủ nghĩa và một nhân sinh quan u ám, bởi ông luôn tin vào cuộc sống, tin vào con người.
Trong những “tấn trò đời” đang quay cuồng lẫn lộn ngoài kia, có những chân giá trị, chân đạo đức đang dần dần có nguy cơ bị thất thế, bị đẩy lùi trước dục vọng và sự ham muốn hèn kém, xấu xa của con người. Trong cái “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” của thế sự thăng trầm ấy, bất giác, tôi lại nhớ về vở kịch nổi tiếng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Hóa ra những sự đảo lộn giá trị, những sự hiếm hoi của lòng tốt, của việc tử tế; sự lên ngôi của đồng tiền; sự băng hoại đạo đức của con người bởi dục vọng ti tiện, hèn kém đã được nhà viết kịch tài năng ấy gióng lên hồi chuông cảnh báo ngay từ những năm 80 của thế kỉ XX. Tâm huyết và tài năng của người cầm bút đã giúp ông viết nên những vở kịch quyết liệt, có tính chất thức tỉnh, dự báo về những ung nhọt đang nảy sinh những mầm mống đầu tiên nhưng hết sức nguy hại cho sự phát triển bền vững của cả một đất nước. Có lẽ bởi thế, người ta mới gọi Lưu Quang Vũ bằng những mỹ từ trang trọng: Nhà viết kịch tài năng, người khai phá, người dự báo, một hiện tượng của sân khấu kịch trường ... |
Theo Minh Châu - GD&TĐ
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.
Không chỉ bị tàn phá bởi thời gian, nhiều công trình, di tích - nhất là các đình, chùa - còn bị biến dạng qua các công cuộc bảo tồn, trùng tu mà ở đó những người trông coi di tích và những người làm công đức tự cho mình quyền được can thiệp vào chuyên môn, còn chính quyền sở tại thì cấp phép trùng tu, tôn tạo một cách đại khái, dễ dàng, trong khi vai trò của các nghệ nhân lại chưa được coi trọng đúng mức.
Quảng Trị được coi là một bảo tàng chiến tranh lớn, ở đó có những bảo tàng chiến tranh nhỏ, nơi ghi dấu ấn đau thương và hào hùng đã đi vào lịch sử.