Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của 30 nhà nghiên cứu, nhà giáo, các tác giả đến từ ĐH Khoa Học Huế, ĐH Sư Phạm Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Phân viện Văn hóa và Nghệ Thuật Việt Nam tại Huế, Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch,… với 25 tham luận đã được đóng góp. Các báo cáo khoa học đã đề cập đến nhiều vấn đề lịch sử và văn hóa quan trọng, đặc sắc của vùng đất Quảng Điền trên nhiều phương diện: sử học, khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học, bào tàng học, phát triển du lịch…
Nội dung Hội thảo đặc biệt chú ý tới vấn đề trọng tâm như: Vùng đất Quảng Điền: một số vấn đề địa lý – chính trị, địa lí – văn hóa; quá trình mở đất lập làng và văn hóa làng xã Quảng Điền; những dấu ấn lịch sử và văn hóa đặc trưng trên đất Quảng Điền, danh nhân qua các thời kì lịch sử; những vấn đề về đầm phá Tam Giang và việc phát huy di sản văn hóa Quảng Điền trong bối cảnh hiện nay.
Các bài báo cáo trong Hội thảo đáng chú ý xoay quanh vấn đề dấu ấn Việt dần dần được khẳng định qua quá trình chinh phục tự nhiên khắc nghiệt, từng bước chiếm lĩnh miền sông nước. Lịch sử lập làng được trình bày rõ nét qua các bài viết được trình bày như “Tổng quan về việc khai canh lập ấp ở Quảng Điền” của tác giả Trần Đại Vinh; “Quá trình di dân lập làng trên đất Quảng Điền thời quân chủ” của TS.Nguyễn Văn Đăng và “phá Tam Giang ngày rày đã cạn: Người Việt tiếp cận miền sông nước Tam Giang và sự hình thành vùng đất Quảng Điền” của tác giả Trần Đình Hằng.
Về dấu ấn văn hóa Champa trên đất Quảng Điền được khẳng định qua sự nghiên cứu công phu của tác giả Nguyễn Văn Quảng với bài viết “Các di tích văn hóa Champa trên địa bàn huyện Quảng Điền” và bài viết “Nhận xét về thành Hóa Châu qua điều tra khảo cổ học” của nhóm tác giả trường ĐH Khoa Học Huế.
Đặc biệt, Hội thảo cũng đã đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản của vùng đất Quảng Điền trong bối cảnh mới. Bài viết “Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở Quảng Điền – thực tiễn và những vấn đề đặt ra” của tác giả Cao Huy Hùng; “Quảng Điền nhìn từ di sản văn hóa lịch sử” của tác giả Phan Thanh Hải và “Mô hình L.A.T ý tưởng cho sự đa dạng hóa và tập trung hóa sản phẩm du lịch vùng đầm phá Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Hữu Thông.
Hội thảo đã góp phần phác họa ngày càng rõ nét hơn diện mạo lịch sử và văn hóa Quảng Điền, phát hiện và định hướng phát triển các di sản đặc trưng của vùng đất có truyền thống văn hóa. Trên cơ sở nội dung trao đổi các bài viết tại Hội thảo, Ban Tổ chức có ý định tập hợp để xuất bản sách, đáp ứng nhu cầu mong mỏi của nhân dân huyện Quảng Điền. PV
|
Hội đồng nhân dân tỉnh đã khai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào sáng 17/06, thảo luận nhiều vấn đề về kinh tế xã hội, phát huy trí tuệ, dân chủ để xem xét thông qua các nghị quyết.
Đó là một trong số các các kết luận được ban tổ chức Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 vui mừng chia sẻ, trong cuộc họp báo tổng kết chiều 13/06, do UBND tỉnh tổ chức. Ước tính, 6 ngày đêm lễ hội đã thu hút trên 100.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.
Tối 12/06, chương trình nghệ thuật đặc sắc tại sân khấu điện Kiến Trung, Đại Nội đã khép lại Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế 2024. Đọng lại trong giây phút giã bạn là rất nhiều luyến lưu. Nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, ban tổ chức và người dân Thừa Thiên Huế đã để lại rất nhiều ấn tượng với du khách bốn phương cùng một mùa Festival thành công.
Sáng ngày 10/6/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giới thiệu sách và trao tặng quà cho học sinh mồ côi của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh – Phó giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Trước khi sự kiện bắt đầu diễn ra, tại cổng Ngọ Môn, khán giả đã xếp hàng nối hàng khá dài ở cửa soát vé, cùng nhau tiến vào phía bên trong Đại Nội, đến gần điện Kiến Trung. Tâm trạng của hàng người ấy háo hức như đang hình dung sẽ được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc đặc sắc, thứ âm nhạc đã đi vào lòng người nhiều thế hệ của Trịnh Công Sơn.
Tối 9/6, 20 chiếc thuyền rồng thả hoa đăng trên sông Hương, như nối kết truyền thống và hiện đại trong niềm tin tâm linh. Lễ hội với ý nghĩa “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” và “hộ quốc an dân” thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa Phật giáo và đời sống con người.
Theo dòng sự kiện Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tể Huế 2024, lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” đã khai mạc và bắt đầu quảng diễn vào chiều 08/6; từ 16h00 - 18h00 tại các trục đường chính của Thành phố Huế.
“Dạo chơi vườn Huế” là cuộc triển lãm mỹ thuật tiếp theo trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, diễn ra trong một khu vườn - không gian xanh mát đầy sắc màu.
Trong đêm khai mạc tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tối 7/6. Điện Kiến Trung, Đại Nội trở thành một không gian ánh sáng với rất nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mãn nhãn, hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại. Mùa lễ hội đã chính thức bắt đầu.
Trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán cũng đã hoan hỉ khai mạc triển lãm Văn hóa Phật giáo vào sáng ngày 07/06/2024, tại 15A Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 06/06/2024 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị - 17 Lê Lợi Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật “Nét đẹp Phú Lộc qua nghệ thuật Ký họa”. Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển”.
Thừa Thiên Huế tiếp tục có những nỗ lực bền bỉ trong tiến trình xanh hóa đô thị, cải tạo cảnh quan môi trường, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong dịp này, nhiều hoạt động sôi nổi đã được tổ chức, nhân dịp hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường và đồng hành cùng Festival sắp khai mạc.
Di sản văn hóa cung đình được xem là hạt nhân, có ý nghĩa kết nối văn hóa Huế, trong một hệ thống đa dạng, đặc sắc, có giá trị quốc gia và mang tầm quốc tế. Mỗi dịp Festival, hệ thống di sản trở thành trung tâm trong nỗ lực bảo tồn, phát huy và sáng tạo.
Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".
Theo kế hoạch, sáng 31/05, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 05/2024, nhằm thông tin báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và quý II năm 2024.
Sáng 22/5 (15/4 ÂL), tại Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.