Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của 30 nhà nghiên cứu, nhà giáo, các tác giả đến từ ĐH Khoa Học Huế, ĐH Sư Phạm Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Phân viện Văn hóa và Nghệ Thuật Việt Nam tại Huế, Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch,… với 25 tham luận đã được đóng góp. Các báo cáo khoa học đã đề cập đến nhiều vấn đề lịch sử và văn hóa quan trọng, đặc sắc của vùng đất Quảng Điền trên nhiều phương diện: sử học, khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học, bào tàng học, phát triển du lịch…
Nội dung Hội thảo đặc biệt chú ý tới vấn đề trọng tâm như: Vùng đất Quảng Điền: một số vấn đề địa lý – chính trị, địa lí – văn hóa; quá trình mở đất lập làng và văn hóa làng xã Quảng Điền; những dấu ấn lịch sử và văn hóa đặc trưng trên đất Quảng Điền, danh nhân qua các thời kì lịch sử; những vấn đề về đầm phá Tam Giang và việc phát huy di sản văn hóa Quảng Điền trong bối cảnh hiện nay.
Các bài báo cáo trong Hội thảo đáng chú ý xoay quanh vấn đề dấu ấn Việt dần dần được khẳng định qua quá trình chinh phục tự nhiên khắc nghiệt, từng bước chiếm lĩnh miền sông nước. Lịch sử lập làng được trình bày rõ nét qua các bài viết được trình bày như “Tổng quan về việc khai canh lập ấp ở Quảng Điền” của tác giả Trần Đại Vinh; “Quá trình di dân lập làng trên đất Quảng Điền thời quân chủ” của TS.Nguyễn Văn Đăng và “phá Tam Giang ngày rày đã cạn: Người Việt tiếp cận miền sông nước Tam Giang và sự hình thành vùng đất Quảng Điền” của tác giả Trần Đình Hằng.
Về dấu ấn văn hóa Champa trên đất Quảng Điền được khẳng định qua sự nghiên cứu công phu của tác giả Nguyễn Văn Quảng với bài viết “Các di tích văn hóa Champa trên địa bàn huyện Quảng Điền” và bài viết “Nhận xét về thành Hóa Châu qua điều tra khảo cổ học” của nhóm tác giả trường ĐH Khoa Học Huế.
Đặc biệt, Hội thảo cũng đã đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản của vùng đất Quảng Điền trong bối cảnh mới. Bài viết “Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở Quảng Điền – thực tiễn và những vấn đề đặt ra” của tác giả Cao Huy Hùng; “Quảng Điền nhìn từ di sản văn hóa lịch sử” của tác giả Phan Thanh Hải và “Mô hình L.A.T ý tưởng cho sự đa dạng hóa và tập trung hóa sản phẩm du lịch vùng đầm phá Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Hữu Thông.
Hội thảo đã góp phần phác họa ngày càng rõ nét hơn diện mạo lịch sử và văn hóa Quảng Điền, phát hiện và định hướng phát triển các di sản đặc trưng của vùng đất có truyền thống văn hóa. Trên cơ sở nội dung trao đổi các bài viết tại Hội thảo, Ban Tổ chức có ý định tập hợp để xuất bản sách, đáp ứng nhu cầu mong mỏi của nhân dân huyện Quảng Điền. PV
|
Chiều 7/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi hhọp báo thường kỳ quý I năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp.
Sáng ngày 07/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản.
Ngày 06/3, UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 nhằm giao lưu, giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng của huyện Quảng Điền, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng của Thừa Thiên Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch số 106/KH-UBND về việc tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024.
Nhằm hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), sáng 03/3 tại bãi biển Hải Dương, xã Hải Dương, thành phố Huế, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024.
Để đạt được mục tiêu sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại phiên họp UBND thường kỳ tháng 02/2024 vào chiều ngày 29/2. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.
Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn – TP Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.
Sáng ngày 26/2, tại Trung tâm văn hóa – điện ảnh tỉnh, UBND thành phố Huế tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024.
Tối ngày 24/2 ( Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Ngày hội Thơ Huế với chủ đề " Hương sắc mùa xuân".
Tối 23/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Thơ Nguyên Tiêu xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước".
Sáng 23/2 (nhằm ngày 14 Tháng Giêng năm Giáp Thìn), đoàn văn nghệ sĩ Huế do nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương dẫn đầu cùng nhiều nhà văn, nhà thơ Huế đã dâng những nén hương tưởng nhớ các thi nhân, thi sĩ đã khuất.
Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đến hết ngày 02/3/2024.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.