Hồi sinh danh tác Việt

08:46 19/01/2021

Mấy năm gần đây, nhiều danh tác Việt đã được phát hành lại, mang đến cho độc giả hiện đại cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn các ấn phẩm có tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Không đơn thuần là “bình mới rượu cũ”, nỗ lực này còn mang tính gợi mở, góp phần định vị, thúc đẩy đa dạng chiều kích văn chương.

Bốn tác phẩm mới trong bộ sách Việt Nam danh tác được xuất bản đầu năm 2021

Trọn vẹn giá trị một thời

Sau hơn 2 năm chững lại, bộ sách “Việt Nam danh tác” của Nhã Nam vừa có thêm 4 tác phẩm mới trong đầu năm 2021, gồm: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Lạnh lùng của Nhất Linh, Gánh hàng hoa của Nhất Linh - Khái Hưng và Sợi tóc của Thạch Lam. Như vậy, bộ sách từ khi ra mắt năm 2014 đến nay đã phát hành 48 tác phẩm của gần 30 nhà văn, nhà thơ Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX. “Liệu rằng các ấn phẩm có xứng đáng là danh tác Việt Nam hay không?” - Từ câu hỏi đó, trong tọa đàm tại Hà Nội ngày 15.1, các diễn giả đã nhận diện sức hấp dẫn của văn chương một thời, và việc làm lại chúng mang đến giá trị gì cho độc giả hiện đại.

“Việt Nam danh tác” dựa trên hai khía cạnh: nổi tiếng và lưu danh. Các tác phẩm ra đời phải có tiếng vang, hoặc đóng góp giá trị mới cho văn học Việt Nam. Bộ sách được thiết kế với format riêng cho cả bìa lẫn ruột. Bìa sách được làm mới dựa trên bìa cũ hoặc tranh minh họa cũ, nhưng mang hơi thở hiện đại để phù hợp với thế hệ độc giả mới. Sách được tuyển chọn và in lại dựa trên ấn bản toàn vẹn nhất, thường là bản gốc hoặc gần với bản gốc nhất. Biên tập viên Đào Lê Tiến Sỹ, người phụ trách biên tập bộ sách lý giải: “Ở đó, có thể lưu lại cái non nớt, ngây ngô trong cách viết mà sau này tác giả còn chau chuốt, chỉnh sửa nhiều, nhưng chính điều đó hàm chứa bối cảnh lịch sử, cho đường dẫn để hiểu về tác phẩm, tác giả”.

Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, một tác phẩm từ khi viết ra, qua nhiều lần tái bản sẽ khó nguyên vẹn, có thể do sai sót in ấn, kiểm duyệt hoặc do tác giả sửa chữa. Những sai lệch về văn bản đôi khi khiến cách hiểu về tác phẩm trở nên khuyết thiếu, thậm chí sai lạc. Nhà phê bình Mai Anh Tuấn dẫn chứng, hồi ký “Những ngày thơ ấu” có nhiều khác biệt giữa bản năm 1940 và các bản sau, mà trích đoạn “Trong lòng mẹ” ở Ngữ văn 8 là trường hợp điển hình. “Thay chữ, chỉnh câu, đổi cách diễn đạt, thêm/bớt đoạn… là dấu vết của cuộc đại phẫu. Hãy khoan bàn đến sự thành bại, hay dở, nhưng nhất thiết phải nhấn mạnh rằng, đã đến lúc cần tìm hiểu văn chương đến nơi đến chốn. Sự trở lại các bản in sách đầu tiên là cách tiếp cận trọn vẹn tinh túy một thời”.

Khẳng định lại vị thế

Nhiều nhà làm sách khác cũng đang lần tìm về tác phẩm nguyên bản. Có thể kể đến tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, dù đã được nhiều đơn vị phát hành nhưng năm 2020, Công ty sách Đông A đã tiếp cận nguyên tác theo bản in của Lê Cường Editeur MCMXXXVIII (1938). Đây là bản Số đỏ đầu tiên được in đầy đủ và cũng là bản sách duy nhất được in khi tác giả còn sống. Việc giới thiệu bản in này được cho là vừa ý nghĩa với giới sưu tầm, vừa cần thiết cho những người nghiên cứu về tác phẩm cũng như phong cách sáng tác của “ông vua phóng sự đất Bắc”.

Tái bản không chỉ nhằm thưởng thức lại tác phẩm văn chương thuần túy mà còn góp phần định vị giá trị tác phẩm, qua đó cho cái nhìn kỹ hơn về bức tranh văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Nhà phê bình Mai Anh Tuấn đặt vấn đề, giả sử không có sự trở lại này thì nhiều tác phẩm luôn bị đánh giá thiếu công bằng, mất đi cơ hội đến với độc giả hiện đại. “Nhiều trong số ‘danh tác’ được phát hành lại thuộc dòng văn học lãng mạn của tầng lớp tiểu tư sản thế kỷ XX. Trong thời gian dài, cái nhìn định kiến phủ ập lên dòng văn học đó, khiến nó không có điều kiện quay trở lại, hòa vào đời sống văn học nói chung”.

Mãi cuối những năm 1980, văn học lãng mạn mới bắt đầu được đưa vào nhà trường. Sự trở lại muộn mằn ấy ít nhiều tạo ra khoảng trống, khi rất nhiều tác phẩm bị rơi vào quên lãng. “Có tác phẩm quả thực đến khi tôi tiếp cận bộ sách ‘Việt Nam danh tác’ mới biết. Chẳng hạn cuốn Hà Nội lầm than của Trọng Lang - một cây bút phóng sự mà sau khi đọc kỹ và đọc rộng về ông, tôi mới thấy ông có vai trò quan trọng như thế nào. Hay nhiều tác phẩm của Tự lực văn đoàn buộc tôi phải đọc kỹ hơn, để có sự công bằng, chính xác hơn trong cảm nhận và đánh giá”, nhà phê bình Mai Anh Tuấn nói.

Vậy văn chương Việt Nam ra đời trong nửa đầu thế kỷ XX đã đọng lại thành giá trị cổ điển chưa? Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nhận định: “Tôi nghĩ là chưa nhưng đang. Chính sự trở lại của các tác phẩm văn chương này đã hỗ trợ kết tinh giá trị cho chính nó. Cuộc hồi sinh này vừa để giới thiệu lại tác phẩm mà một bộ phận công chúng nhất định đã không còn biết đến nó nữa, nhưng đồng thời cũng thúc đẩy đa dạng các chiều kích văn chương, trả lời cho sức sống của tác phẩm hoặc là khẳng định vị trí xứng đáng, hoặc là mai một theo thời gian”.  

 
Theo Hải Đường - ĐBND
 
 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Có thể coi “Dế mèn phiêu lưu ký” là một trong những tác phẩm đặc biệt nhất của văn học Việt Nam, khi tính đến nay đã có rất nhiều ấn bản đặc biệt của bộ sách này ra đời. Mới đây, độc giả yêu mến “dế mèn” lại một lần nữa được thưởng thức cuộc phiêu lưu của chú dế lừng danh qua ấn phẩm mới với những bức tranh minh họa hoàn toàn khác biệt của nữ họa sĩ trẻ Đậu Đũa.

  • Ở vào tuổi 99, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn tỏ ra minh mẫn và tinh anh khi giao lưu cùng bạn đọc nhân dịp tái bản bộ tiểu thuyết lịch sử Loạn 12 sứ quân do NXB Văn hóa - Văn nghệ tổ chức vào sáng ngày 20-9, tại Đường sách TPHCM.

  • Khi nghe tin nhà văn Vũ Tú Nam đã trút hơi thở cuối cùng, lòng tôi dâng lên một nỗi buồn. Nhưng trong nỗi buồn ấy là những ký ức đẹp và ấm áp về ông. Hình ảnh ông hiện lên và ngự trị trên hình ảnh ấy là ánh mắt và nụ cười hiền hậu.

  • "Túc tắc sống/ Ngày nối ngày/ Túc tắc say từng phút giây/ Tới khi nào buông tay bút/ Trời xanh ngút túc tắc bay..." - là những dòng thơ của con trai nhà văn Vũ Tú Nam mới đăng để tiễn biệt cha về cõi vĩnh hằng.

  • Sớm thứ hai ngày 7-9, Trung tướng Triệu Xuân Hòa (Ba Hòa), nguyên Tư lệnh Quân khu 7, gọi cho tôi: “Anh nghe tin buồn chưa, bác Văn Lê đi đêm qua rồi”. Tôi không tin vào tai mình, hỏi lại: “Văn Lê nào, có phải nhà thơ Văn Lê?”. Giọng Ba Hòa buồn rười rượi: “Mới sớm qua, bác ấy còn đi qua ngõ nhà chúng tôi. Bác ấy vẫn cười vui mà?”.

  • “Mở mắt ngày đã trôi” là tập truyện mới của tác giả Hoàng Thanh Hương nằm trong đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam thực hiện năm 2020.

  • Kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2.9, NXB Kim Đồng giới thiệu những cuốn sách về quê hương đất nước, lịch sử cách mạng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhằm góp phần bồi đắp trong thế hệ trẻ lòng yêu nước thương nòi, tinh thần tự hào, hiểu sâu sắc hơn vị trí, uy tín của Việt Nam trong thế giới hiện đại là khởi nguồn từ ngày 2.9.1945.

  • Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950, là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại, với những sáng tác truyện ngắn đặc sắc, mang hơi hướng huyền thoại, cổ tích, hoặc lịch sử. Với Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Đông A và NXB Văn học), bạn đọc sẽ được gặp lại một cuốn sách vừa quen vừa lạ.

  • Được xem là tác phẩm đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của “Ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết Số đỏ đã từng quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam. Mới đây, tác phẩm vừa được trở lại với một diện mạo hoàn toàn mới do Công ty Sách Đông A và NXB Văn học ấn hành.

  • Nhà nghiên cứu Phan Ngọc khi nghiên cứu bản sắc văn hoá của người Việt Nam đã nêu ra bốn yếu tố: Tổ quốc, gia đình, thân phận và diện mạo. Theo tôi trong bốn yếu tố ấy thì quan trọng nhất, khi hai yếu tố kia đã có rồi, là thân phận và diện mạo, vì hai yếu tố này mới xác nhận vị thế một con người trong xã hội.

  • Tôi xúc động rưng rưng khi đọc những trang đầu cuốn sách mới của nhà văn Ngô Thảo với đầu đề “Nghiêng trong bóng chiều” (Nxb. Quân đội nhân dân, 2020), mừng ông tròn tuổi 80. Ông mở đầu: Khi trò chuyện với người già, lớp trẻ sợ nhất là các vị ôn nghèo, kể khổ về thời bao cấp.

  • Trở về với miền Nam để trả món nợ ân tình, đó chính là khát vọng để Nguyễn Thi sáng tạo nên những tác phẩm cố gắng khái quát bức tranh rộng lớn của một thời cả dân tộc lên đường đánh Mĩ.

  • Bao năm qua, những sáng tác về Hà Nội đều đặn ra mắt công chúng. Không phải ngẫu nhiên nhiều tác giả luôn ưu ái dành một góc văn chương của mình để viết về Hà Nội, bởi tình yêu, sự mến thương và cảm giác gắn bó với mảnh đất Thăng Long xưa.

  • Tiểu thuyết “Những ngày cách ly”, tác giả Bùi Quang Thắng, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh dài 160 trang được viết trong 12 ngày, đề tài liên quan đến dịch Covid-19. Đọc xong, điều đầu tiên, cũng đáng nể người viết, người biên tập, đây hẳn là cuộc chạy đua để cuốn sách đến được với bạn đọc trong thời gian nhanh nhất có thể.

  • Bộ sách đồ sộ với độ dày gần 5000 trang tập hợp 30 nhật ký của những người lính trong chiến tranh. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều gọi đây là bộ hồ sơ văn hóa Việt Nam. Còn Trung tướng, Anh hùng LLVTND Đoàn Sinh Hưởng thì coi bộ sách là dấu ấn tâm hồn của các anh hùng liệt sĩ.

  • 5 năm sau khi nữ tác giả Svetlane Alexievich nhận giải Nobel văn học cho những cuốn sách thuộc thể loại phi hư cấu, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, bằng sự nỗ lực lớn đã tiếp tục giới thiệu các tác phẩm của bà. Hai cuốn sách được dịch và giới thiệu mới là “Những nhân chứng cuối cùng” và “Những cậu bé kẽm” do dịch giả Phan Xuân Loan thực hiện.

  • Với mong muốn khơi gợi niềm thích thú và sự tò mò của độc giả nhỏ tuổi đến với sách giáo dục truyền thống, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu câu chuyện về tấm gương anh hùng của chị Võ Thị Sáu và anh Lý Tự Trọng với phần lời kể được lồng ghép cùng những bức tranh tả thực hoành tráng.

  • Trong lòng tôi, nhà văn Phạm Tường Hạnh là người anh giàu tình nghĩa, sống sôi động, bộc trực, thẳng thắn, nhưng với đồng nghiệp thì luôn biết lắng nghe và tôn trọng. Hôm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Phạm Tường Hạnh, xin có đôi dòng...

  • Đến nay, nhà văn Ma Văn Kháng đã cho ra đời hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, chủ yếu lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc.

  • Sáng thứ bảy 11-7, tại  Nhã Nam Books N’ Coffee Sài Gòn (24A, đường D5, P.25, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh), Nhã Nam tổ chức cuộc tọa đàm về cảm thức thẩm mỹ trong văn học Nhật Bản.