Thầy Nguyễn Văn Tám - Giáo viên Vật Lý Trường THCS cùng 2 học sinh Nguyễn Hoàng Phi Long - HS lớp 8/1 và Hồ Văn Anh Kim - HS lớp 9/1... Trường THCS Điền Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nghĩ ra ý tưởng chế tạo mô hình “ Lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời”.
Đây là mô hình thiết thực. Góp phần cải thiện về nguồn nước ngọt cho cư dân và người lính hải đảo.
Trong căn nhà thầy Tám ở xã Điền Hòa, bên cạnh những thiết bị mang đi thi cấp quốc gia, vẫn còn những sáng kiến đạt giải cấp tỉnh của các em học sinh trường THCS Điền Hòa. Trong đó, ấn tượng nhất là thiết bị “biến nước biển thành nước ngọt” của hai em Nguyễn Hoàng Phi Long (lớp 8/1) và Hồ Văn Anh Kim (lớp 9/1).
Đứng bên sáng chế của mình, em Long “thuyết trình” về thiết bị lọc nước biển như một nhà vật lý thực thụ. Long tâm sự: “Em đã ấp ủ ý tưởng này từ lâu vì từ nhỏ đến lớn ở vùng đất Điền Hòa quê em luôn phải đối diện với tình trạng thiếu nước ngọt, người ta quý nước ngọt như lúa gạo. Nước giếng khoan thì cũng bị nhiễm phèn. Khi em nói ý tưởng này ra thì rất vui khi được bạn Anh Kim hưởng ứng và cùng chung một ý nghĩ như em nên hai đứa bắt tay vào làm.”
Ở vùng đất chua mặn nằm bên phá Tam Giang, có lẽ hình ảnh đôi quang gánh của mẹ gánh nước ngọt cứ đi về trong ký ức của mỗi em. Để không còn cảnh chắt chiu từng thau nước trên những trảng cát rát bỏng chân người, những học sinh nhỏ tuổi đã vận dụng kiến thức được học để suy nghĩ, sáng tạo.
Dưới sự chỉ dẫn tận tình của thầy Tám, hai em Long và Kim bắt tay vào làm thiết bị lọc nước biển với 500 nghìn đồng từ tiền dành dụm của những bữa sáng.
Nói về sáng kiến của mình, Long cho biết: Thiết bị của em gồm một gương cầu có bề mặt lõm, phản xạ được phần lớn ánh sáng chiếu tới và gắn cố định trên giá đỡ. Một bình dẫn chất lỏng dẫn nhiệt tốt.
Trên thành bình có ống dẫn 1(nước biển), ống dẫn 2 (nước ngọt sau khi lọc), ống dẫn 3 (phần nước mặn còn lại cho ra ngoài xử lý). Bình đựng đặt trước gương ở một vị trí thích hợp, sao cho khi ánh sáng mặt trời phản xạ, bình đựng có thể hấp thụ đủ năng lương nhiệt làm nóng nước. Gương cầu lõm và hệ thống được gắn cố định trên giá đỡ. Thời gian lắp đặt sản phẩm trong vòng một tuần.
Sản phẩm có điểm mới là sử dụng gương cầu lõm để tập trung năng lượng nhiệt từ mặt trời, đun nóng nước làm bay hơi và ngưng tụ. Thành phần nước sau khi lọc ta có thể dùng hệ thống làm sạch nước để tiêu thụ.
Thầy Nguyễn Văn Tám - Người trực tiếp trợ giúp, hướng dẫn cho những sáng kiến của các em - đánh giá: “Thiết bị lọc nước biển có thể vận dụng một cách tích cực vào thực tế đời sống phục vụ sinh hoạt của con người sống ven biển, đầm phá, hải đảo, ngư dân đánh cá xa bờ, lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển khi thiếu nước ngọt.”
Theo những nghiên cứu và tính toán của thầy Tám ở các nơi như vùng biển Trường Sa của Việt Nam, có 9 tháng nắng, lượng nước mưa dự trữ được không thể đủ dùng cho thời gian dài.
Vì thế, các thiết bị này có thể tận dụng năng lượng mặt trời ở những vùng có đặc tính nắng nóng kéo dài, “sản xuất” nước ngọt giúp người dân, cán bộ chiến sỹ trên đảo cũng như ngư dân đánh bắt dài ngày.
Với tính thiết thực của đề tài “Thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời" đã đạt giải 3 trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật dành cho thanh - thiếu niên và nhi đồng Thừa Thiên Huế lần thứ VII – năm 2014.
Đây là mô hình được ban tổ chức đánh giá cao về tính ứng dụng và là một trong những mô hình được ban tổ chức chọn để dự thi trong cuộc thi toàn quốc sắp tới.
Giúp người nông dân diệt...chuột
Ngày trước người nông dân chỉ:“ Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm". Thì ngày nay, họ còn trông mong làm sao không có chuột cắn phá hoại mùa màng .
Năm 2013, chứng kiến cảnh mất trắng hàng trăm hecta lúa vụ mùa ở miền quê Điền Hòa do chuột phá hoại mùa màng khiến thầy Tám và 2 em học sinh Nguyễn Thị Bích Kim - Nguyễn Thị Bích Ngọc - HS lớp 7/2 trường THCS Điền Hòa nảy sinh ý tưởng làm thiết bị bẫy chuột thông minh giúp nông dân bảo vệ mùa màng.
Để làm được mô hình này, hai chị em Nguyễn Thị Bích Kim - Nguyễn Thị Bích Ngọc mất gần 3 tháng từ suy nghĩ đến sáng chế. Nhìn bên ngoài, thiết bị bẫy chuột thông minh, có dạng hình hộp chữ nhật, bằng cách ghép nhiều tấm mica có độ bền cơ học cao.
Ngoài ra, còn có cửa chuột vào, chỗ để thả mồi, cửa xử lý chuột, đòn bẩy có trục là điểm tựa, tấm chắn bảo vệ làm bằng kim loại có mấu nhọn. Bên cạnh đó, để chuột vào được mà ra không được, chúng em sử dụng nguyên lý của đòn bẩy.
Em Nguyễn Thị Bích Kim kể: "Nếu gọi O là điểm tựa, O1 là vị trí mà chuột bắt đầu đi, O2 là vị trí chuột tác dụng. Khi chuột đi qua vị trí O2 thì đòn bẩy trở về trạng thái ban đầu (vì khoảng cách OO1>OO2), nên lúc này chuột bị nhốt vào trong không ra được, và cứ tiếp tục như vậy bởi quá trình này vẫn lặp lại cho những con chuột khác. Đến lúc chuột được nhốt đầy, ta lại đem xử lý".
Với thiết bị bẫy chuột thông minh này khả năng áp dụng của sản phẩm ở ruộng đồng, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, khu vực có rác thải, sinh hoạt gia đình, nhất là ở vùng quê nông thôn, rất hữu ích với bà con nông dân.
Sản phẩm đã được ứng dụng vào thực tế của cuộc sống hàng ngày trong thời gian gần đây tại nhà các em học sinh, đem lại hiệu quả khá cao.
Có thể nói rằng, từ thực tiễn cuộc sống khó nhọc của bà con nông dân, ngư dân, những học sinh " trường làng" dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo trẻ đã sáng tạo ra những mô hình thiết thực, lý thú.
Điều quan trọng nhất quan trọng nhất khi nghĩ ra ý tưởng thiết kế những sản phẩm này đã giúp các em nắm bắt được những hứng thú say mê trong sáng tạo, học tập một cách bổ ích.
Theo GD&TĐ
Để xây dựng đơn vị điển hình về dạy và học Ngoại ngữ, theo thầy Mai Anh Ngọc - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế), cần quan tâm thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo viên.
Đây là một trong những hoạt động hướng đến chào mừng 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2016),
Theo đó, thí sinh sẽ tham dự 2 vòng thi sơ tuyển và vòng chung kết. Vòng sơ tuyển dự kiến bắt đầu từ ngày 19/3 và vòng chung kết được tổ chức vào ngày 10/4/2016.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh vừa có Công văn số 417 /SGDĐT-GDTrH ngày 8 tháng 3 năm 2016 về việc tăng cường thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh, học viên.
Tổ chức Rotary lnternational (District 5360) và tổ chức No Ordinary Journey Foundation (NOJF) ( đều của Canada) đã mời Đoàn chuyên gia kỹ thuật Phục hồi chức năng (PHCN) Quốc tế từ Canada, Hungary... đến Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế để tập huấn chương trình hướng dẫn cách chăm sóc và PHCN toàn diện cho trẻ em bại não.
Chào mừng kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn TNCSHCM; đồng thời nhằm tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền ý thức chấp hành luật giao thông trong học sinh sinh viên; Ngày 6/3, Hội sinh viên Đại học Huế phối hợp với Ban An toàn Giao thông (ATGT) tỉnh tổ chức chương trình Ngày hội Văn hóa giao thông trong sinh viên năm 2016.
Sáng ngày 3/3, Trường Đại học Khoa học (ĐHKH) Huế đã tổ chức khai mạc Khoá tập huấn “Xây dựng đề cương theo Chuẩn đầu ra, hướng dẫn thực hành và hợp tác nghiên cứu khoa học trong đào tạo Công tác xã hội”. Khóa tập huấn gồm các học viên là thầy cô giáo đến từ các trường đại học, cao đẳng khu vực miền Trung.
TTYT huyện Phú Vang vừa tổ chức buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà đang điều trị tại bệnh viện.
Sáng ngày 02/3, tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, Sở Y tế phối hợp với UBND thị xã Hương Thủy tổ chức Lễ phát động chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2016.
Đó là thông tin được báo cáo trong buổi Toạ đàm nhân kỷ niệm 61 Ngày Thầy thuốc Việt Nam do Sở y tế tỉnh vừa tổ chức.
Sáng 25/02/2016, BHXH tỉnh đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ giám định BHYT cho các giám định viên, các viên chức làm công tác giám định BHYT, công nghệ thông tin và kế toán của đơn vị, viên chức quản lý các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh và lãnh đạo BHXH cấp huyện.
Ngày 24/02/2016, ông Hayashida Takayuki – Cố vấn trưởng Dự án JICA-IUH (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - Dự án phát triển nguồn nhân lực ngành Công nghiệp nặng - công nghiệp hóa chất tại trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM) đã có chuyến thăm và làm việc về dự án triển khai thí điểm mô hình KOSEN với trường Cao đẳng Công nghiệp Huế.
Sáng 25/2, Trung tâm Đào tạo giảng viên POHE-Trường ĐH Nông Lâm – Đại học Huế đã tổ chức khai giảng lớp tập huấn đào tạo giảng viên theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng.
Sáng ngày 23/02/2016, tại Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, đoàn tổ chức CBM đã có chuyến thăm và làm việc với Sở Y tế Thừa Thiên Huế.
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Mahasarakham, Thái Lan sẽ phối hợp với trường Đại học Sư phạm Huế, Việt Nam tổ chức Liên hoan Kể chuyện Quốc tế lần thứ 4 năm 2016 (The 4th International Storytelling Festival 2016, ISF2016 - HUCE). Liên hoan này là một phần trong chương trình Liên hoan tổng thể với các phần đầu được tổ chức tại Thái Lan và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại học Huế dự kiến tuyển 12780 chỉ tiêu đại học, cao đẳng hệ chính quy vào các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc Đại học Huế trong kỳ thi tuyển sinh năm 2016.
Tại Đại học Huế, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế và PGS. Prachoom Pongpan, Hiệu trưởng Trường Đại học Hoàng Gia Ubon Ratchathani vừa tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai đại học.
Chiều 17/2, trường Đại học Nông Lâm Huế đã có buổi làm việc với GS. Hermann Waibel - Giám đốc Phòng Đối ngoại- Khoa Quản lý kinh tế và GS. Ulrike Grote – Giảng viên của trường Đại học Hannover, CHLB Đức.
ĐH Huế vừa công bố phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2016 và chỉ tiêu dự kiến theo ngành của tất cả trường thành viên.
Văn phòng Sở Y tế vừa tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức Văn phòng Sở y tế năm 2016. Qua đó đã đánh giá kết quả hoạt động của văn phòng năm 2015 và đề ra phương hướng phấn đấu năm 2016.