Để xây dựng đơn vị điển hình về dạy và học Ngoại ngữ, theo thầy Mai Anh Ngọc - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế), cần quan tâm thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo viên.
Nâng chất cho đội ngũ giáo viên
Nếu không có đội ngũ tốt thì không thể làm được gì cho dù có đầu tư trang thiết bị hiện đại, tân tiến bao nhiêu đi nữa. Để có đội ngũ giáo viên Ngoại ngữ tốt, cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên.
Theo thầy Ngọc, cách làm của Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế là: Phối hợp với Hội đồng Anh tổ chức khảo sát đánh giá phân loại năng lực ngôn ngữ cho toàn thể giáo viên tiếng Anh.
"Kết quả: Chỉ có 15% đạt chuẩn, 81% không đạt chuẩn và 4% không nằm trong khung đánh giá. Điều đó giúp chúng tôi đánh giá đúng "căn bệnh" để "kê đơn, bốc thuốc" phù hợp" - Thầy Ngọc cho biết.
Cũng theo thầy Ngọc, Sở còn phối hợp với nhiều đối tác có uy tín như: Cambridge ESOL, Đại học Ngoại ngữ Huế, Hội đồng Anh, Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản, Viện Pháp ngữ tại Huế để tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên.
Việc bồi dưỡng đồng thời diễn ra ở nhiều đối tác khác nhau nhằm đẩy nhanh quá trình chuẩn hóa giáo viên, phát huy được thế mạnh của mỗi đơn vị bồi đắp cho những điểm yếu của giáo viên. Chương trình đào tạo ưu tiên chú trọng đến kĩ năng giao tiếp với người bản xứ.
"Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng nhiều phương án bồi dưỡng giáo viên khác nhau như: bồi dưỡng trực tiếp tại các lớp và bồi dưỡng online (kết hợp Cambridge), đặc biệt chỉ đạo tăng cường tự học, tự bồi dưỡng" - Thầy Ngọc cho biết.
Song theo thầy Ngọc, quan trọng là khâu tổ chức bồi dưỡng và sắp xếp thời gian hợp lí. "Kinh nghiệm của chúng tôi là: Rà soát, phân loại theo trình độ, địa bàn cư trú, hoàn cảnh đặc biệt cá nhân, tính toán cẩn thận để rãi đều chương trình học trong thời gian dài trong suốt năm. Giáo viên thường được học vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, tập trung nhiều hơn vào thời gian hè".
Ngoài những giải pháp nêu trên, Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế còn sử dụng các chuyên gia tình nguyện Australia (đã từng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Huế và Cao đẳng Sư phạm Huế) và 2 chuyên viên Việt Nam.
Một mặt họ tư vấn công tác bồi dưỡng, mặt khác trực tiếp đứng lớp bồi dưỡng các chuyên đề về phương pháp dạy học theo hướng hiện đại cho nhiều đối tượng giáo viên khác nhau, đặc biệt là những giáo viên cốt cán của các địa phương.
"Kích cầu" động cơ tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
Thầy Ngọc cho biết, để đạt được mục đích này, Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế đã tích cực đẩy mạnh đổi mới kiểm tra đánh giá ở các cấp bậc học.
Đổi mới thi, kiểm tra đánh giá đủ 4 kĩ năng để "kích cầu" động cơ tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Tiếng Anh. Coi đây là giải pháp chính và bền vững của công tác bồi dưỡng đào tạo.
"Chúng tôi đẩy mạnh chất lượng học sinh để buộc giáo viên phải tự học, tự đào tạo. Theo đó, việc kiểm tra đánh giá hướng tới phát triển 4 kĩ năng ngôn ngữ. Trường chủ động việc đánh giá quá trình. Sở ra đề và tự chịu hoàn toàn trách nhiệm trong đánh giá kết quả.
Chúng tôi mạnh dạn thi đủ 4 kĩ năng hạn chế kiến thức ngữ pháp hàn lâm trong các cuộc thi do sở tổ chức như: thi học kì, thi tuyển sinh vào cấp 3, thi hùng biện tiếng Anh hằng năm" - Thầy Ngọc cho hay.
Thầy Mai Anh Ngọc
"Khi chúng tôi làm đề thi học kì và học sinh giỏi, bao giờ cũng tính đến tính vùng miền; học sinh yếu cũng làm được bài ở mức độ nhất định, học sinh giỏi vùng khó khăn thì đạt các giải khuyến khích để nuôi niềm hy vọng ở các em, thầy cô giáo và nhà trường, tránh trường hợp ra đề quá khó hoặc quá dễ không phân loại được học sinh.
Mỗi năm chúng tôi tăng độ khó lên, tuy nhiên phải có lộ trình rõ ràng nên việc ổn định chuyên viên của các đơn vị. Theo đó, chúng tôi điều hẳn giáo viên về Sở và phòng hạn chế biệt phái".
Theo Minh Phong ( giaoducthoidai.vn)
Chiều 13/11, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.
Sáng 20/3, tại Trường THPT chuyên Quốc Học, UBND tỉnh tổ chức Tuyên dương Khen thưởng giáo viên các Tổ bồi dưỡng và Học sinh đạt giải trong Kỳ thi chọn học giỏi Quốc gia THPT năm học 2022-2023.
Sáng ngày 10/11, tại thành phố Huế, Bộ Y tế, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng khởi động triển khai chương trình tư vấn khám, chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” tại 05 tỉnh bao gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Cà Mau.
Chiều ngày 07/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị Biểu dương, tuyên dương giáo viên, sinh viên, học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm học 2021-2022.
Ngày 12/10, tổ chức xếp hạng Times Higher Education công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới 2023. Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục Đại học nằm trong bảng xếp hạng này.
Ngày 28/9, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 2503/SGD&ĐT-VP ngày 28/9/2022 về việc cho học sinh đi học trở lại từ ngày 29/9/2022.
Sáng ngày 07/7, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 tại Trường THPT Đặng Huy Trứ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; cùng đi có Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 21/3, tại Đại học Huế đã diễn ra lễ khánh đưa vào sử dụng Không gian ngôn ngữ và văn hóa Đức tại Huế-German room in Hue.
Ngày 09/01, tại Trung tâm điều hành UBND tỉnh đã diễn ra chương trình phát động Cuộc thi lập trình dành cho học sinh trung học phổ thông và sản phẩm sáng tạo công nghệ thông tin dành cho sinh viên cao đẳng, đại học (Hue-ICT Challenge).
Chiều ngày 14/12, tại trụ sở UBND tỉnh đã diễn ra Lễ Tổng kết, trao giải quốc gia, quốc tế Cuộc thi Viết thư UPU Quốc tế lần thứ 50 năm 2021 và Lễ phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 năm 2022.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ngày 07/12, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất cho tất cả các Trường THPT trên địa bàn được tổ chức dạy học trực tiếp bình thường từ ngày 13/12/2021.
Ngày 21/8, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
Ngày 28/6, UBND tỉnh có Quyết định phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 25/6/2021, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế vừa có buổi gặp mặt Lãnh đạo và phóng viên của các cơ quan báo chí của Tỉnh và của Trung ương trên địa bàn tỉnh để thông tin về tình hình phát triển GD&ĐT Thừa Thiên Huế năm học 2020-2021 và định hướng chỉ đạo kế hoạch năm học 2021-2022.
Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có Công văn số 2652/SGD&ĐT-VP ngày 11/11/2020 về việc triển khai ứng phó với diễn biến mưa lũ.
Ngày 14/10, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn về việc triển khai khắc phục lũ lụt và tổ chức kế hoạch dạy học sau lũ.
Sở Y tế vừa tổ chức buổi gặp mặt đoàn y bác sỹ của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ phòng chống dịch covid 19 tại Đà Nẵng trở về địa phương. Tham dự có Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Ngày 29/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế năm 2020.
Ngày 23/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa quyết định cho học sinh đi học lại vào ngày 27/4.
Sáng 02/3, học sinh THPT trên địa bàn tỉnh trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ để phòng chống dịch COVID-19, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch cũng như tình hình học sinh đi học trở lại tại các trường học.