Các phòng giáo dục cấp huyện, thành phố của tỉnh Thừa Thiên - Huế đang loay hoay xử lý tình trạng thừa giáo viên (GV).
Trường THCS Phú Mỹ (huyện Phú Vang) là một trong những trường bị thừa nhiều GV do sắp xếp lại lớp - Ảnh: Ngọc Hiển
Còn GV thì hoang mang không biết thuộc diện ở lại trường hay phải điều chuyển đi nơi khác.
Sự việc xuất phát từ quy định mức học sinh (HS) tối thiểu mỗi lớp do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành vào tháng 7-2014.
Tại TP Huế, tỉnh quy định cấp tiểu học tối thiểu 33 học sinh/lớp, THCS và THPT 42 HS/lớp. Hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông, cấp tiểu học tối thiểu 24 HS/lớp, THCS và THPT 31 HS/lớp.
Các thị xã, cấp tiểu học tối thiểu 31 HS/lớp, THCS và THPT 40 HS/lớp. Các huyện đồng bằng, cấp tiểu học tối thiểu 28 HS/lớp; THCS và THPT 36 HS/lớp. Sau khi sắp xếp lại theo quy định trên, phần lớn các trường đều giảm số lớp, dẫn đến dư thừa nhiều GV, nhất là cấp THCS.
Loay hoay xử lý
Không tuyển thêm giáo viên Theo ông Cái Vĩnh Tuấn (giám đốc Sở Nội vụ Thừa Thiên - Huế), sau khi sắp xếp lớp theo quy định mới, toàn tỉnh còn thừa 368 GV, gồm 24 tiểu học, 266 THCS và 78 THPT. Do đó trong những năm tiếp theo, GV ở bậc nào thừa thì sẽ tạm dừng tuyển dụng, và con số GV thừa này sẽ bù đắp vào số GV về hưu. Chỉ đến khi cấp học nào thiếu GV mới tuyển mới. Như vậy, chỉ trừ cấp mầm non (đang thiếu 261 GV), các cấp tiểu học, THPT và đặc biệt là THCS của tỉnh, trong một vài năm tới sẽ không tuyển GV. |
Áp dụng quy định này, Phú Vang là huyện có GV bị dư thừa nhiều nhất tỉnh.
Tháng 5-2014, Trường THCS Phú Mỹ (Phú Vang) lập kế hoạch chia 723 HS thành 25 lớp. Đội ngũ 56 cán bộ, GV được xem là vừa đủ. Nhưng khi chia mỗi lớp 36 HS theo quy định mới, trường giảm năm lớp, chỉ còn 20 lớp nên thừa 10 GV.
Đầu tháng 10-2014, Phòng GD-ĐT Phú Vang đã chuyển hai GV tiếng Anh sang hai trường tiểu học Phú An và Phú Thượng nhưng vẫn còn thừa tám người.
“Ai cũng lo ngại. Tui là hiệu trưởng đây cũng lo huống chi là giáo viên. Nhất là đội ngũ ấy không biết sẽ đi đâu về đâu?” - ông Nguyễn Ngọc Huế, hiệu trưởng nhà trường, nói.
Ông Nguyễn Đông, hiệu trưởng Trường THCS Phú Đa (Phú Vang), cho hay “quá bất ngờ khi nhận công văn của tỉnh”.
Với 790 HS, từ kế hoạch ban đầu 28 lớp, trường giảm còn 23 lớp và thừa đến chín GV. Đầu tháng 10, Phòng GD-ĐT Phú Vang chuyển hai GV đi nơi khác, nay còn lại bảy GV thừa đang tiếp tục chờ kế hoạch điều chuyển hoặc bố trí làm công việc khác.
“Chừ không biết đi ở thế nào nên rất hoang mang. Mấy lần họp hội đồng trường có đưa ra, chẳng ai nói chi nhưng nhìn chung cũng tâm tư. Họ cũng ngại, từ một trường THCS xuống trường tiểu học thì chuyên môn khác, đối tượng khác, khó lắm!” - ông Đông chia sẻ.
Với 11.239 HS cấp THCS, toàn huyện Phú Vang có 368 lớp, nhưng sau khi sắp xếp theo mức 36 HS/lớp, số lớp giảm còn 309. Do đó số GV THCS thừa đến 98 người.
Ông Lê Đình Phong, trưởng Phòng GD-ĐT Phú Vang, cho biết UBND huyện chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm số GV thừa, cho nên đầu tháng 10 phòng đã điều chuyển 21 GV sang dạy tiểu học.
Từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục biệt phái 20 người về công tác tại 20 trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện, 17 người khác chờ thế chân 17 giáo viên sẽ về hưu vào cuối năm nay.
Số còn lại sẽ dạy vài tiết mỗi tuần và làm công tác kiêm nhiệm (nhân viên thiết bị trường học, tổng phụ trách, thư viện), hoặc đi dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
Chưa hết, việc giảm lớp khiến ba trường THCS hạng 1 (từ 28 lớp trở lên) của huyện Phú Vang tụt xuống thành hạng 2, nên ba trường đang thừa ba hiệu phó.
Theo ông Lê Đình Phong, ít nhất trong vòng ba năm tới huyện Phú Vang không tuyển thêm GV cấp THCS. Tương tự là TP Huế và huyện Phong Điền, với tình trạng GV thừa như hiện nay phải tạm dừng tuyển mới trong 1-2 năm tới..
Ảnh hưởng chất lượng dạy học
Việc ban hành quy định mức HS tối thiểu/lớp nói trên đang gây dư luận ở Thừa Thiên - Huế. Một số ý kiến cho rằng quy định mức HS tối thiểu là cần thiết, bởi trong nhiều năm liền nhiều địa phương cứ tuyển GV ào ào, con em ra trường là tuyển vào ngành cùng với tình trạng “gửi gắm, chạy chọt”.
Một vị lãnh đạo ở huyện Phú Vang cho rằng cần quy định như vậy để các hiệu trưởng khỏi tăng số lớp bằng cách giảm sĩ số từng lớp để được nâng hạng trường, được hưởng phụ cấp và một số quyền lợi khác...
Tuy nhiên, phần lớn ý kiến đều cho rằng quy định nói trên là không đúng, vì ngành giáo dục hiện chỉ quy định mức tối đa không quá 45 HS/lớp chứ không hề quy định mức tối thiểu.
Ông Cái Vĩnh Tuấn, giám đốc Sở Nội vụ Thừa Thiên - Huế, cho biết khó xử với “mức tối thiểu” của quy định nói trên, nhưng vì UBND tỉnh đã ban hành nên phải chấp hành.
Ông cho biết văn bản nói trên do Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế tham mưu cho UBND tỉnh ban hành. Nếu Sở GD-ĐT bàn bạc trước với Sở Nội vụ thì ông sẽ đề xuất việc sắp xếp từ từ, có lộ trình, tránh gây hoang mang, xáo trộn trong GV.
PGS.TS Nguyễn Thám, hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế, cho rằng ở nhiều nước trên thế giới, các cấp học kể cả đại học chỉ từ 25-30 người/lớp.
PGS Thám nói: “Trước đây đào tạo chủ yếu cung cấp kiến thức, bây giờ phải phát triển năng lực của học sinh. Muốn thực hiện được điều đó thì sĩ số phải ít đi. Tất nhiên, nếu quá ít thì không đủ ngân sách để chi trả, nhưng làm sao thầy cô phải nắm được từng học trò một.
Việc quy định mức HS là chú trọng chất lượng giáo dục, nhưng phải kết hợp với công tác đào tạo của các trường sư phạm”.
Càng ít học sinh, càng tốt Ông Phan Nam, trưởng Phòng GD-ĐT TP Huế, cho rằng mức “sàn” vừa quy định là “hơi bị động”, nhất là đối với cấp tiểu học đang được đổi mới bằng cách đánh giá từng HS thay vì cho điểm như trước đây. Ông Nam nói: “Tỉnh ban hành văn bản thì phải thực hiện thôi. Lớp đông HS chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng. Định hướng bây giờ là quan tâm đến từng HS chứ không phải quan tâm chung chung. Nếu quan tâm từng em thì số lượng HS càng ít càng tốt, tất nhiên đừng quá ít”. |
Theo TTO
(SHO) - Vừa qua, tại Trường Đại học Bách khoa- Đại học Đà Nẵng đã diến ra cuộc thi “Thiết kế với TI MCU 2013” vòng loại khu vực miền Trung với sự tham gia của 19 đội đến từ 3 trường Đại học miền Trung .
(SHO) - Vào ngày 9/10/2013, nhân dịp kỷ niệm ngày Bưu chính Thế giới, tại trường THCS Trưng Vương - Hà Nội sẽ diễn ra lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 năm 2014 của Việt Nam.
Sáng 3.10, trường ĐH Khoa học- ĐH Huế tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2013- 2014. Đến dự có ông Ngô Hòa- Phó Chủ tịch Thường trực UBDN tỉnh, ông Phan Công Tuyên- Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
(SHO) - Vừa qua, huyện Nam Đông đã diễn ra "Ngày hội bóng đá vui" cho học sinh các trường Tiểu học và THCS.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo Đề án thành lập Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật.
(SHO) - Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động chỉ đạo việc đổi mới từng bước vững chắc hoạt động của ngành, lấy đổi mới quản lý làm khâu đột phá .
(SHO) - Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương tổ chức triển khai, phổ biến và thực hiện quy định đến tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn; Tổ chức thanh tra, kiểm tra một số địa phương để kịp thời xử lý, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.
(SHO) - Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo "Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục", với đề xuất hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
(SHO) - Vừa qua, 14 học sinh khóa đầu tiên của trường Trường Trung cấp TDTT Huế (niên khóa 2011-2013) vừa tốt nghiệp và nhận bằng Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
(SHO) - Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, hiện khoảng 90% sinh viên cao đẳng nghề, 75-80% học sinh trung cấp nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Học trường nghề dễ tìm được việc làm, tuy nhiên xã hội chưa mặn mà.
(SHO) - Vừa qua, Trung tâm Khảo thí tiếng Anh Cambridge VN503 - Hệ thống đào tạo Anh ngữ Quốc tế EUC đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác đưa chuẩn Cambridge vào các trường học tại Huế.
(SHO). Vào ngày 20/9 tới, Sở Giáo dục & Đào tạo TT-Huế sẽ tổ chức Hội thi bơi dành cho học sinh các trường tham gia Dự án “Biết bơi để giảm nhẹ rủi ro thiên tai”.
(SHO). Trong lúc nền văn hóa đọc đang xuống cấp với tốc độ phi mã, thì bên bờ đầm phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế lại đang diễn ra một câu chuyện lạ: cuộc thi đua “Ai đọc sách nhiều hơn?”
(SHO) - Vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp phòng giáo duc đào tạo huyện tỗ chức buổi trao tặng 50 suất quà và xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi trên địa bàn huyện Quảng Điền.
(SHO) - NXB Văn hóa Thông tin vừa ấn hành bộ sách “Quốc Học Huế xưa & nay” bao gồm 2 tập do cựu học sinh Quốc học thực hiện.
(SHO) - Thị xã Hương Thủy đang dự kiến chi khoảng 440 triệu đồng cho việc đào tạo học sinh giỏi năm học 2013 – 2014. Trong đó ngân sách nhà nước 370 triệu đồng, còn lại là đóng góp của phụ huynh học sinh.
(SHO) - Vừa qua, Ngân hàng HSBC tài trợ cho chương trình hỗ trợ giáo dục tại Huế với tổng kinh phí 15.807.00USD (tương đương 331.947.000 VNĐ).
(SHO). Lễ tuyên dương các thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 và khen thưởng khuyến khích tài năng sinh viên Đại học Huế năm học 2012-2013 đã đươc Đại học Huế tổ chức chiều 6/9.
(SHO) - Học sinh người dân tộc thiểu số ở Nam Đông. A Lưới sẽ bắt đầu học tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số PaCô - TàÔi và CơTu từ 2014 theo quyết định của UBND tỉnh.
(SHO). Trường Đại học Nghệ thuật vừa được Đại học Huế nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng công trình Nhà Điêu khắc và Sư phạm mỹ thuật.