Các phòng giáo dục cấp huyện, thành phố của tỉnh Thừa Thiên - Huế đang loay hoay xử lý tình trạng thừa giáo viên (GV).
Trường THCS Phú Mỹ (huyện Phú Vang) là một trong những trường bị thừa nhiều GV do sắp xếp lại lớp - Ảnh: Ngọc Hiển
Còn GV thì hoang mang không biết thuộc diện ở lại trường hay phải điều chuyển đi nơi khác.
Sự việc xuất phát từ quy định mức học sinh (HS) tối thiểu mỗi lớp do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành vào tháng 7-2014.
Tại TP Huế, tỉnh quy định cấp tiểu học tối thiểu 33 học sinh/lớp, THCS và THPT 42 HS/lớp. Hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông, cấp tiểu học tối thiểu 24 HS/lớp, THCS và THPT 31 HS/lớp.
Các thị xã, cấp tiểu học tối thiểu 31 HS/lớp, THCS và THPT 40 HS/lớp. Các huyện đồng bằng, cấp tiểu học tối thiểu 28 HS/lớp; THCS và THPT 36 HS/lớp. Sau khi sắp xếp lại theo quy định trên, phần lớn các trường đều giảm số lớp, dẫn đến dư thừa nhiều GV, nhất là cấp THCS.
Loay hoay xử lý
Không tuyển thêm giáo viên Theo ông Cái Vĩnh Tuấn (giám đốc Sở Nội vụ Thừa Thiên - Huế), sau khi sắp xếp lớp theo quy định mới, toàn tỉnh còn thừa 368 GV, gồm 24 tiểu học, 266 THCS và 78 THPT. Do đó trong những năm tiếp theo, GV ở bậc nào thừa thì sẽ tạm dừng tuyển dụng, và con số GV thừa này sẽ bù đắp vào số GV về hưu. Chỉ đến khi cấp học nào thiếu GV mới tuyển mới. Như vậy, chỉ trừ cấp mầm non (đang thiếu 261 GV), các cấp tiểu học, THPT và đặc biệt là THCS của tỉnh, trong một vài năm tới sẽ không tuyển GV. |
Áp dụng quy định này, Phú Vang là huyện có GV bị dư thừa nhiều nhất tỉnh.
Tháng 5-2014, Trường THCS Phú Mỹ (Phú Vang) lập kế hoạch chia 723 HS thành 25 lớp. Đội ngũ 56 cán bộ, GV được xem là vừa đủ. Nhưng khi chia mỗi lớp 36 HS theo quy định mới, trường giảm năm lớp, chỉ còn 20 lớp nên thừa 10 GV.
Đầu tháng 10-2014, Phòng GD-ĐT Phú Vang đã chuyển hai GV tiếng Anh sang hai trường tiểu học Phú An và Phú Thượng nhưng vẫn còn thừa tám người.
“Ai cũng lo ngại. Tui là hiệu trưởng đây cũng lo huống chi là giáo viên. Nhất là đội ngũ ấy không biết sẽ đi đâu về đâu?” - ông Nguyễn Ngọc Huế, hiệu trưởng nhà trường, nói.
Ông Nguyễn Đông, hiệu trưởng Trường THCS Phú Đa (Phú Vang), cho hay “quá bất ngờ khi nhận công văn của tỉnh”.
Với 790 HS, từ kế hoạch ban đầu 28 lớp, trường giảm còn 23 lớp và thừa đến chín GV. Đầu tháng 10, Phòng GD-ĐT Phú Vang chuyển hai GV đi nơi khác, nay còn lại bảy GV thừa đang tiếp tục chờ kế hoạch điều chuyển hoặc bố trí làm công việc khác.
“Chừ không biết đi ở thế nào nên rất hoang mang. Mấy lần họp hội đồng trường có đưa ra, chẳng ai nói chi nhưng nhìn chung cũng tâm tư. Họ cũng ngại, từ một trường THCS xuống trường tiểu học thì chuyên môn khác, đối tượng khác, khó lắm!” - ông Đông chia sẻ.
Với 11.239 HS cấp THCS, toàn huyện Phú Vang có 368 lớp, nhưng sau khi sắp xếp theo mức 36 HS/lớp, số lớp giảm còn 309. Do đó số GV THCS thừa đến 98 người.
Ông Lê Đình Phong, trưởng Phòng GD-ĐT Phú Vang, cho biết UBND huyện chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm số GV thừa, cho nên đầu tháng 10 phòng đã điều chuyển 21 GV sang dạy tiểu học.
Từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục biệt phái 20 người về công tác tại 20 trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện, 17 người khác chờ thế chân 17 giáo viên sẽ về hưu vào cuối năm nay.
Số còn lại sẽ dạy vài tiết mỗi tuần và làm công tác kiêm nhiệm (nhân viên thiết bị trường học, tổng phụ trách, thư viện), hoặc đi dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
Chưa hết, việc giảm lớp khiến ba trường THCS hạng 1 (từ 28 lớp trở lên) của huyện Phú Vang tụt xuống thành hạng 2, nên ba trường đang thừa ba hiệu phó.
Theo ông Lê Đình Phong, ít nhất trong vòng ba năm tới huyện Phú Vang không tuyển thêm GV cấp THCS. Tương tự là TP Huế và huyện Phong Điền, với tình trạng GV thừa như hiện nay phải tạm dừng tuyển mới trong 1-2 năm tới..
Ảnh hưởng chất lượng dạy học
Việc ban hành quy định mức HS tối thiểu/lớp nói trên đang gây dư luận ở Thừa Thiên - Huế. Một số ý kiến cho rằng quy định mức HS tối thiểu là cần thiết, bởi trong nhiều năm liền nhiều địa phương cứ tuyển GV ào ào, con em ra trường là tuyển vào ngành cùng với tình trạng “gửi gắm, chạy chọt”.
Một vị lãnh đạo ở huyện Phú Vang cho rằng cần quy định như vậy để các hiệu trưởng khỏi tăng số lớp bằng cách giảm sĩ số từng lớp để được nâng hạng trường, được hưởng phụ cấp và một số quyền lợi khác...
Tuy nhiên, phần lớn ý kiến đều cho rằng quy định nói trên là không đúng, vì ngành giáo dục hiện chỉ quy định mức tối đa không quá 45 HS/lớp chứ không hề quy định mức tối thiểu.
Ông Cái Vĩnh Tuấn, giám đốc Sở Nội vụ Thừa Thiên - Huế, cho biết khó xử với “mức tối thiểu” của quy định nói trên, nhưng vì UBND tỉnh đã ban hành nên phải chấp hành.
Ông cho biết văn bản nói trên do Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế tham mưu cho UBND tỉnh ban hành. Nếu Sở GD-ĐT bàn bạc trước với Sở Nội vụ thì ông sẽ đề xuất việc sắp xếp từ từ, có lộ trình, tránh gây hoang mang, xáo trộn trong GV.
PGS.TS Nguyễn Thám, hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế, cho rằng ở nhiều nước trên thế giới, các cấp học kể cả đại học chỉ từ 25-30 người/lớp.
PGS Thám nói: “Trước đây đào tạo chủ yếu cung cấp kiến thức, bây giờ phải phát triển năng lực của học sinh. Muốn thực hiện được điều đó thì sĩ số phải ít đi. Tất nhiên, nếu quá ít thì không đủ ngân sách để chi trả, nhưng làm sao thầy cô phải nắm được từng học trò một.
Việc quy định mức HS là chú trọng chất lượng giáo dục, nhưng phải kết hợp với công tác đào tạo của các trường sư phạm”.
Càng ít học sinh, càng tốt Ông Phan Nam, trưởng Phòng GD-ĐT TP Huế, cho rằng mức “sàn” vừa quy định là “hơi bị động”, nhất là đối với cấp tiểu học đang được đổi mới bằng cách đánh giá từng HS thay vì cho điểm như trước đây. Ông Nam nói: “Tỉnh ban hành văn bản thì phải thực hiện thôi. Lớp đông HS chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng. Định hướng bây giờ là quan tâm đến từng HS chứ không phải quan tâm chung chung. Nếu quan tâm từng em thì số lượng HS càng ít càng tốt, tất nhiên đừng quá ít”. |
Theo TTO
Đại học Huế sẽ tổ chức đón tiếp thí sinh trúng tuyển nhập học học vào ngày 25 và 26/8/2014 với hình thức trường nào tiếp đón sinh viên của trường đó.
Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế vừa ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực học thuật với Đại học Tâm lý Chicago (Hoa Kỳ) thông qua Khoa Tâm lý học đường của Đại học Tâm lý Chicago.
Sáng 7/8, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014 và triển khai nhiệm vụ năm học 2014 - 2015.
Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông đã tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “ Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2012-2016”.
UBND huyện A Lướivừa tổ chức Lễ Tuyên dương, khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc đỗ thủ khoa tại kỳ thi đại học năm 2014.
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Chương trình phát triển giáo dục trung học- Bộ GD&ĐT và Văn phòng PISA Việt Nam tổ chức Hội thảo tập huấn vận dụng cách đánh giá PISA vào nhà trường phổ thông.
Tại lễ bế mạc cuộc thi Olympic hóa học quốc tế lần thứ 46 (IChO 2014) tổ chức ngày 28/7 ở Hà Nội, Ban Tổ chức IChO 2014 đã trao 28 huy chương vàng (HCV), 63 huy chương bạc (HCB), 92 huy chương đồng và 10 giải khuyến khích cho các thí sinh.
Chiều tối 27/7, Đại học Huế công bố điểm thi đại học năm 2014. Năm nay, cả 5 thí sinh cùng đạt 28,5 điểm đều là người TT-Huế, cùng thi vào Trường ĐH Y Dược Huế.
Kết thúc kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 với kết quả lí tưởng xấp xỉ 100%, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng “Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp phần nào phản ánh kết quả học tập của học sinh phổ thông. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp này sát chất lượng hơn năm trước”, và “kỳ thi đổi mới là đúng hướng nhưng đáp ứng đúng yêu cầu mong muốn thì chưa”(1).
Thi cử mang tính chất kỹ thuật – là công cụ kiểm định chất lượng giáo dục,mỗi thời mỗi khác, tôi nhớ ở miền Nam trước đây thi cử khá dày đặc, là những rào cảnthử thách các sĩ tử nhưng nếu cố sức chiến đấu vượt qua cầm lấy tấm bằng Tú tài toàn phần trong tay thì vô cùng tự hào sung sướng vì nó là thứ “chứng chỉ ISO” xác nhận chất lượng,hiệu quả đào tạo và đẳng cấp giá trị bản thân người học.
Trong đợt thi này, có nhiều khối thi và môn xã hội nên Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác coi thi.
Ngày 04/7/2014, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3674/UBND-GD quy định số lượng học sinh của 1 lớp học. Quy định này được thực hiện bắt đầu từ năm học 2014 - 2015.
Sáng nay (8/7), trên 80% thí sinh đến làm thủ tục dự thi đợt 2 tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014.
Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định không tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tập trung tại thành phố Huế mà giao cho từng địa phương trực tiếp tổ chức thi cử, đã được dư luận xã hội và phụ huynh đồng tình cao.
Sáng 3/7/2014, thí sinh trên cả nước tập trung làm thủ tục dự thi đợt 1, các khối A, A1, V. Tại Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế, đã có 17073 thí sinh có mặt làm thủ tục dự thi, chiếm 83% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, Tỷ lệ tốt nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 99,08%. Toàn tỉnh có 3.271 học sinh đạt loại khá, giỏi. Trong đó có 446 em đạt loại giỏi (chiếm tỉ lệ 13,63%) và 2.825 em đạt loại khá.
Trường đại học Kinh tế Huế vừa tổ chức lễ phát bằng tốt nghiệp Đại học đợt 1 cho 9 sinh viên khóa 4 Chương trình liên kết đào tạo đồng cấp bằng Pháp - Việt ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế Huế liên kết với Đại học Rennes 1, Cộng hòa Pháp.
Bộ GD&ĐT vừa công bố văn bản hợp nhất quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
Ngày 09/06/2014, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 44/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/01/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tin từ Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đat tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99,08%.