Các phòng giáo dục cấp huyện, thành phố của tỉnh Thừa Thiên - Huế đang loay hoay xử lý tình trạng thừa giáo viên (GV).
Trường THCS Phú Mỹ (huyện Phú Vang) là một trong những trường bị thừa nhiều GV do sắp xếp lại lớp - Ảnh: Ngọc Hiển
Còn GV thì hoang mang không biết thuộc diện ở lại trường hay phải điều chuyển đi nơi khác.
Sự việc xuất phát từ quy định mức học sinh (HS) tối thiểu mỗi lớp do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành vào tháng 7-2014.
Tại TP Huế, tỉnh quy định cấp tiểu học tối thiểu 33 học sinh/lớp, THCS và THPT 42 HS/lớp. Hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông, cấp tiểu học tối thiểu 24 HS/lớp, THCS và THPT 31 HS/lớp.
Các thị xã, cấp tiểu học tối thiểu 31 HS/lớp, THCS và THPT 40 HS/lớp. Các huyện đồng bằng, cấp tiểu học tối thiểu 28 HS/lớp; THCS và THPT 36 HS/lớp. Sau khi sắp xếp lại theo quy định trên, phần lớn các trường đều giảm số lớp, dẫn đến dư thừa nhiều GV, nhất là cấp THCS.
Loay hoay xử lý
Không tuyển thêm giáo viên Theo ông Cái Vĩnh Tuấn (giám đốc Sở Nội vụ Thừa Thiên - Huế), sau khi sắp xếp lớp theo quy định mới, toàn tỉnh còn thừa 368 GV, gồm 24 tiểu học, 266 THCS và 78 THPT. Do đó trong những năm tiếp theo, GV ở bậc nào thừa thì sẽ tạm dừng tuyển dụng, và con số GV thừa này sẽ bù đắp vào số GV về hưu. Chỉ đến khi cấp học nào thiếu GV mới tuyển mới. Như vậy, chỉ trừ cấp mầm non (đang thiếu 261 GV), các cấp tiểu học, THPT và đặc biệt là THCS của tỉnh, trong một vài năm tới sẽ không tuyển GV. |
Áp dụng quy định này, Phú Vang là huyện có GV bị dư thừa nhiều nhất tỉnh.
Tháng 5-2014, Trường THCS Phú Mỹ (Phú Vang) lập kế hoạch chia 723 HS thành 25 lớp. Đội ngũ 56 cán bộ, GV được xem là vừa đủ. Nhưng khi chia mỗi lớp 36 HS theo quy định mới, trường giảm năm lớp, chỉ còn 20 lớp nên thừa 10 GV.
Đầu tháng 10-2014, Phòng GD-ĐT Phú Vang đã chuyển hai GV tiếng Anh sang hai trường tiểu học Phú An và Phú Thượng nhưng vẫn còn thừa tám người.
“Ai cũng lo ngại. Tui là hiệu trưởng đây cũng lo huống chi là giáo viên. Nhất là đội ngũ ấy không biết sẽ đi đâu về đâu?” - ông Nguyễn Ngọc Huế, hiệu trưởng nhà trường, nói.
Ông Nguyễn Đông, hiệu trưởng Trường THCS Phú Đa (Phú Vang), cho hay “quá bất ngờ khi nhận công văn của tỉnh”.
Với 790 HS, từ kế hoạch ban đầu 28 lớp, trường giảm còn 23 lớp và thừa đến chín GV. Đầu tháng 10, Phòng GD-ĐT Phú Vang chuyển hai GV đi nơi khác, nay còn lại bảy GV thừa đang tiếp tục chờ kế hoạch điều chuyển hoặc bố trí làm công việc khác.
“Chừ không biết đi ở thế nào nên rất hoang mang. Mấy lần họp hội đồng trường có đưa ra, chẳng ai nói chi nhưng nhìn chung cũng tâm tư. Họ cũng ngại, từ một trường THCS xuống trường tiểu học thì chuyên môn khác, đối tượng khác, khó lắm!” - ông Đông chia sẻ.
Với 11.239 HS cấp THCS, toàn huyện Phú Vang có 368 lớp, nhưng sau khi sắp xếp theo mức 36 HS/lớp, số lớp giảm còn 309. Do đó số GV THCS thừa đến 98 người.
Ông Lê Đình Phong, trưởng Phòng GD-ĐT Phú Vang, cho biết UBND huyện chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm số GV thừa, cho nên đầu tháng 10 phòng đã điều chuyển 21 GV sang dạy tiểu học.
Từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục biệt phái 20 người về công tác tại 20 trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện, 17 người khác chờ thế chân 17 giáo viên sẽ về hưu vào cuối năm nay.
Số còn lại sẽ dạy vài tiết mỗi tuần và làm công tác kiêm nhiệm (nhân viên thiết bị trường học, tổng phụ trách, thư viện), hoặc đi dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
Chưa hết, việc giảm lớp khiến ba trường THCS hạng 1 (từ 28 lớp trở lên) của huyện Phú Vang tụt xuống thành hạng 2, nên ba trường đang thừa ba hiệu phó.
Theo ông Lê Đình Phong, ít nhất trong vòng ba năm tới huyện Phú Vang không tuyển thêm GV cấp THCS. Tương tự là TP Huế và huyện Phong Điền, với tình trạng GV thừa như hiện nay phải tạm dừng tuyển mới trong 1-2 năm tới..
Ảnh hưởng chất lượng dạy học
Việc ban hành quy định mức HS tối thiểu/lớp nói trên đang gây dư luận ở Thừa Thiên - Huế. Một số ý kiến cho rằng quy định mức HS tối thiểu là cần thiết, bởi trong nhiều năm liền nhiều địa phương cứ tuyển GV ào ào, con em ra trường là tuyển vào ngành cùng với tình trạng “gửi gắm, chạy chọt”.
Một vị lãnh đạo ở huyện Phú Vang cho rằng cần quy định như vậy để các hiệu trưởng khỏi tăng số lớp bằng cách giảm sĩ số từng lớp để được nâng hạng trường, được hưởng phụ cấp và một số quyền lợi khác...
Tuy nhiên, phần lớn ý kiến đều cho rằng quy định nói trên là không đúng, vì ngành giáo dục hiện chỉ quy định mức tối đa không quá 45 HS/lớp chứ không hề quy định mức tối thiểu.
Ông Cái Vĩnh Tuấn, giám đốc Sở Nội vụ Thừa Thiên - Huế, cho biết khó xử với “mức tối thiểu” của quy định nói trên, nhưng vì UBND tỉnh đã ban hành nên phải chấp hành.
Ông cho biết văn bản nói trên do Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế tham mưu cho UBND tỉnh ban hành. Nếu Sở GD-ĐT bàn bạc trước với Sở Nội vụ thì ông sẽ đề xuất việc sắp xếp từ từ, có lộ trình, tránh gây hoang mang, xáo trộn trong GV.
PGS.TS Nguyễn Thám, hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế, cho rằng ở nhiều nước trên thế giới, các cấp học kể cả đại học chỉ từ 25-30 người/lớp.
PGS Thám nói: “Trước đây đào tạo chủ yếu cung cấp kiến thức, bây giờ phải phát triển năng lực của học sinh. Muốn thực hiện được điều đó thì sĩ số phải ít đi. Tất nhiên, nếu quá ít thì không đủ ngân sách để chi trả, nhưng làm sao thầy cô phải nắm được từng học trò một.
Việc quy định mức HS là chú trọng chất lượng giáo dục, nhưng phải kết hợp với công tác đào tạo của các trường sư phạm”.
Càng ít học sinh, càng tốt Ông Phan Nam, trưởng Phòng GD-ĐT TP Huế, cho rằng mức “sàn” vừa quy định là “hơi bị động”, nhất là đối với cấp tiểu học đang được đổi mới bằng cách đánh giá từng HS thay vì cho điểm như trước đây. Ông Nam nói: “Tỉnh ban hành văn bản thì phải thực hiện thôi. Lớp đông HS chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng. Định hướng bây giờ là quan tâm đến từng HS chứ không phải quan tâm chung chung. Nếu quan tâm từng em thì số lượng HS càng ít càng tốt, tất nhiên đừng quá ít”. |
Theo TTO
Nhóm dự án 3 thuộc Chương trình hợp tác giữa hiệp hội các đại học nói tiếng Hà Lan và Đại học Huế (VLIR-IUC HUE) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Một số khía cạnh môi trường chủ yếu ở đầm Cầu Hai, Thừa Thiên Huế”.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Huế và tổ chức hỗ trợ phát triển Ireland, sáng 03/8/2016, Trường Đại học Kinh tế Huế đã tổ chức đón tiếp và làm việc với đoàn công tác Đại sứ quán Ireland.
Đoàn kiểm tra công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có buổi làm việc với trường THCS Duy Tân, thành phố Huế về năm tiêu chuẩn (21 tiêu chí) mà nhà trường đã thực hiện.
Trung tâm y tế huyện Phú Lộc vừa tổ chức tập huấn “Sử dụng hệ thống giám định BHXH” cho 18 trạm y tế xã-thị trấn và 2 phòng khám đa khoa khu vực.
Viện Y học biển Việt Nam và Trường Đại học Y Dược Hải phòng vừa làm việc với Sở Y tế Thừa Thiên Huế về điều tra thực trạng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực Y học biển và bàn kế hoạch triển khai các hoạt động đào tạo về y học biển cho cán bộ y tế địa phương.
Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế (HUCFL), Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Ulis) và Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (UFLS) vừa tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, đào tạo. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã tới dự và chứng kiến lễ ký.
Ngày 2.8.2016, tại Hội trường Đại học Huế, đã diễn ra Diễn đàn Du học Pháp 2016. Diễn đàn đã thu hút hơn 150 sinh viên tham gia với nhiều thông tin hữu ích.
Thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016, được sự ủy quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Hội thảo “Chuyển giao công nghệ và giới thiệu sản phẩm khoa học và công nghệ năm 2016” tại Đại học Huế.
Cùng với thí sinh khắp cả nước, trong ngày 1/8 tại ĐH Huế có hơn 600 thí sinh đã trực tiếp đến Phòng Khảo thí- Đảm bảo Chất lượng Giáo dục ĐH Huế nộp hồ sơ thay vì nộp trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
Hàng năm, TT-Huế có trung bình gần 300 học sinh bỏ học, hàng ngàn học sinh có nguy cơ bỏ học, đã được tiếp tục đến trường nhờ những suất học bổng và phần thưởng kịp thời.
Khoa Hệ thống thông tin Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế đã tổ chức buổi Sinh hoạt chuyên môn Giới thiệu chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin (Information System - IS) theo chuẩn quốc tế của ACM và AIS.
Trung tâm Y tế huyện Phú Vang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Elearning là một phương pháp giảng dạy trực tuyến rất có hiệu quả, đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Được sự hỗ trợ của dự án “Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế” của Bộ Y tế, trong hai năm qua, phong trào xây dựng và phát triển các khóa học theo phương pháp elearning đã phát triển mạnh mẽ ở Trường Đại học Y Dược Huế.
Ban quản lý quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo vừa tổ chức đoàn tiến hành thẩm định thực tế hồ sơ chi hỗ trợ các chế độ cho người nghèo tại huyện A Lưới.
Thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục xóa mù chữ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 vào năm 2017.
Bé gái khỏe mạnh, nặng 3,5kg vừa chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của người thân và đội ngũ y bác sỹ.
Chiều ngày 26/7, trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động hợp tác đã được ký kết, Trường Đại học Sư phạm Huế tiến hành Lễ Tiếp nhận sách do Trường Tâm lý học Chicago, Hoa kỳ trao tặng.
Chào mừng kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Công đoàn việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2016), chào mừng kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Ngành Giao thông vận tải Việt nam (28/8/1945 – 28/8/2016), Hội thi Chung Sức, lần thứ IV – 2016 của Ngành Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế đã được tổ chức tại Nhà văn hoá Lao động tỉnh.
Thực hiện kế hoạch triển khai đề án y tế biển đảo năm 2016, từ ngày 10-7 đến 27-7- 2016, Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho người dân và lực lượng lao động trên biển theo đề án “Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020”
Đoàn trường Đại học Công nghệ Rajamangala Tawan-ok, Thái Lan vừa tham gia chương trình trao đổi sinh viên quốc tế tại trường Đại học Nông Lâm Huế.