Bài 1: THĂM ĐỘNG TỪ THỨC Thơ Nguyễn Khắc Niêm Hoàng Tuấn Phổ dịch Hồn bướm mơ màng tới động tiên, Nghiệp trần còn nặng bởi căn nguyên, Dám khinh vinh lộc treo quan ấn, Lại để duyên tiên lỡ đạo nguyền; Nắng nhạt màu xiêm mây ráng sớm, Lệ dầm nhũ đá giọt trăng đêm Cười mình bóng xế quan chưa nghỉ Cửa động gặp nhau đứng lặng yên. ![]() TÂM TRẠNG CỤ NIÊM KHI THĂM ĐỘNG TỪ THỨC (Họa bài “Thăm động Từ Thức”) Treo ấn từ quan dạo động tiên, Cụ Niêm cũng giống bởi căn nguyên Đào Tiềm treo ấn còn tiếc chậm Từ Thức từ quan chửa toại nguyền; Nhìn ngắm cảnh tiên trong hang động, Dạo chơi rừng núi dưới trăng đêm; Riễu mình chưa được như Từ Thức, Hưu trí muộn mằn dạ chẳng yên. Bài 2: TỰ TRÀO Thơ Nguyễn Khắc Niêm Chán chê danh lợi chán chê tiền Nghệ Tĩnh đất này chỉ một Niêm Hoạn lộ kém so hàng tứ trụ Khoa trường thua chút bậc đình nguyên Quyền cao trước đã ra uy lớn. Vế lép nay thôi giữ phận hèn. Thiên hạ nói chi đây cũng mặc, Tha hồ bóng gió họ cùng tên. NHÂN CÁCH CỤ NIÊM (Hoạ bài “Tự trào”) Trong số đại thần chốn Ngự tiền Thật là hiếm có giống cụ Niêm Miễn cưỡng làm quan thời Pháp thuộc, Mừng vui đầu bảng khoá Hội nguyên. Quan chức Bộ Hình đành chức lớn, Uỷ viên Liên Việt chẳng việc hèn. Sinh chốn địa linh vùng Nghệ Tĩnh Rạng danh tiên tổ họ cùng tên. PHAN VĂN CÁT (nguồn: TCSH số 231 - 05 - 2008) |
BẠCH DIỆP
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH