Bài 1: THĂM ĐỘNG TỪ THỨC Thơ Nguyễn Khắc Niêm Hoàng Tuấn Phổ dịch Hồn bướm mơ màng tới động tiên, Nghiệp trần còn nặng bởi căn nguyên, Dám khinh vinh lộc treo quan ấn, Lại để duyên tiên lỡ đạo nguyền; Nắng nhạt màu xiêm mây ráng sớm, Lệ dầm nhũ đá giọt trăng đêm Cười mình bóng xế quan chưa nghỉ Cửa động gặp nhau đứng lặng yên. ![]() TÂM TRẠNG CỤ NIÊM KHI THĂM ĐỘNG TỪ THỨC (Họa bài “Thăm động Từ Thức”) Treo ấn từ quan dạo động tiên, Cụ Niêm cũng giống bởi căn nguyên Đào Tiềm treo ấn còn tiếc chậm Từ Thức từ quan chửa toại nguyền; Nhìn ngắm cảnh tiên trong hang động, Dạo chơi rừng núi dưới trăng đêm; Riễu mình chưa được như Từ Thức, Hưu trí muộn mằn dạ chẳng yên. Bài 2: TỰ TRÀO Thơ Nguyễn Khắc Niêm Chán chê danh lợi chán chê tiền Nghệ Tĩnh đất này chỉ một Niêm Hoạn lộ kém so hàng tứ trụ Khoa trường thua chút bậc đình nguyên Quyền cao trước đã ra uy lớn. Vế lép nay thôi giữ phận hèn. Thiên hạ nói chi đây cũng mặc, Tha hồ bóng gió họ cùng tên. NHÂN CÁCH CỤ NIÊM (Hoạ bài “Tự trào”) Trong số đại thần chốn Ngự tiền Thật là hiếm có giống cụ Niêm Miễn cưỡng làm quan thời Pháp thuộc, Mừng vui đầu bảng khoá Hội nguyên. Quan chức Bộ Hình đành chức lớn, Uỷ viên Liên Việt chẳng việc hèn. Sinh chốn địa linh vùng Nghệ Tĩnh Rạng danh tiên tổ họ cùng tên. PHAN VĂN CÁT (nguồn: TCSH số 231 - 05 - 2008) |
Thân gửi Tuyết và Khoái“Thuyền về Đại Lượcduyên ngược Kim LongNơi đây là chỗ rẽ của lòng…”
Là em chẳng phải là em Thanh thanh gương trán, dịu hiền nét môi Thân thương cái dáng em ngồi Cái tay em để, nét cười thực hư
Hải Bằng tên thật là Vĩnh Tôn. Anh sinh năm 1930 tại Huế. Cách mạng tháng Tám thành công, anh thuộc lớp thanh niên Huế đầu tiên gia nhập Vệ quốc đoàn chiến đấu trong trung đoàn Trần Cao Vân.