Tuần này, Phòng trưng bày Quốc gia London (Anh) sẽ triển lãm một bức chân dung mới được phục chế của danh họa Hà Lan Rembrandt. Điều thú vị là dưới các lớp sơn của tranh, người ta còn tìm thấy một bức chân dung khác, đã bị Rembrandt loại bỏ.
Portrait Of Frederick Rihel On Horseback, bức chân dung hoàn thiện của Rembrandt đã được các nhà bảo tồn phục chế sau 3 năm rưỡi
Các nhà bảo tồn đã mất 3 năm rưỡi để phục chế Portrait Of Frederick Rihel On Horseback (Chân dung Frederick Rihel trên lưng ngựa).
Tái tạo tác phẩm bị loại bỏ
Đây là bức tranh sơn dầu khổ lớn mô tả một quý tộc ở Amsterdam (Hà Lan) và con ngựa của ông ta. Rembrandt vẽ bức tranh này vào đầu những năm 1660, thời kỳ gần cuối cuộc đời đầy hỗn loạn của ông.
Đặc biệt là dưới bức chân dung này, các chuyên gia đã tìm thấy một bức tranh khác cũng ấn tượng không kém. Kết quả chụp X quang hồi năm 2008 cho thấy trước khi vẽ Portrait Of Frederick Rihel On Horseback, Rembrant đã vẽ một bức chân dung chi tiết khác ở góc phải của tấm toan.
Trong quá trình phục chế, các nhà khoa học và sử gia nghệ thuật đã cố gắng tìm hiểu, lắp ghép bức tranh mà Rembrandt loại bỏ. Kết quả là lần đầu tiên công chúng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng bức tranh bí ẩn kia, được tái tạo lại gần như theo đúng bản vẽ gốc của Rembrandt, nhờ ứng dụng các kỹ thuật phục chế vô cùng hiện đại.
Người đàn ông bí ẩn
Được biết, sinh thời Rembrandt vẫn có thói quen tái sử dụng toan vẽ khi sáng tác. Tuy nhiên, bức tranh bí ẩn kia vẫn khiến các sử gia nghệ thuật đau đầu. “Chúng tôi không thể giải thích chắc chắn tại sao Rembrandt loại bỏ bức chân dung đầu tiên. Có thể ông đã bị ảnh hưởng bởi một bức tranh khác hoặc người bảo trợ đã đưa ra gợi ý thay đổi” - ông Larry Keith, phụ trách bảo tồn của Phòng trưng bày Quốc gia London cho biết.
Giờ đây, các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu người đàn ông trong bức vẽ bị loại bỏ là ai? Liệu đây có phải là bản vẽ đầu về Frederick Rihel, một nhà buôn giàu có và là chủ đề của tranh? “Cách vẽ phần đầu tương đối giống nhau, song chưa hoàn tất nên thật khó để đưa ra khẳng định chắc chắn” - Larry Keith cho biết.
Người đàn ông bí ẩn trong tranh cũng có ria mép và chòm râu dài giống như hình vẽ chân dung Rihel. Tay phải ông cầm một vật gì đó giống như cây gậy và ông còn mặc trang phục cưỡi ngựa, gồm áo choàng dài và quần ống túm.
Portrait Of Frederick Rihel On Horseback là bức vẽ về cảnh cưỡi ngựa duy nhất của Rembrandt. Tranh đã thuộc quyền sở hữu của Phòng trưng bày Quốc gia London từ năm 1960.
Nhận thấy các lớp sơn dầu và hình ảnh trong tranh bị mờ, Phòng trưng bày Quốc gia London đã quyết định phục chế bức tranh. Nhân cơ hội này, người ta cũng muốn tìm câu trả lời cho bức chân dung bí ẩn nằm dưới các lớp sơn.
Điều ngạc nhiên là Rembrandt không tạo vẽ lớp sơn nền ngăn cách giữa 2 bức chân dung, khiến các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa thể xác định rõ ràng màu sắc của bức tranh bí ẩn.
Cuộc sống đầy bi kịch của Rembrandt
Rembrandt được coi là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng và sáng tạo nhất thuộc Kỷ nguyên vàng của Hà Lan. Ông không chỉ vẽ tranh mà còn tạo các bản in đầy chất nghệ thuật.
Ngay từ khi còn trẻ, Rembrandt đã thành công về nghệ thuật, được giới phê bình ca ngợi và kiếm được khá nhiều tiền. Song vào thời điểm cho ra đời bức tranh sơn dầu Portrait Of Frederick Rihel On Horseback, ông đã phải trải qua nhiều bi kịch cá nhân. Cụ thể, Rembrandt đã mất vợ và 3 đứa con. Những năm sau này, cuộc sống của ông tiếp tục chìm trong các màn kiện cáo gay gắt với người tình.
Giai đoạn cuối đời, ông buộc phải tuyên bố phá sản. Tình cảnh khốn khó có lẽ là lý do vì sao ông phải tái sử dụng toan vẽ cho bức chân dung Portrait Of Frederick Rihel On Horseback.
Nguồn: Việt Lâm (lược dịch) - TT&VH
TRẦN PHƯỢNG TRÚC LINH
Nếu như nói bi kịch là một trong những suối nguồn không bao giờ vơi cạn, thì trường hợp Francis Bacon là một minh chứng thuyết phục. Hội họa của Francis Bacon đã khai thác tận cùng nỗi đau của con người.
VŨ HIỆP
Nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam có thể được tính bắt đầu từ khi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập năm 1925, vào thời điểm mà các trào lưu nghệ thuật hiện đại đang trăm hoa đua nở ở Pháp.
VŨ LINH
Thông thường, khi người phụ nữ làm nghệ thuật, họ có thiên hướng lựa chọn những kiểu dạng ngôn ngữ bình dị, gần gũi, mang tâm thức lãng mạn gắn liền với bản mệnh của thiên tính nữ.
HUỲNH HỮU ỦY
Trong quá trình hình thành nền văn hóa dân tộc, giấy dó đã góp phần trong việc phát triển học thuật và nghệ thuật.
VŨ LÂM
Thực hành nghệ thuật theo tư duy nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại đang là bức tranh chung của các nghệ sĩ thị giác trẻ tuổi trong những thập niên qua như: Hà Mạnh Thắng, Phạm Huy Thông, Nguyễn Huy An, Vũ Đức Toàn, Bàng Nhất Linh, Thái Nhật Minh... Nghệ thuật của họ là sự pha trộn giữa tư duy nghệ thuật phương Tây và những cảm thức văn hóa của người Việt.
KHẢ HÂN
Alexander Bolotov là một họa sĩ người Ukraine, sinh ra và lớn lên tại thành phố Donetsk, Ukraine.
KHẢ HÂN
Vào ngày 26/03/2018, ArtQuench Magazine (Tạp chí làm thỏa mãn cơn khát nghệ thuật, viết tắt là AQM) đã công bố Hợp tuyển nghệ thuật và nhiếp ảnh ấn bản số II, qua đó nhằm giới thiệu đến đông đảo công chúng yêu nghệ thuật một số các tác phẩm nhiếp ảnh và nghệ thuật đặc sắc nhất trên thế giới, những tác phẩm mà AQM xem như là đặc biệt độc đáo và đem lại một nguồn cảm hứng đầy ấn tượng.
KHẢ HÂN
Trong khoảng những năm 1990, càng ngày hướng tiếp cận liên ngành với mục đích tiến hành diễn giải về các khía cạnh văn hóa trong sự đăng đối với sinh thái và môi trường theo một viễn tượng phê phán bắt nguồn từ bên ngoài lịch sử nghệ thuật truyền thống đã dần dần tạo được tiếng nói ngày một hoàn chỉnh hơn, đó chính là nhánh nghệ thuật phê bình sinh thái.
KHẢ HÂN
Nghệ thuật quân sự là loại hình nghệ thuật quan tâm đến các vấn đề về quân sự, ngoài điều này ra phong cách và phương tiện chuyển tải chúng đều ít được quan tâm hơn so với đề tài của nó.
TRIỀU SƠN
Lần đầu tiên, một triển lãm mỹ thuật sáng tác chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày tại Huế, mang một góc nhìn đầy ắp tình cảm về Bác Hồ kính yêu.
KHẢ HÂN
BẠCH DIỆP
Nàng vừa lạ vừa quen như bước ra từ khu vườn hoa hồng đầy ánh sáng.
KHẢ HÂN
Mùa thu không chỉ là đề tài gợi hứng cho những bức tranh phong cảnh mà còn là đề tài vẫy gọi hội họa thăng hoa trên những vùng miền của tưởng tượng. Một trong số những trào lưu thể hiện được chiều hướng này là hội họa siêu thực.
KHẢ HÂN
Nghệ thuật động lực là một trào lưu nghệ thuật hướng đến việc khai thác những hiệu ứng của sự chuyển động gây ra ở trong không gian.
NGUYỄN HÀNG TÌNH
“Mơ mộng” cũng là một đặc tính của giống loài này, người.
Có người quên, có người từ bỏ, có người lao vào.
KHẢ HÂN
Glenn Brown, họa sĩ người Anh, sinh năm 1966, hiện đang được xem là một trong số những họa sĩ nổi tiếng của hội họa thế giới đầu thế kỷ XXI.
Mới đây, tại Hội Mỹ thuật TPHCM, họa sĩ Bùi Quang Lâm đã triển lãm 55 bức tranh sơn dầu với chủ đề Miền đất lạ. Những tác phẩm được vẽ trong 30 năm về những miền đất lần đầu họa sĩ đặt chân đến, nhưng đã tạo nên những cảm xúc buộc họa sĩ… phải cầm cọ. Miền đất lạ được vẽ từ miền Tây Nam bộ đến Bắc bộ và Tây Bắc.
Trên những con phố nhộn nhịp ở phố cổ Hà Nội, tuy chỉ có một vài cửa hàng bán tranh cổ động, nhưng lại hấp dẫn khiến không ít du khách nước ngoài ghé thăm.
Cuối thế kỉ XIX, khi máy ảnh phương Tây bắt đầu du nhập sang các nước châu Á, ở Nhật Bản có trào lưu chụp ảnh chân dung. Đáng chú ý, bonsai là một trong những nghệ phẩm được các tầng lớp người Nhật chọn lựa để chụp cùng nhiều nhất.
Sinh ra trong gia đình “Danh gia vọng tộc” về nghệ thuật, có bố là NSND Doãn Hoàng Giang lừng lẫy của sân khấu, mẹ là nữ diễn viên Nguyệt Ánh được xếp vào hàng mỹ nhân nghiêng nước, nghiêng thành của thập niên 70 nhưng Doãn Hoàng Lâm không núp dưới bóng cả.