Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.
Một cảnh trong vở cải lương lịch sử Trung thần
Ngay cả kế hoạch của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang sẽ diễn suốt Tết Nguyên đán Đinh Dậu tại “địa điểm vàng” rạp Hưng Đạo cũng bất thành, vì sân khấu hiện tiếp tục sửa chữa, không thể nghiệm thu và bàn giao.
Sàn diễn cải lương ngày càng heo hút, các rạp hát phục vụ loại hình nghệ thuật này ngày một teo tóp, khán giả vì thế cứ xa dần với niềm say mê sân khấu một thời, nghệ sĩ không có nhiều cơ hội để làm nghề… là một thực trạng đáng buồn. Điều này đang bào mòn sức sống của sân khấu truyền thống, một loại hình nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc, độc đáo của người dân Nam bộ. Đặc biệt, dù từng được mệnh danh là cái nôi của nghệ thuật cải lương, nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ tài danh sân khấu, nhưng hiện nay tại TPHCM, sân khấu cải lương đang dần mất chỗ đứng. Những hoạt động lẻ mẻ của sàn diễn cải lương, tình trạng tổ chức biểu diễn èo uột, là quang cảnh cải lương nhiều năm qua, đã và đang là nỗi âu lo rất lớn, nhưng đến nay vẫn chưa được các cơ quan quản lý văn hóa, các cấp lãnh đạo thành phố quan tâm sâu sát, cụ thể.
Nhìn toàn cảnh, TPHCM đã mất đi rất nhiều địa điểm biểu diễn dành cho sân khấu cải lương. Không có điểm diễn ổn định, anh em nghệ sĩ tứ tán, mạnh ai nấy kiếm show lẻ để được diễn, được hoạt động nghề và để có chi phí trang trải cuộc sống. Mặt khác, trong sự phát triển ồn ào của đời sống văn hóa nghệ thuật, giải trí, sân khấu truyền thống bị lấn át bởi nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại, các chương trình giải trí trên truyền hình… Tình hình kinh tế khó khăn nên các hoạt động tổ chức biểu diễn cải lương cũng vì thế mà giảm đi nhiều về số lượng lẫn chất lượng. Những ông bà “bầu” là nghệ sĩ, khi muốn tổ chức các chương trình biểu diễn cũng phải đắn đo cân nhắc vì cầm chắc sự thua lỗ. Muôn trùng khó khăn bủa vây, khát vọng làm nghệ thuật của các nghệ sĩ chân chính cứ thế chất chồng, ngày một nặng nề hơn.
Đã có rất nhiều câu hỏi được các nghệ sĩ, người làm nghề đặt ra: Bao giờ lĩnh vực sân khấu tìm lại thời hoàng kim; đến lúc nào TP mới có được một sân khấu đúng nghĩa, đủ chuẩn, dành cho những trái tim nghệ sĩ tâm huyết với nghề; khi nào lĩnh vực nghệ thuật truyền thống này mới được các cấp lãnh đạo, nhất là lãnh đạo của cơ quan quản lý ngành văn hóa chú trọng, xem xét và trợ giúp cụ thể để thay đổi được hiện thực đáng buồn?
Bất cứ du khách nào đến một địa điểm du lịch cũng mong muốn được khám phá nét đẹp văn hóa của nơi ấy. Nét đẹp văn hóa độc đáo, đặc trưng để giới thiệu, thu hút du khách không gì khác hơn chính là văn hóa truyền thống rất riêng của từng vùng miền, địa phương. Khi văn hóa truyền thống được gìn giữ, phát huy, ắt sẽ góp sức không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
Thế nhưng, tại TPHCM, rất nhiều du khách đã chia sẻ rằng không thể tìm kiếm được cho mình, bạn bè, người thân nơi để giải trí, thư giãn, thưởng thức và cả cơ hội tìm hiểu nét đẹp độc đáo của văn hóa nghệ thuật mang khí chất riêng của TPHCM. Đó là một dấu lặng buồn!
Theo Thúy Bình – SGGP
Theo định hướng phát triển hiện nay, Huế sẽ là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân giữ vai trò động lực cho Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.
Thuở xưa, mỗi làng có một hương ước, nhiều làng có hương ước thành văn nhưng cũng có làng có hương ước bất thành văn.
Khi nhắc đến xứ sở Phù Tang, điều đầu tiên thế giới nghĩ đến là một Nhật Bản thần kỳ, giàu mạnh về kinh tế và điều thứ hai chắc chắn sẽ là sự đối mặt thường xuyên với thảm họa thiên tai.
“Có động đất ở Nhật Bản!” Tôi đang loay hoay xếp lại chồng sách vở ngổn ngang trên bàn thì nghe chồng tôi, giáo sư Michimi Munarushi người Nhật mới về Việt Nam 3 hôm trước báo.
Không có một vùng đất thứ hai nào trên dải đất hình chữ S của Việt Nam có vị trí hết sức đặc biệt như Huế. Nơi đây, từ 1306, bước chân Huyền Trân xuống thuyền mở đầu cho kỷ nguyên mở nước về Nam, Thuận Hóa thành nơi biên trấn.
I. Đặt vấn đề 1.1. Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới đã trở thành quyết tâm chính trị của cán bộ đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế.
Thăng Long - Hà Nội, thủ đô, trái tim của cả nước, qua ngàn năm phát triển, đã trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là niềm tự hào của cả dân tộc.
Sau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở quy mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.
Thừa Thiên Huế - vùng đất chiến lược nối giữa hai miền Bắc - Nam từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một phương”; từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945); là miền đất địa linh nhân kiệt gắn liền với những tên tuổi lớn trong hành trình lịch sử của dân tộc, của ngàn năm Thăng Long...
Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới theo tinh thần kết luận số 48 của Bộ Chính trị đã mở ra một mốc mới mang tính lịch sử. Với kết luận này, đặt ra nhiệm vụ cho Huế phải trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Ôn cố để tri tân, Festival Huế 2010 là lần tổ chức thứ VI. Qua 6 lần tổ chức, nhìn lại những ngày liên hoan văn hóa Việt Pháp (1992) do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức, anh chị em văn nghệ sĩ Huế lúc bấy giờ phấn khích lắm vì đây là cơ hội tiếp xúc với thế giới dù chỉ mới có một nước Pháp. Họ thấy cần có trách nhiệm phải tham mưu để xây dựng chương trình cũng như chủ động tham gia hoạt động trong lĩnh vực của mình.
Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.
Chúng ta đã đi hết gần chặng đường 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mà sự phát triển song hành giữa cơ hội và thách thức đan xen.
(Thừa Thiên Huế trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương)
Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới diễn ra sôi động trên đất nước Việt Nam, sức sống của vùng văn hoá Huế sau những năm dài tưởng chừng đã ngủ yên chợt bừng dậy và lấp lánh tỏa sáng.
Thơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.
Gần đây, khi Đảng ta chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với đội ngũ trí thức thì trong dư luận cũng đã kịp thời có những phản ứng cộng hưởng. Điều mà chúng tôi lĩnh hội được gồm 3 câu hỏi tưởng chừng như "biết rồi khổ lắm nói mãi" nhưng lại không hẳn thế. Nó vẫn mới, vẫn nóng hổi vì sự tuyệt đối của qui luật vận động cũng như vì tính cập nhật, tính ứng dụng của đời sống. Chúng tôi xin được nêu ra và cùng bàn, cùng trao đổi cả 3 vấn đề.
Trí thức là những người mà lao động hàng ngày của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ làm ra là những sản phẩm trí tuệ, nhưng sản phẩm ấy phải là những sản phẩm có ích cho xã hội...
Ở Huế ngày xưa, người học trò nào cũng có một “Tủ sách Học trò” riêng tư cho mình và nhà nào cũng có một “Tủ sách Gia đình” để dùng chung trong nhà. Người Huế rất trọng học vấn, rất trọng sự hiểu biết nên rất trọng sách. Vì vậy, họ cất sách rất kỹ. Họ thường cất sách để làm kỷ niệm riêng tư cho mình về sau đã đành mà họ còn cất sách để dành cho đám đàn em con cháu của họ trong gia đình, dùng mà học sau nầy. Người Huế nào cũng đều cùng một suy nghĩ là ở đời, muốn vươn lên cao thì phải học và đã học thì phải cần sách. Đối với họ, sách quý là vậy. Lễ giáo Khổng Mạnh xưa cũng đã đòi hỏi mỗi người Huế thấy tờ giấy nào rớt dưới đất mà có viết chữ Hán “bên trên” là phải cúi xuống lượm lên để cất giữ “kẻo tội Trời”! Người xưa cũng như họ, không muốn thấy chữ nghĩa của Thánh hiền bị chà đạp dưới chân.