Hai người lính - Gùi hàng của các Víp - Chuyện riêng của hắn

08:48 17/10/2008
THANH QUẾ(Chùm truyện mini)


Hai người lính

Hiền nằm đó, máu trào thành vũng. Anh bị thương vào cột sống. Đội du kích bị đánh dạt, không kịp khiêng anh theo. Anh nhìn chung quanh: làng đang bốc cháy, có nhà đã thành đống tro, có nhà đang bốc lửa hừng hực, thỉnh thoảng có những tiếng nổ lục bục của kèo cột bằng tre. Bất ngờ, nghe có tiếng rên, anh nhìn sang bên cạnh. Một tên lính Bảo an đang nằm kề. Anh thấy hắn quen quá. Anh chợt nhớ ra, lên tiếng:
- Mồ cha thằng Đằng, đồ bán nước.
Tên lính nguỵ quay lại phía anh:
- Ê, thằng Hiền, tên du kích...
Tức thì, hai người đồng loạt chửi nhau:
- Đồ liếm gót giày Mỹ.
- Đồ bu theo đít Cộng sản.
Chửi nhau một lúc, hai người thấm mệt, nằm im. Chợt Đằng thều thào:
- Gì thì gì chớ tao với mày sắp chết, không đánh nhau được nữa rồi. Chúng mình hoà bình rồi.
- Ừ hoà bình rồi. Hiền phụ hoạ.
Im lặng. Một lúc sau, Hiền lên tiếng:
- Làng mình cháy hết rồi.
- Ừ, cháy hết rồi - Đằng nói - Kỷ niệm tuổi thơ tao với mày không còn gì nữa.
- Ừ, không còn gì.
Lại im lặng...
- Ê Hiền, có cái bi đông nước nằm sát bên tay mày đó, mày đẩy sang tao, tao khát nước quá.
- Uống đi - Hiền ráng sức đẩy bi đông nước sang phía Đằng - uống để máu chảy cho nhiều, cho mày mau chết. 
- Ừ, uống rồi chết. Mày có khát không?
- Khát, uống xong đẩy lại cho tao, tao cũng uống rồi chết.
Lúc đó họ nghe một ngôi nhà gần đấy đổ ầm ầm trong ngọn lửa bốc cao...

Gùi hàng của các Víp

Tôi gặp hắn ở đầu mối đường dây xã hội chủ nghĩa với đường dây Khu. Tôi và hắn ở cùng làng, cùng học xong phổ thông thì đi bộ đội rồi cùng vào chiến trường. Tôi công tác ở cơ quan hậu cần còn hắn làm bảo vệ cho các víp ở cơ quan Víp. Chúng tôi đã nhận hàng xong, hai đứa trên đường quay về. Tôi cõng một gùi vũ khí khá nặng, đi lại thật vất vả. Còn hắn cõng một thùng thiếc rất to nhưng chẳng biết bên trong đựng thứ gì mà hắn đi có vẻ thong dong lắm.
- Mày cõng thứ gì mà nhẹ thế? Tôi hỏi.
- Chả biết nữa - Hắn nói - Đó là hàng gửi cho các ông víp ở cơ quan tao.
- Này - tôi rỉ tai hắn - mở xem thử đi.

Hắn cười. Hai đứa tôi vốn trẻ tuổi lại ưa nghịch ngợm nữa. Tôi lật chiếc thùng thiếc nằm ngang lấy cái dao con mà người chiến sĩ nào cũng có rạch một đoạn đáy thùng rồi nạy ra. Lập tức từ bên trong rơi ra một hộp nhỏ hình chữ nhật. Chúng tôi thận trọng mở hộp lôi ra những bao cao su nho nhỏ như những cái bong bóng chưa thổi. Chúng tôi vốn ở nông thôn nên chẳng biết nó là thứ gì. Hắn bốc một cái đưa lên miệng thổi, còn tôi thì cho ngón tay rồi ngón chân cái vào, cười thích thú. Bây giờ, sau mấy chục năm thì tôi biết nó là bao cao su để tránh thai hay đề phòng HIV khi sinh hoạt tình dục. Nhưng lúc đó chúng tôi không biết là của quí gì từ hậu phương gửi vào cho các víp nên vội nhét vô thùng rồi dùng một bao giấy bóng hơ lửa trít lại chỗ đã rạch. Rồi chúng tôi cùng cõng hàng đi.

Một lúc sau, chúng tôi nghe ngay trên đầu mình có tiếng ì ì như ai xay lúa. B52 rồi, coi chừng nó ném bom xuống đường giao liên. Hai đứa tôi cõng hàng chạy dạt ra hai bên đường. Lập tức tôi nghe những tiếng nổ ran chung quanh mình, trên đầu mình. Người tôi chao lắc, bị bốc lên khỏi mặt đất, ném sang bên cạnh...
Khi máy bay đi rồi, tôi tìm hắn nhưng không thấy. Một số anh em ở các đơn vị khác cùng đi trên đường cũng mất tích như hắn. Chúng tôi, những kẻ sống sót, không ai bảo ai, cùng đứng lặng cúi đầu rồi cõng hàng lên đường. Tới lúc ấy, tôi mới sực nhớ không biết cái thùng thiếc mà hắn cõng về cho các víp ở cơ quan Víp có còn không?

Chuyện riêng của hắn

H
ắn cõng thằng bạn trên lưng. Bạn hắn bị thương nặng lắm. Anh ta mê man không biết gì. Từ phía sau hắn, một toán địch vừa nổ súng vừa la ó đuổi theo. Hắn cảm thấy mỗi lúc bạn hắn càng đè nặng trên lưng hắn. Làm sao đây? Bỏ thằng bạn lại ư? Bỏ nó lại về đơn vị sẽ hạch hỏi đủ chuyện, có khi còn bị kỷ luật nữa. Còn cõng nó thì mình chạy không kịp, địch sẽ bắt sống hoặc bắn chết mất... Cuối cùng hắn quyết định: phải bỏ thằng bạn lại thôi. Ai biết mình bỏ nó để thoát thân đâu. Hắn đặt thằng bạn xuống một lùm cây ven đường rồi phóng về phía trước. Đang chạy, hắn bất ngờ vấp ngã vào ai đó đang lom khom đi tới. Tỉnh trí, hắn nhận ra có mấy anh em cùng tiểu đội đứng bên hắn...
- Phần đâu? Một người cao lớn hỏi hắn.
- Bị thương nặng...
- Sao cậu không cõng về?!
- Mình cõng về chứ - hắn thanh minh - Địch đuổi gấp quá, mình đoán các cậu sẽ quay lại yểm trợ nên giấu Phần trong một bụi cây để đi đón các cậu, đánh địch xong sẽ đưa cậu ấy về luôn.
Bọn họ đã đánh đuổi được toán địch. Bây giờ thì chúng chạy vãi đái. Sau đó, hắn cùng đồng đội làm cáng khiêng thằng bạn về.
- May quá! - người cao lớn lại nói - nhờ cậu chạy đi tìm bọn mình gấp, nếu  không thì đơn vị không kịp cứu Phần đâu.
- Ừ. Hắn cúi đầu nói nho nhỏ…
T.Q

(nguồn: TCSH số 220 - 06 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NHẤT LÂM          Truyện ngụ ngôn hiện đạiTrong đàn chó săn của ông Mỗ thì Fóc vào loại anh cả đỏ. Ngoài chân cao, mũi thính, mình dài, chạy như tên bắn... nói chung những gì cần cho một con chó săn đích thực thì Fóc có cả.

  • NGUYỄN TRƯỜNG                           Nơi hầm tối là nơi sáng nhất          (Thơ Dương Hương Ly)

  • TRẦN THUỲ MAINăm nay mùa đông lạnh hơn hẳn mọi năm. Gió cao nguyên cứ tràn qua, tràn qua từng đợt, những bông quỳ chấp chới vàng như sóng. Quỳnh bảo tôi: Gió ở đây một đi không trở lại, khác ở Huế. Gió từ sông Hương thổi lên là gió rất đa mang, thổi tà áo bay dùng dằng, như trong câu hát ngày xưa "Gió bay từ muôn phía...".

  • HẢI THITôi lớn lên ở một ngôi nhà nhỏ ven sông. Con sông nhỏ chảy qua một vùng quê hẻo lánh. Nhà tôi và nhà Khan đối diện nhau trên dòng trôi quê mùa ấy, chỉ có điều nhà tôi thì quay mặt ra sông, còn nhà Khan thì quay lưng ra sông, chính vì thế mà thuở nhỏ, mỗi lần tắm sông cười đùa ầm ỉ, tôi hay bị ba tôi rầy la nhiều hơn, vì ba tôi chỉ cần ngồi trên nhà đưa mắt là thấy ngay tôi đang trèo lên những bè lục bình để làm công chúa, còn ba Khan thì chỉ trông thấy Khan ném bùn đất vào cô công chúa kỳ khôi mỗi khi ông có việc phải ra đằng sau bếp.

  • NGUYỄN VIỆT HÀThư viện, nơi mà tôi sẽ tả kỹ, là một nơi tôi đã nhớ và bị nhớ rất lâu. Không phải ở đó tôi đã lần đầu yêu và lần đầu hôn. Tôi nhớ nó vì có một truyện kỳ dị, cái truyện đó rồi sẽ đẩy tôi suýt nữa trở thành một thứ bải hoải rẻ rách.

  • XUÂN ĐÀITôi làm đơn xin thôi việc, dù biết làm như vậy là phá vỡ hợp đồng đã ký kết với công ty. Tôi phải bồi hoàn. Là nhân viên kiểm toán, tôi không thể tiếp tục làm theo sự chỉ đạo của sếp, cộng tác với doanh nghiệp, đồng lõa với doanh nghiệp, sáng tác ra những con số ma để đối phó với thanh tra. Có tờ báo đã giễu cợt việc làm này là quân trộm cắp cộng tác với quân siêu trộm cắp, có lẽ nhà nước nên lập thêm công ty kiểm toán của kiểm toán.

  • NGUYỄN CẨM HƯƠNGBước ra khỏi lớp học ngoại ngữ anh bỗng thấy đầu óc quay cuồng như muốn ngã. Dắt được chiếc xe đạp địa hình ra khỏi trung tâm, anh cố gắng đạp một cách khó nhọc trên đường phố.

  • NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾNNgười ta thường nói xem mặt đặt tên, nhưng điều này lại không đúng với thượng tá Kha. Nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ ông là người khô khan, thật ra ông lại là người rất đa cảm.

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNGChấp me?Che muống! / Chấp me? Cuống sắc! / Chấp me? Sắc cạnh? / Chấp me? Hạnh bầu! / Chấp me? Hầu nhảy/Ăn cơm ai? Ăn cơm cha!Uống nước ai? Uống nước mạ!Hú ...Con mau về kẻo quạ tha đi!

  • HUỲNH THẠCH THẢO- Lành, về bảo bố mày ăn nhậu vừa vừa thôi, đừng như mấy ông mới ngấp nghé vào cấp xã đã phởn, bia ôm gái giếc có ngày...Tôi vừa vào đến cổng đã nghe tiếng mẹ sang sảng với con Lành, đứa con cậu út ở quê. Chưa hết, bà còn thêm hồi nữa nhưng nhỏ hơn, có lẽ nghe tiếng cửa mở bên ngoài.

  • NGUYỄN TRƯỜNGChiều xuống. Lúc mặt trời sắp lặn sau dãy núi phía tây cũng là lúc người ta thấy ông già xóm Chùa thường mon men tới thả câu ở cái bến sông này.

  • MÃN ĐƯỜNG HỒNGMùa Xuân lững thững về. Anh cũng lững thững đi ra phố chợ. Hai bàn tay trơ trọi của anh đút sâu vào hai túi quần rỗng trống buồn tênh. Anh mỉm cười thong dong bước đi, hòa vào dòng người nhôn nhao tất tả.

  • HỒNG NHUNói chính xác là chị dâu. Chính xác hơn, chị dâu thứ của vợ tôi. Thông thường những trường hợp như thế này, trong nhà em út chẳng ai gọi đầy đủ là chị dâu cả, mà chỉ là chị thôi. Ấy là chị Kim.

  • TRẦN DUY PHIÊN1. Chuông điện thoại reo phải lúc tôi đang tiếp ông tổ trưởng dân phố. Biết tôi ở nhà một mình, ông nói gọn mấy câu rồi từ biệt. Ba chân bốn cẳng chạy như nước rút, tôi mới với được tới máy.

  • LÊ ĐỨC QUANGMột buổi sáng sớm mùa xuân, bầu trời trong xanh thăm thẳm. Anh nắng vàng vừa rải đều khắp nơi. Gió thổi nhẹ, mơn man vào da thịt con người ta, thật mát mẻ dễ chịu làm sao. Dọc đường phố, cuối năm rồi, dòng người trở nên đông đúc và nhộn nhịp, kẻ thì lo mua sắm áo quần mới, người thì lo bánh mứt, kẻ thì mua những chậu hoa, cây cảnh, trang trí nhà cửa của mình sao cho thật đẹp. Mọi người ai cũng hối hả, vui mừng đón năm mới. Riêng lão xích lô, vẫn công việc bình thường như mọi ngày: sáng ăn qua quýt ổ bánh mì xong rồi đạp xích lô đến ngã ba gần sân ga, chờ những chuyến tàu về, mặt cố gắng hớn hở, tươi cười, đón mời khách.

  • NGUYỄN VĂN NINHTôi được cơ quan tố tụng chỉ định làm luật sư cho một bị can.Tôi xin kể ra đây, hơi dài dòng một chút, không phải bị cáo mà là cha tôi. Trong cuộc đời làm luật sư, cha tôi luôn thích nhất câu: Thưa quí tòa! Thân chủ tôi hoàn toàn vô tội! Cha tôi muốn tôi sau này mỗi khi đứng trước toà đều nói câu như vậy.

  • QUẾ HƯƠNG                                                                                                                                1. Chị đi qua, tẻ nhạt và cũ kỹ như cái áo đề mốt thơm mùi long não lấy từ hòm gỗ ủ hương kỷ niệm. Khu cư dân tôi ở thì mới toanh, chưa tròn mười. Cơ ngơi phó giám đốc xí nghiệp gỗ sực nức mùi rừng.

  • PHAN VĂN LỢILTS: Cuộc làm người, khó thay! Dân tộc nào cũng sáng tạo cho mình một ĐỊA NGỤC để răn dạy con người không nguôi hướng đến cái CHÂN - THIỆN - MỸ.Nhuốm màu sắc của Liêu trai chí dị và Việt điện u linh..., câu chuyện là một phần của cuộc đời đầy ám ảnh. Vừa cuốn hút thương cảm với cái nhìn nghiêm khắc lột trần bản chất đời sống, vừa hoang mang đặt ra câu hỏi về ý nghĩa sống đích thực của con người.

  • (tiếp theo và hết)Chuyến du ngoạn địa ngục đã để lại trong tâm trí ông Thai một ấn tượng hãi hùng. Thật khủng khiếp nếu phải chịu cực hình rồi bị đày xuống đó muôn kiếp. Phải tìm cách tự cứu mình chứ chả lẽ chịu bó tay?

  • HOÀNG NHẬT TUYÊNI. Chuyện được bắt đầu bằng một quả trứng, thoạt nghe cứ tưởng chuyện cổ tích nhưng nghe rồi mới rõ, ấy là chuyện thời nay, và đúng thế, nếu tường thuật theo lối cổ điển, theo tình tự thời gian thì chuyện không thể bắt đầu bằng chỗ nào khác thích hợp hơn là từ một quả trứng- một quả trứng gà.