NGÔ MINH
Đối với anh em làm thơ, viết văn ở ba tỉnh Bình - Trị - Thiên trong nhiều chục năm qua, nhà thơ Hải Bằng là người không thể quên!
Cố nhà thơ Hải Bằng - Ảnh: SH
Ông dự phần trong cuộc sống vui buồn hờn giận của mọi người, ông mắng mỏ, “chửi bới” người này, yêu mến, ca ngợi người kia một cách công khai và hết lời, không hề toan tính. Ông khóc đó rồi cười đó như một đứa trẻ. Dường như tuổi tác không ảnh hưởng lắm đến cách sống bản năng, trực cảm mạnh mẽ của ông. Đã có không ít người hàng ngày khó chịu vì bị ông phê phán, công kích về một việc gì đó, nhưng vài ba tuần không được gặp ông, không được nghe ông đọc thơ hay “chửi bới” ai cũng cảm thấy trống vắng như bị thiếu một thứ gì đó. Ông làm thơ rất nhanh, cảm mến ai lập tức ông có bốn câu thơ tặng kèm theo bức ký họa chân dung hóm hỉnh. Đến chơi nhà ông, bao giờ khách cũng được “tra tấn” mươi bài thơ mới viết, sau đó mới nói chuyện gì thì nói! Ông có cuộc đời thơ ôm trùm hai cuộc kháng chiến và hơn 20 năm hòa bình, đổi mới. Cuộc đời của ông trọn vẹn chìm nổi với thơ, cho thơ. Ông là nhà thơ duy nhất ở Huế có 2 tấm thẻ hội viên trong hành trang của mình. Thẻ Hội Viên Hội Văn Nghệ Việt Nam năm cấp 1950 và thẻ Hội Viên Hội Nhà Văn Việt Nam năm cấp 1985.
Là hậu duệ của vua Hiệp Hòa (triều Nguyễn), mới 14 tuổi đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa giàu sang để đi theo Vệ Quốc Đoàn, theo tiếng gọi của tâm hồn tràn ngập lãng mạn Cách mạng tháng Tám trở thành chiến sĩ trung đoàn 101 nổi tiếng của Việt Minh vùng Trị Thiên - Huế từ năm 1945. Những bài thơ của ông xuất hiện lần đầu tiên tại chiến khu Dương Hòa, Ba Lòng năm 1948, trong đó có bài thơ hay “Em, nữ cứu thương người Pháp”. Bài thơ làm cho ông nổi tiếng trong làng văn nghệ kháng chiến lúc đó, đồng thời cũng gây nên rắc rối cho ông vì có người thiển cận cho rằng quan điểm địch, ta trong bài thơ không rõ ràng! Mùa hạ năm 1952, trước khi rời chiến khu Ba Lòng, ông đã cùng với người bạn thân trong Phòng chính trị Phân Khu Bình Trị Thiên lúc đó là họa sĩ Trần Quốc Tiến rủ nhau làm mỗi người một bài thơ bỏ vào hũ sành chôn ở bờ sông trong rừng với lời hẹn 100 năm sau sẽ trở về thăm lại chiến khu xưa! Bài thơ ông viết lúc đó dài 160 câu có tựa đề là “Trăm năm rừng cũ”.
Theo đoàn quân 325 tình nguyện Việt - Lào, ông có “Trường ca Đoàn quân 325”, trường ca “Bài thơ rừng hoa Chăm Pa”. Những bài thơ dài này chưa được in ra, nét chữ chép tay của ông lâu ngày đã mờ phai, nhưng vẫn được bảo quản cẩn thận. Sau năm 1954, tập kết ra Bắc, công tác ở Hà Nội, ông vẫn đều đặn làm thơ và in thơ trên các báo ở thủ đô với bút hiệu Văn Tôn. Năm 1958 sau sự kiện nhân văn giai phẩm ông về làng Cảnh Dương (Quảng Bình) cùng bà con ngư dân ra khơi kéo lưới hay câu cá đêm một mình bên bờ sông Loan, như một ẩn sĩ. Đây là bước ngoặt lớn trong đời thơ của ông. Thơ đã đưa ông từ một cậu thiếu niên con quan, dòng hoàng tộc đến với cách mạng, với đoàn quân chiến thắng. Rồi cũng chính thơ kéo ông về với nỗi cô đơn, đau khổ nơi làng quê heo hút! Nhưng ông vẫn không từ bỏ thơ. Nhớ về những ngày gian nan đó, sau này có lần ông tâm sự: “sống chết với thơ nên chẳng mấy khi tôi được yên ổn. Nhờ không được yên ổn tôi mới có thơ”. Năm 1958 ông được Nhà nước bố trí công tác tại Ty Kiến trúc, sau đó chuyển sang Ty Văn Hóa Quảng Bình. Ông làm nghề bán sách lưu động. Hàng ngày ông đạp xe chở sách đi bán ở các huyện xa ba bốn chục cây số, vất vả, mệt nhọc! Nhưng ông vẫn miệt mài hăng say sáng tạo thi ca bên cạnh những người bạn thơ tài hoa, tốt bụng như Hà Nhật, Xích Bích.. Ông làm nhiều thơ về sản xuất, xây dựng, làm thơ ca ngợi cuộc chiến đấu anh hùng của quân dân Khe Sanh, Quảng Trị của Huế quê hương.. in ở nhiều báo ở Hà Nội với nhiều bút hiệu như Nguyễn Hương Trà, Lý Xuân.. Đặc biệt ông làm rất nhiều thơ về tình yêu và biển. Biển như một nhà hiền triết lớn, một người bạn giúp ông vô số lời giải về cuộc sống và thân phận để biết vượt lên trên con đường thơ đã chọn! Chính mảnh đất nghèo khó và đạn bom ác liệt Quảng Bình đã đùm bọc, cưu mang ông, đã cho ông cuộc sống gia đình, bè bạn và vốn sống để đi tới.
Tháng 5-1965, trong chuyến về thăm Quảng Bình, nhà thơ Xuân Diệu rất tâm đắc với bài thơ Cồn Cỏ của ông. Sau đó bài thơ đã được giải thưởng trong cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ. Đó là lần đầu tiên bút hiệu Hải Bằng xuất hiện trên văn đàn Việt cho đến hôm nay! Bài thơ đã giải phóng ông ra khỏi nỗi cô đơn, mặc cảm, trả ông về với đội ngũ những người cầm bút Việt Nam!
Năm 1975, ông đã khóc như một đứa trẻ sau 30 năm xa quê hương, nay được trở về trong niềm vui giải phóng. Những năm tháng này thơ Hải Bằng òa vỡ, dào dạt, chứa chan. Ông viết ngày viết đêm. Viết rồi chép nắn nót thành từng tập thơ cất vào túi, vì không in ra được. Ông vừa làm thơ vừa vẽ tranh và tạo hình bằng rễ cây. Những “tác phẩm rễ cây” của ông là những bài thơ độc đáo, lạ lùng được khai quật lên từ lòng đất! Mãi tới năm 1980, khi ông 50 tuổi, lương 50 đồng, ông mới được in chung một tập thơ mỏng, tập Hát về ngọn lửa. Năm 1988, khi các nhà thơ có thể tự bỏ tiền ra in thơ một cách thoải mái, thì ông lại quá nghèo và bị căn bệnh hiểm nghèo ung thư vòm họng! Từ đó sức khỏe ông suy sụp hẳn. Suốt 10 năm qua ông không ăn được cơm như người thường. Đi dự liên hoan, chiêu đãi ông chỉ ngồi chơi, nhìn anh em vui. Kỳ lạ thay, chính giai đoạn “chạy đua với thần chết” này, thơ Hải Bằng lại nở rộ hơn bao giờ hết, ông đã vắt kiệt mình để cho ra đời thêm 11 tập thơ mới gồm đủ thể loại thơ hai câu, thơ bốn câu, thơ lục bát, tứ tuyệt, thơ văn xuôi.. Công sức sáng tạo của ông đã được đền bù bằng giải thưởng của UBTQ Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam (tập thơ Sóng đôi bờ), Tập Thơ tình Hải Bằng và bức tranh thuốc nước Mưa Huế được giải thưởng Văn Học cố Đô. Tập thơ cuối cùng, tập thơ thứ 13 của ông đã có giấy phép nhưng chưa kịp in có cái tên thật định mệnh: Độc Hành!
Vâng, bây giờ thì ông thực sự đi một mình trong cõi vô cùng của trời đất. 10 năm qua, ông đã vật lộn với bệnh tật và thời gian nghiệt ngã để có những bài thơ. ln xong thơ rồi phải tự mình mang đi bán, đặng lấy tiền mà in tập sau! Ông mang vác thơ trên thân hình khô gầy của mình như bức tượng người dân Chúa còng lưng vác cây thập giá khổng lồ nhọc nhằn đi trên con đường đức tin thăm thẳm mà tôi từng thấy ở nhà thờ nọ! Đó là hình ảnh đẹp nhất của một nô bộc tận tụy, thủy chung của Đấng Thi Ca linh hiển!
Huế, ngày 17 tháng Mậu Dần
N.M
(TCSH114/08-1998)
NGUYỄN QUANG HÀ
Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.
HUY CẬN - XUÂN DIỆU
(Trích)
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngày 22/7/2021, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Phòng Truyền thống Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.
DƯƠNG HOÀNG
Trải qua những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc tập hợp dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhân dân Thừa Thiên Huế đã từng bước được rèn luyện, thử thách trong gian khó và cùng lớn lên với những tên gọi, những hoạt động, nhiệm vụ cũng thay đổi qua từng giai đoạn để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại của phong trào cách mạng.
HÀ KHÁNH LINH
Còn sống sót sau 30/4/1975 chúng tôi thường tìm đến nhau dẫu có người thân thể không còn nguyên vẹn, hoặc mắc một số bệnh nào đó do di chứng của chất độc hóa học màu da cam Diocine của Mỹ, hoặc bị sốt rét ác tính, hoặc bị tra tấn khi rơi vào tay giặc…
NGUYỄN QUANG HÀ
Chừng 9 giờ tối anh em du kích ra đón chúng tôi ở nghĩa trang làng.
PHƯỚC HOÀNG
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.
MẶC HY
(Nhớ về nhạc sĩ Nguyễn Hồng và các bạn văn nghệ hy sinh 40 năm trước)
MINH ĐẠO
Khi tôi viết nhưng dòng này, tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Bóng tối bao phủ lấy tôi đã 10 năm qua rồi.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho yêu nước, mà thân phụ là một “thầy đồ” trường huyện.
XUÂN HOÀNG
Hồi ký
(Trích Chương V, tập II - "Trường tư thục Thuận Hóa")
PHẠM PHÚ PHONG
Người già thường hay nghĩ ngợi về quá khứ. Không biết có phải vì thế hay không mà khi đọc lại Biên niên Sông Hương[1], tôi bỗng nhớ đến một cuộc hội thảo về Tạp chí Sông Hương diễn ra cách đây gần tròn 37 năm.
VŨ THỊ THANH LOAN
1. Lemur Nguyễn Cát Tường là một họa sĩ trẻ tài năng của khóa IV trường Mỹ thuật Đông Dương (1928 - 1933). Sau khi tốt nghiệp, ông thường xuyên cộng tác với báo Phong Hóa, Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Chiếc áo dài đầu tiên đời tôi được mẹ may vào năm tôi lên Đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Biết nói sao niềm vui sướng của tôi khi lần đầu mặc chiếc áo dài ấy!
TRẦN TRUNG SÁNG
Khoảng mùa đông 1970 - 1971, khi đang còn đang học lớp 10, trong một chuyến phiêu lưu lãng mạn và rồ dại nhất của tuổi thiếu niên, tôi có lần lạc bước đến một xóm nhỏ gần bên cầu Gia Hội, và đã gặp ông: họa sĩ Lê Vinh, người họa sĩ vẽ tranh xi-nê lừng danh nhất xứ Huế thời bấy giờ. Lúc này, ông chừng độ tuổi 30, người dong dỏng, tóc vuốt ngược, sơmi màu, quần jean, giày cổ cao, dáng dấp phong trần, như bước ra từ màn bạc!
HOÀNG PHƯỚC
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ, tiếp đó, ngày 24 tháng 2 năm 1946, cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên phấn khởi nô nức đi bầu Hội đồng Nhân dân tỉnh và Hội đồng Nhân dân thành phố Huế. Đây là ngày hội lớn chưa từng có trong lịch sử của toàn thể Nhân dân Việt Nam sau ngày đất nước được độc lập.
TRẦN NGUYÊN HÀO
Năm 1946, lần đầu tiên toàn thể người dân Việt Nam được hưởng và thực thi quyền làm chủ, tự do lựa chọn bầu ra những người đại diện xứng đáng gánh vác công việc chung của đất nước; cùng với đó là những tư tưởng về dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bài học giá trị cho mai sau.
NGUYỄN ĐÌNH CHI
Hồi ký
KỶ NIỆM 102 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 19-5-1890 _ 19-5-1992.