Gửi đóa mai vàng thuở ấu thơ

08:30 08/03/2010
NGUYỄN TRỌNG TẠOKim Mai thân nhớ,Ngày giáp Tết, tôi về miền thơ ấu. Cây đa cổ thụ, ngôi miếu rêu phong vẫn đứng giữa đồng quê như đợi như chờ từ vạn kỷ.

Con đường đất, vẫn con đường đất vắt qua đồng như một chiếc khăn màu cát sáng dẫn tôi về xóm làng xưa. Gặp những cô bé, cậu bé tung tăng theo mẹ đi chợ Tết, tôi chạnh nhớ tới Mai của bốn mươi lăm năm trước. Hồi ấy tôi và Mai cùng lên bảy, cùng theo mẹ đi chợ Tết, cùng đòi mẹ mua trống trận trống bỏi, kèn gà đất, hoa giấy và bánh mứt. Trên đường về, đứa đánh trống, đứa thổi kèn cứ inh ỏi cả một vùng quê. Bỗng cái trống của tôi bị thủng, tôi tiếc quá, khóc òa. Mai dỗ dành tôi, cho tôi cái trống của Mai, tôi không chịu, và Mai cũng khóc theo. Thế là hai bà mẹ phải đưa chúng mình quay lại chợ mua mấy cái trống nữa cho hai đứa hết khóc mới thôi.

Đấy là kỷ niệm về cái Tết cuối cùng của Mai ở làng quê.

Tết năm sau không còn gia đình Mai. Ngôi nhà bên cạnh nhà tôi, một gia đình khác đến ở. Mẹ tôi lại mua trống mua kèn cho tôi, nhưng tôi thấy buồn, con gà đất và cái trống bỏi như cũng buồn theo. Sau này đọc thơ Nguyễn Hồi Thủ, thấy thơ của một người xa nước khá hay, thế mà tôi chỉ thuộc được vài câu:

            Nhà tôi lài lý thơm về tối
            Em bỏ tôi đi mười ba tuổi
            Mà sao còn nhớ tóc em dài

Mai đã bỏ tôi, bỏ làng mà đi từ năm lên tám tuổi. Rồi đất nước chia cắt. Rồi chiến tranh liên miên. Người bạn gái ấu thơ của tôi biệt mù tăm tích. Những đứa bạn học "Khai trừ" Mai ra khỏi đội nhi đồng, dù biết rằng nếu không "khai trừ" thì Mai cũng chẳng còn ở quê để mà sinh hoạt đội.Bạn bè coi Mai như một vết nhơ làm mờ nhòa truyền thống. Mai theo gia đình vào chung sống dưới một chế độ khác. Lớn lên, đứa vào đại học trong nước, đứa đi du học Đông Âu, đứa ở lại làng quê, và hầu hết là vào bộ đội đi giải phóng miền . Có lúc tôi đã tìm Mai ở xứ mai vàng. Nhưng thời gian dâu bể, cá nước chim trời. Nghe người nói gia đình Mai đã chết trong loạn lạc đạn bom, kẻ lại bảo Mai theo chồng du học ở tận bên Pháp hay bên Mỹ. Rồi lại nghe nói chồng Mai là một sĩ quan của chế độ Sài Gòn cũ, giờ ở tận Cali tham gia một tổ chức chống cộng và trong một cuộc dạ hội đã dương lên lá cờ tam tài. Năm ngoái tôi lại được một thông tin khác hẳn: chồng Mai là một công chức hiền lành không tham gia đảng phái nào, sống yếm thế như người tu hành. Còn Mai là một tiến sĩ toán đã thiết kế thành công một loại "nhà chống bão" cho những vùng dân cư luôn bị bão lụt...Nói chung, thông tin về Mai từ con số không đến sự nhiễu loạn, tôi chẳng biết đâu mà lần ra cái múi tơ vò ấy.

Những người bạn ấu thơ của ta giờ cũng đã ngả bạc mái đầu. Năm mốt đứa tuổi Đinh Hợi trong làng giờ chỉ còn hăm mốt. Ba mươi đứa đã ngã xuống trong chiến tranh, hoặc bị ung thư mà qua đời. Tết nào cũng gặp lại ở làng mươi đứa. Cái cậu "Trúc Bút chì" hồi nhỏ chắc Mai còn nhớ chứ? Nó gầy cao và đầu nhọn như một cái bút chì dựng ngược ấy mà. Hồi đó nó hay chọc ghẹo Mai, bị tôi gõ cho một cái sưng đầu, giờ gặp lại, nó cứ nhắc Mai hoài. Thế là cả bọn lại nhớ về Mai và thấy buồn cười cho cái trò "khai trử" đội viên trẻ con ngày xưa. Trúc Bút chì giờ đã thành ông nội rồi, "ông nội" ước: "Nếu bà Mai đưa nhà chống bão về làng mình, tôi sẽ xin một cái". Nói vậy thôi chứ nhà Trúc Bút chì cao đến 4 lầu ở giữa Hà Nội. Anh ta là phó tiến sĩ vật lý đấy.

Mấy ngày Tết ở quê nhà, đi mỏi chân, nói mỏi miệng, và uống ruợu uống bia bụng căng như cái trống. Mấy bà bạn ngày xưa chân lấm tay bùn giờ áo hoa váy đầm đến đâu là đường làng ngõ xóm cứ sáng choang rực rỡ. Những người từ thành phố về quê ăn tết không những ăn diện rất bảnh mà "túi" cũng căng lắm. Những đồng tiền mừng tuổi không còn nhàu nát và nhỏ bé như thời thơ ấu mà cứ mới toanh "cạo râu" được. Ba nhà thờ họ trong làng bị đạn bom tàn phá trong chiến tranh, giờ được xây dựng to đẹp hơn nhiều. Trống tế, trống chầu cứ lùng tùng khắp làng trên xóm dưới thay cho tiếng pháo.

Ấy vậy mà khi tạm biệt làng quê, đi qua cánh đồng có cây đa cổ thụ, ngôi miếu rêu phong ngào ngạt hương khói, tôi lại thấy buồn khi nghĩ tới Mai và những bạn bè xa vắng. Tất cả các thông tin về Mai đều như trong một giấc mơ. Mai đang ở đâu? Chẳng lẽ đóa Mai vàng của tuổi thơ đã vĩnh viễn lìa xa cõi đời này, lìa xa ngôi làng ấu thơ với những kỷ niệm vàng son của tuổi nhỏ? Tôi lại "nói dại" rồi. Bởi trong lòng tôi luôn tin rằng, Kim Mai vẫn còn đâu đó, trong trò chơi trốn tìm rúc rích phía làng quê.

N.T.T
(132/02-2000)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Nếu có một biến động địa chất nào đó xảy ra thật nhẹ nhàng, khiến cho chỉ sau một đêm thức dậy, người ta bỗng thấy hai bờ sông Hương đã líp lại với nhau - nghĩa là thành phố Huế vẫn y nguyên, nhưng sông Hương không còn nữa...

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất hẹp, mỏng như lưỡi liềm.

  • LÊ HÙNG VỌNG
                 Bút ký

    Buổi chiều sau giờ làm việc, hai chúng tôi thường tha thẩn đạp xe qua những đường phố cũ.

  • “Ký ức về nội” của Tâm Định Lê Văn Đại là một tạp ghi những câu chuyện mộc mạc ở một làng quê Cố đô Huế dưới dạng nguyên thô.
    Tòa soạn trân trọng tính chân thật của người kể chuyện nên xin được trích đăng nguyên văn một số đoạn trong tập hồi ký nhỏ này, với mong muốn gìn giữ nếp nhà, nét văn hóa làng xã ngày xưa trước sức ép ngày một lớn của sự hiện đại hóa đời sống xã hội. Đây có thể là những đường viền rất nhỏ để bảo vệ sự thuần khiết, tính vĩnh cửu của đời sống văn hóa chúng ta.

  • VĨNH NGUYÊN

    Cung đờn - nghĩa nôm này ở vùng này là tiếng gió. Mùa hè nóng bức, về phá Tam Giang, ngồi lên sàn nhà chồ của dân chài cắm giữa phá, ta mới thấy thắm thía tiếng gió ấy.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH 

    Lỡ chuyến đò có thể chờ chuyến đò sau. Lỡ mất cung có thể chuộc lại cung từ người nhặt được. Lỡ mất cái không biết tìm ở đâu đâu?

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Trên núi, có cây cỏ, chim muông. Có ngôi chùa nhỏ. Trong chùa có tượng Phật, có sư. Tất cũng có mõ chuông, tụng niệm. 

  • NGUYÊN HƯƠNG  

    Nhớ có lần An Ni nói, nước một khi chảy sâu, sẽ không phát ra tiếng. Tình cảm con người một khi sâu sắc, cũng sẽ tỏ ra đạm bạc. Chính là sự giản đơn, cần kiệm. Ký ức cũng vậy. Nó không cầu xin sự chải chuốt kỳ cọ. Nó cần nguyên vẹn là mình.

  • TRU SA   

    Mùi khói, có khói. Ai đấy đốt lửa.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Chưa cần đến âm nhạc, Huế từ trong tâm hồn nó đã mang sẵn một mêlôđy của riêng mình.


  • LÊ HƯNG TIẾN

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

    Một cuộc hành trình chỉ có thời gian xê dịch. Còn con người thì cứ ở nguyên một chỗ, không đi đâu cả. Vẫn mảnh sân ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn khuôn vườn ấy.

  • BÙI KIM CHI

    Ngoài trời bao la xinh tươi bao cô gái đẹp cười trông xinh như hoa. Lập lòe tà áo xanh xanh che bông tím vàng đẹp hơn tiên nga…

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   
                              Bút ký  

    Tiếng hát năm xưa bay vào không trung, se lại những mùa hoa vàng mấy độ. Trong màu xuân dát cả đất trời, người mở cửa bước ra, diễu chân qua từng ngõ từng nhà, lên đồi xuống phố, băng đồng sang sông…

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI  

    Có một ngày nọ tôi nhẹ nhàng đến bên người và hỏi: Đã có bao giờ người đi lạc hay chưa?

  • LÊ BÁ ĐẢNG

    Bài viết do Phạm Thị Anh Nga chuyển ngữ theo đề nghị của Đạo diễn Đặng Nhật Minh và bà Lê Cẩm Tế, nguyên Giám đốc Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, nhằm bổ sung cho cuốn phim tài liệu đang hoàn thiện về Lê Bá Đảng.

  • DƯƠNG THỦY
              Tùy bút  

    Có năm hoa bằng lăng ở Huế nở hết mình. Khắp các ngả đường, cả vùng ven thôn quê, cây bằng lăng đơm hoa tím thẳm một màu. Chưa bao giờ bằng lăng xứ thần kinh nở dồn dập và tưng bừng đến thế.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    Một
    Sông Bảo Định có nhiều chi lưu, một trong những chi lưu đó là rạch Bà Tàu. Thủy lộ con rạch lớn ròng tùy thuộc con nước rong kém và nó chảy cũng chẳng thẳng thớm gì cho lắm, có đoạn ngoằn ngoèo cong xoắn.

  • NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
                            Tạp bút

  • NGUYÊN SỸ
           Bút ký  

    Sẽ không mấy người tin những ngọn đồi xanh thẳm, những triền đê dài với dòng kênh miên man hoa nắng mỗi chiều và những khoảnh ruộng đứt quãng nối cùng bãi cỏ thênh thang, mỗi chiều đàn trâu vẫn thong dong gặm cỏ dưới trong vắt mây trời, trước kia là một góc chiến trường ngút lửa và nay di chứng vẫn còn nằm dưới lòng đất sâu.