Không hoa lệ như trong những dòng văn của Thạch Lam, cũng không lãng mạn tình tứ như câu hát “sương giăng Hồ Tây trắng”... Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, hiện ra trong ký ức của tác giả Trung Sỹ rất khác.
Có một Hà Nội như thế
Song song với sự phát triển như vũ bão của Hà Nội, con người ta có xu hướng hoài cổ, hay nhớ về những thứ đã cũ, đã qua. Những tác phẩm về thời bao cấp ngày càng xuất hiện nhiều, “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” (Công ty CP Văn hóa Truyền thông Sống phát hành) của tác giả Trung Sỹ là một trong số đó, có điều nó vừa lạ, vừa rất đời. Bằng giọng văn chân chất, trào phúng, tác giả gom góp ký ức của một cậu bé Hà Nội cũ, kể lại khó khăn, gian khổ của những ngày đi sơ tán, niềm hạnh phúc với chiếc mũ rơm, nỗi khó hiểu với chiếc tem phiếu cùng những người lạ đến ở nhà mình. Và đằng sau đôi mắt xanh non ấy, Hà Nội hiện ra...
Không lấp lánh hoa lệ hay lãng mạn tình tứ, đó là một Hà Nội khác, thật hơn bởi những khó khăn, lầm than cơ cực ngày ấy. Đó là Hà Nội những ngày sau giải phóng miền Bắc, mọi người trở về từ nơi sơ tán với niềm hân hoan cùng nỗi lo toan xây dựng lại cuộc sống. Nhưng chẳng lâu sau, già trẻ lại dắt díu nhau đi sơ tán khỏi các trận địch tái phát bắn phá, đám trẻ ngồi dưới gầm cầu thang ôm đầu sợ hãi, hồi hộp chờ tiếng máy bay địch khuất xa. Và Hà Nội trong tuổi thơ của những đứa trẻ 6x khi ấy, là các quầy mậu dịch đông người xếp hàng cùng gương mặt mệt mỏi và các cô mậu dịch viên khó tính. Hà Nội còn là mái tóc phi - dê của mẹ và căn gác nơi bà nội làm việc có mùi giấy mốc kỳ lạ. Không phải 36 phố phường sầm uất kinh kỳ, mà là xưởng làm mì gia công “100 cân bột thì nhận 94 cân mì sợi”, theo cậu bé Trung Sỹ thì “có lẽ, vì dính mồ hôi con người mà các sợi mì gia công có vẻ dai và mặn hơn các sợi mì nhà nước”.
Tuổi thơ của những đứa trẻ trong “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” quả thật gắn với tem phiếu. Phiếu gạo, phiếu dầu mẹ phải đong đếm từng chút. Với cả mũ rơm tránh đạn khi về quê sơ tán. Cũng là chiếc mũ rơm hôm qua vẫn thấy bạn cùng bàn đội mà hôm nay đã nghe tin bạn giẫm phải mìn, không về được nữa. Hà Nội ấy sao mà vất vả, ngây thơ, nhưng vẫn cứ lấp lánh tình người, dù xung quanh còn nhiều hoài nghi, trăn trở về thế sự.
Những điều đó, được kể bằng chất giọng bình tĩnh, đôi lúc trào phúng, nhưng ẩn chứa nỗi đau buồn, tiếc nuối cho năm tháng và phận người. Nó làm cho người ta cười, mà cũng có thể bật khóc ngay được. Nhà văn Bình Ca, tác giả của “Quân khu Nam Đồng” thốt lên, phải có tình yêu sâu nặng lắm với Hà Nội thì mới nhớ được, ghi lại chân xác những khoảnh khắc đó. “Nhưng “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” không chỉ lưu lại những khoảnh khắc đẹp, mà còn mở ra cả bảo tàng về thời chiến tranh, bao cấp và những ngày sơ tán về quê trong hai thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước. Một câu chuyện mang vẻ đẹp huyền hoặc của màu thời gian và sự hoài niệm qua góc nhìn của một cậu bé Hà Nội cũ”.
Hoài niệm màu thời gian
“Màu thời gian không xanh/ Màu thời gian tím ngắt”, chợt câu thơ của Đoàn Phú Tứ dẫn dắt về dòng thời gian mấy chục năm qua phủ lên Hà Nội. Mấy chục năm không làm người ta quên đi, chỉ thôi thúc người ta hoài niệm một thời. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến tìm được đồng cảm thế hệ với Trung Sỹ về một ký ức Hà Nội như dòng chảy cuộc đời xuôi theo từng trang viết. “Lượng nhà văn hiện nay viết về Hà Nội rất nhiều, nhưng viết được về Hà Nội một cách thật, lôi cuốn còn ít. Trung Sỹ nằm trong số ít ấy. Nhiều người viết về Hà Nội, như Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn... như thể rứt từng mẩu hồi ức nhập vào xác chữ, còn Trung Sỹ đưa cả dòng đời ào ạt chảy vào cuốn sách. Trong sự tổng hòa ấy, ta may mắn thay, được đọc một cuốn sách thật là Hà Nội”.
![]() Hà Nội những năm 1970 |
“Thật là Hà Nội” vì những câu chuyện cứ như thể tuôn ra từ mùi đất, mùi gió, trong ngõ nhỏ, phố nhỏ... Hà Nội của một thời đọng trong cái thân tình của con người. Đó là câu chuyện về bà vú già chăm mẹ từ khi còn bé tí, rồi đến lúc mẹ sinh con, lại một tay bà chăm mấy đứa con ấy, đến khi bà già rồi về quê, nhà sơ tán khắp nơi, con của mẹ lại về ở nhà bà, bà yêu thương, che chở như con cháu mình... Ấy là tình cảm xuyên suốt của những người không cùng máu mủ, là một trong rất nhiều câu chuyện mà nhà văn Trung Sỹ gói trong trí nhớ của tháng năm.
Đó là câu chuyện của ông Phan Vi Long, cháu Tổng đốc Vi Văn Định, người lính pháo cao xạ 100mm cũng là nhân vật trong cuốn sách. Nhắc về Hà Nội của những ngày xưa cũ, ông nhớ mãi kỷ niệm ngày cưới. Hồi ấy đón dâu bằng xe đạp lọc cọc, phải huy động hàng xóm ai có xe thì cho mượn, tiệc cưới đơn giản, cô dì chú bác thương cháu đã để dành tem phiếu trước cả tháng, đợi đến đám cưới thì đổi lấy kẹo bánh. Ngày đón dâu, mẹ đứng đợi ở cửa và dắt con dâu vào nhà... Giản dị vậy mà tình cảm ai nấy dạt dào.
Có nhiều điều xưa cũ về Hà Nội bị chê là nhàm chán nhưng với nhiều người, Hà Nội luôn đầy điều vương vấn. Vương vấn một cách riêng, như cách Trung Sỹ gọi về Hà Nội: “Tôi sẽ không dùng chữ người Hà Nội gốc, cũng như phố cổ Hà Nội trong câu chuyện này, bởi “gốc” và “cổ” mờ mịt, xa xôi quá. Mới gần 150 năm đã gọi rằng gốc người cổ phố e chừng chưa đủ. Chữ cũ là đủ cho một lớp người rồi”. Vậy nên, Hà Nội hiện lên đúng như nó cần phải hiện lên, dù thành phố đang có nhiều biến đổi.
. Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).
Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.
“Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…
"Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.
"Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".
Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…
Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.
Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?
NGUYỄN NHẬT ÁNH
Tạp văn
Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký" khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi.
Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…
Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.
Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như bờ sông Hương ở Huế vậy…”.