Gom góp ký ức về Hà Nội cũ

09:00 04/10/2019

Không hoa lệ như trong những dòng văn của Thạch Lam, cũng không lãng mạn tình tứ như câu hát “sương giăng Hồ Tây trắng”... Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, hiện ra trong ký ức của tác giả Trung Sỹ rất khác.

Có một Hà Nội như thế

Song song với sự phát triển như vũ bão của Hà Nội, con người ta có xu hướng hoài cổ, hay nhớ về những thứ đã cũ, đã qua. Những tác phẩm về thời bao cấp ngày càng xuất hiện nhiều, “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” (Công ty CP Văn hóa Truyền thông Sống phát hành) của tác giả Trung Sỹ là một trong số đó, có điều nó vừa lạ, vừa rất đời. Bằng giọng văn chân chất, trào phúng, tác giả gom góp ký ức của một cậu bé Hà Nội cũ, kể lại khó khăn, gian khổ của những ngày đi sơ tán, niềm hạnh phúc với chiếc mũ rơm, nỗi khó hiểu với chiếc tem phiếu cùng những người lạ đến ở nhà mình. Và đằng sau đôi mắt xanh non ấy, Hà Nội hiện ra...

Không lấp lánh hoa lệ hay lãng mạn tình tứ, đó là một Hà Nội khác, thật hơn bởi những khó khăn, lầm than cơ cực ngày ấy. Đó là Hà Nội những ngày sau giải phóng miền Bắc, mọi người trở về từ nơi sơ tán với niềm hân hoan cùng nỗi lo toan xây dựng lại cuộc sống. Nhưng chẳng lâu sau, già trẻ lại dắt díu nhau đi sơ tán khỏi các trận địch tái phát bắn phá, đám trẻ ngồi dưới gầm cầu thang ôm đầu sợ hãi, hồi hộp chờ tiếng máy bay địch khuất xa. Và Hà Nội trong tuổi thơ của những đứa trẻ 6x khi ấy, là các quầy mậu dịch đông người xếp hàng cùng gương mặt mệt mỏi và các cô mậu dịch viên khó tính. Hà Nội còn là mái tóc phi - dê của mẹ và căn gác nơi bà nội làm việc có mùi giấy mốc kỳ lạ. Không phải 36 phố phường sầm uất kinh kỳ, mà là xưởng làm mì gia công “100 cân bột thì nhận 94 cân mì sợi”, theo cậu bé Trung Sỹ thì “có lẽ, vì dính mồ hôi con người mà các sợi mì gia công có vẻ dai và mặn hơn các sợi mì nhà nước”.

Tuổi thơ của những đứa trẻ trong “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” quả thật gắn với tem phiếu. Phiếu gạo, phiếu dầu mẹ phải đong đếm từng chút. Với cả mũ rơm tránh đạn khi về quê sơ tán. Cũng là chiếc mũ rơm hôm qua vẫn thấy bạn cùng bàn đội mà hôm nay đã nghe tin bạn giẫm phải mìn, không về được nữa. Hà Nội ấy sao mà vất vả, ngây thơ, nhưng vẫn cứ lấp lánh tình người, dù xung quanh còn nhiều hoài nghi, trăn trở về thế sự.

Những điều đó, được kể bằng chất giọng bình tĩnh, đôi lúc trào phúng, nhưng ẩn chứa nỗi đau buồn, tiếc nuối cho năm tháng và phận người. Nó làm cho người ta cười, mà cũng có thể bật khóc ngay được. Nhà văn Bình Ca, tác giả của “Quân khu Nam Đồng” thốt lên, phải có tình yêu sâu nặng lắm với Hà Nội thì mới nhớ được, ghi lại chân xác những khoảnh khắc đó. “Nhưng “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” không chỉ lưu lại những khoảnh khắc đẹp, mà còn mở ra cả bảo tàng về thời chiến tranh, bao cấp và những ngày sơ tán về quê trong hai thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước. Một câu chuyện mang vẻ đẹp huyền hoặc của màu thời gian và sự hoài niệm qua góc nhìn của một cậu bé Hà Nội cũ”.

Hoài niệm màu thời gian

“Màu thời gian không xanh/ Màu thời gian tím ngắt”, chợt câu thơ của Đoàn Phú Tứ dẫn dắt về dòng thời gian mấy chục năm qua phủ lên Hà Nội. Mấy chục năm không làm người ta quên đi, chỉ thôi thúc người ta hoài niệm một thời. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến tìm được đồng cảm thế hệ với Trung Sỹ về một ký ức Hà Nội như dòng chảy cuộc đời xuôi theo từng trang viết. “Lượng nhà văn hiện nay viết về Hà Nội rất nhiều, nhưng viết được về Hà Nội một cách thật, lôi cuốn còn ít. Trung Sỹ nằm trong số ít ấy. Nhiều người viết về Hà Nội, như Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn... như thể rứt từng mẩu hồi ức nhập vào xác chữ, còn Trung Sỹ đưa cả dòng đời ào ạt chảy vào cuốn sách. Trong sự tổng hòa ấy, ta may mắn thay, được đọc một cuốn sách thật là Hà Nội”.


Hà Nội những năm 1970

“Thật là Hà Nội” vì những câu chuyện cứ như thể tuôn ra từ mùi đất, mùi gió, trong ngõ nhỏ, phố nhỏ... Hà Nội của một thời đọng trong cái thân tình của con người. Đó là câu chuyện về bà vú già chăm mẹ từ khi còn bé tí, rồi đến lúc mẹ sinh con, lại một tay bà chăm mấy đứa con ấy, đến khi bà già rồi về quê, nhà sơ tán khắp nơi, con của mẹ lại về ở nhà bà, bà yêu thương, che chở như con cháu mình... Ấy là tình cảm xuyên suốt của những người không cùng máu mủ, là một trong rất nhiều câu chuyện mà nhà văn Trung Sỹ gói trong trí nhớ của tháng năm.

Đó là câu chuyện của ông Phan Vi Long, cháu Tổng đốc Vi Văn Định, người lính pháo cao xạ 100mm cũng là nhân vật trong cuốn sách. Nhắc về Hà Nội của những ngày xưa cũ, ông nhớ mãi kỷ niệm ngày cưới. Hồi ấy đón dâu bằng xe đạp lọc cọc, phải huy động hàng xóm ai có xe thì cho mượn, tiệc cưới đơn giản, cô dì chú bác thương cháu đã để dành tem phiếu trước cả tháng, đợi đến đám cưới thì đổi lấy kẹo bánh. Ngày đón dâu, mẹ đứng đợi ở cửa và dắt con dâu vào nhà... Giản dị vậy mà tình cảm ai nấy dạt dào.

Có nhiều điều xưa cũ về Hà Nội bị chê là nhàm chán nhưng với nhiều người, Hà Nội luôn đầy điều vương vấn. Vương vấn một cách riêng, như cách Trung Sỹ gọi về Hà Nội: “Tôi sẽ không dùng chữ người Hà Nội gốc, cũng như phố cổ Hà Nội trong câu chuyện này, bởi “gốc” và “cổ” mờ mịt, xa xôi quá. Mới gần 150 năm đã gọi rằng gốc người cổ phố e chừng chưa đủ. Chữ cũ là đủ cho một lớp người rồi”. Vậy nên, Hà Nội hiện lên đúng như nó cần phải hiện lên, dù thành phố đang có nhiều biến đổi.

Theo Hải Đường - ĐBND
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Hội Nhà văn Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1957, sau Hội nghị thành lập Hội diễn ra tại trụ sở Câu lạc bộ Đoàn Kết, từ 1/4 đến 4/4/1957. Trong lịch sử văn học Việt Nam thời hiện đại đây là lần đầu tiên có một tổ chức của những người lao động văn học trên  toàn quốc.

  • Tái hiện bức tranh Hà Nội thời bao cấp, rồi từ đó đi tìm cái chất nhân văn thuần nhất trong đời sống con người, “Chuyện ngõ nghèo” là cuốn tiểu thuyết đánh dấu sự trở lại của Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh năm 2017 sau một loạt các tiểu thuyết đình đám như: Mẫu Thượng Ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa…

  • 1. “Thiện, Ác và Smartphone” là tập tiểu luận thứ hai của Đặng Hoàng Giang, sau “Bức xúc không làm ta vô can” - cuốn sách ra mắt năm 2015 và gây được tiếng vang rộng rãi.

  • Nhân chuyến trở lại Việt Nam truyền giảng phật pháp, ngày 4-4, Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche đến từ Ấn Độ đã dành nhiều thời gian giao lưu cùng bạn đọc tại TPHCM.

  • Nguyễn Trí được biết đến vào năm 2013 khi tác phẩm Bãi vàng, đá quý trầm hương (NXB Trẻ) đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. “Sự nghiệp” cầm bút của Nguyễn Trí đến nay mới chỉ 5 năm nhưng ông đã có 9 cuốn sách truyện dài, truyện ngắn ra đời.

  • Phan Việt vừa có buổi giao lưu về tác phẩm mới nhất, cũng là tác phẩm chị cho là quan trọng nhất trong bộ ba "Bất hạnh là một tài sản" của mình.

  • Sáng 21-3, tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM, đã diễn ra buổi ra mắt tập tiểu luận, phê bình Nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng đồng nghiệp do Hội Nhà văn TP thực hiện (NXB Hội Nhà văn xuất bản).

  • Nhà sách Trí Việt cho biết sau gần 3 năm thực hiện với 6 lần chỉnh sửa, Hội đồng thẩm định cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do Ban Tuyên giáo TƯ thành lập đã đồng ý cho phép xuất bản cuốn sách này.

  • Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.

  • Ngày 4 và 5/1, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành họp để bình chọn bảy tác phẩm xuất sắc của làng viết năm qua. Kết quả được công bố hôm 10/1.

  • Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.

  • Nói về cuốn sách phê bình văn học Giăng lưới bắt chim của mình, Nguyễn Huy Thiệp hay nhắc lại điều thoạt tiên tưởng rằng ông "lấp lửng": tôi viết có đúng có sai, có chính xác có nhầm lẫn, viết khi mình "đang còn nửa mê nửa tỉnh".

  • Có một thực tế là rất nhiều người song hành giữa việc viết văn và viết báo. Xét về góc độ thể loại thì văn học và báo chí là hai thể loại khác nhau nhưng giữa chúng lại có sự tương đồng với nhau về nhiều khía cạnh. Vì thế việc song hành giữa văn chương và báo chí là điểu dễ hiểu.

  • hông biết đã đến đáy chưa thảm trạng tác giả (khoa học và nghệ thuật) bị xâm hại trắng trợn về bản quyền như hai công trình về dân tộc học của GS.Từ Chi, và về sử học của GS.Trần Quốc Vượng. Hai tác giả có tên tuổi đã quá cố, và những nhà xuất bản gây nên sự cố, làm méo mó, biến dạng đứa con tinh thần của họ lại là những nhà xuất bản có những cái tên rất sang, là cơ quan ngôn luận của những cái hội nghề nghiệp lẽ ra phải rất nghiêm chỉnh, đứng đắn trước công luận. Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng. Không biết gia đình, thân nhân của hai tác giả có ý kiến gì không? Ta đã có lệ luật gì về những vụ việc như vậy, để đưa ra tòa án dư luận?

  • Chiều 7.10, Hội đồng giám khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội gồm các nhà văn, nhà thơ: Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Sĩ Đại, Lê Minh Khuê, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thành Phong đã họp phiên chung khảo.

  • Ngày 4/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Tác phẩm văn xuôi, trong đó có truyện ngắn xuất hiện trên báo chí đã trở thành món ăn tinh thần nhiều năm nay cho độc giả. Tuy nhiên, dường như món ăn tinh thần này đang ngày càng có xu hướng bị co lại, bị thay thế.

  • Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh, cách mạng thời gian qua đã có nhiều đổi mới và được giới chuyên môn ghi nhận.

  • Viết về cuộc Cách mạng mùa Thu 70 năm về trước, nhà văn  Nguyễn Đình Thi -  người can dự, đồng thời là chứng nhân của cuộc cách mạng vĩ đại đó (Năm1945 ông dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào và được cử vào Ủy ban Giải phóng dân tộc; sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Ủy viên thường trực) đã ví nó giống như “một cuộc lột vỏ”, “rũ bùn” đứng lên của con người, của dân tộc Việt Nam: Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Đất nước).        

  • Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về văn hóa văn nghệ được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội.