Góc buồn phảng phất

15:17 20/08/2008
VỌNG THẢO(Về tập sách "Vì người mà tôi làm như vậy" của Hà Khánh Linh – NXB Hội Nhà văn – 2002)

Sinh ra và trưởng thành trong chiến tranh, soi mình vào nghiệp viết, Hà Khánh Linh là một trong những nhà văn nữ hiếm hoi sau 1975 vẫn không ngừng dằn vặt, khắc khoải những nỗi buồn chiến tranh từ ký ức. Đã xuất bản trên 10 tập sách, gần đây nhất, Hà Khánh Linh bất ngờ một "góc buồn phảng phất" với cái nhìn trẻ trung, hiện đại và đặc tả mới cho tập sách "Vì người mà tôi làm như vậy" – một góc buồn chín đầy tâm tưởng!
Đây là một tập truyện mà khi cầm trên tay, bạn đọc sẽ không khỏi tò mò, băn khoăn về nhan đề. Một nhan đề vừa lạ, vừa quen? Quả thực, nó trùng với tên của một vở diễn trong chương trình biểu diễn của Festival Huế 2000. Tuy nhiên, không "mượn" sống sượng nhan đề vở kịch Pháp cho tập truyện ngắn và tên truyện của mình, bắt nguồn từ cảm hứng vở kịch đầy ắp sự thách đố diễn giải đa chiều, bằng trí tưởng tượng vô cùng phong phú, nhà văn đã khéo léo dẫn dắt người đọc đi vào một cuộc tình thơ mộng giữa chàng đạo diễn vở kịch và người con gái xứ Huế mộng mơ. Những tình tiết của cuộc tình ấy không "vượt biên" ra khỏi miền chiến tranh – miền ký ức của nhân vật. Ngay trong miền ký ức, người đọc đã phảng phất được một nỗi buồn riêng. Đâu là không gian? Đâu là thời gian? Không còn ai để ý... Vì hình như cả người viết lẫn người đọc đã chung cục trở thành nhân vật phụ, chứng kiến, hóa thân vào những kỷ niệm, buồn đau và thức tỉnh với con người Dayan.
Trong tập truyện, ngoài sự dụng công khá đặc biệt của các nhan đề như lấy nhan đề – cảm hứng từ một vở kịch, một câu thơ, hay một truyện ngắn trước đó của chính mình... để khởi phát một câu chuyện hoàn toàn khác, nhà văn còn rất trẻ trung trong lối đặc tả "chồng mờ" (ngôn ngữ điện ảnh) để gắn kết nhiều lớp nhân vật. Nếu Hà Khánh Linh chỉ để cho chàng đạo diễn Joseph Dayan của vở kịch "Vì người mà tôi là như vậy" đi tìm một Thục Quyên năm xưa, để rồi chỉ tìm thấy những tàn tro kỷ niệm thì nhan đề truyện, kết cấu và cách kết thúc đã mất đi khá nhiều sự đa nghĩa. Cô em gái của Thục Quyên – một "nàng Huế" Thục Anh tiếp tục câu chuyện cũ bỏ dở trong những chắp vá hồi ức như tô đậm thêm phần thơ của truyện, vừa bất ngờ, vừa cảm động. Sự bất ngờ và cảm động xuất phát từ lối đặc tả "chồng mờ" của nhà văn cũng đi sâu khai thác nhiều biến cố tâm lý của nhân vật từ kỷ niệm chiến trường qua một chiếc ly có khắc danh của nữ nhà báo đến cuộc tình sinh viên khá phổ biến của thời hiện tại (Trần Thúy Vy), từ những ký ức máu lửa đã tinh kết vào mơ ước "Viên ngọc trai màu đỏ" của đôi trai trẻ Hạnh – Lạc, những công dân miệt đầm đến cuộc tình bi tráng của thím Phước, chú Ngọc... xa hơn nữa... là một viễn tượng phảng phất buồn, phảng phất niềm thương cảm của cuộc tình Trọng Thủy – Mị Châu...
Những cốt truyện tưởng chừng quen thuộc theo lối đặc tả ấy đã sinh động hẳn lên, lung linh hẳn lên trong gạch nối buồn xưa – thế sự nay.
Có lần, nóivề những tác phẩm của mình, Hà Khánh Linh khẳng định: "tôi là một nhà văn trưởng thành trong chiến tranh. Hầu như tất cả các nhân vật của tôi đều bước ra từ chiến tranh. Các nhân vật của tôi dù là vị tổng thống, chủ tịch nước, người thợ hay người công nhân... hay bất cứ ai thì vẫn là người sinh ra và trưởng thành trong chiến tranh". Đan kết một không gian xung động mâu thuẫn và gắn liền, trong tập truyện "Vì người mà tôi làm như vậy", tác giả đã "nhân" hệ thống nhân vật lên những tầng thế hệ mới, hòa nhập vào đời sống hiện đại, bằng con mắt tinh tế mà tha thiết những vui buồn bất trắc, những day dứt chiến tranh. Không gian xung động trong truyện của chị, với cách mở rộng nhân vật như thế, vẫn tiếp tục là tiếng vang của thực tại từ ký ức, của "trong chiến tranh và sau chiến tranh". Một nỗi buồn phảng phất. Một tình yêu vô vọng không bến dừng. (Nhịp tim mùa xuân). Một thảng thốt kỷ niệm chiến trường ắp đầy nước mắt, sự nghiệt ngã đạn bom nhưng ấm áp tình người (Đập cổ kính ra tìm lấy bóng...) Trên cái nền ký ức, nhân vật cũ của nhà văn bước chân vào đời, hiện đại và gần gũi hơn với những tình tiết của đời sống hiện thực này.
Chiếm dung lượng 1/3 tập truyện là truyện "Người cắm hoa nhà thờ" – Không gian của truyện vừa này rất hẹp, chảy theo dòng ký ức, theo nỗi buồn như khói như sương của người trinh nữ suốt đời dâng nguyện đời mình cho niềm tin Thiên Chúa. Theo bước chân của Lộ Đức, người đọc không vọng niệm về nhân vật một tạp âm nào, mong manh mơ hồ là cảm thức về đường nét ảo mờ như Huệ tím (Iris) với những yếu tính Đông Phương mềm mại và trinh trắng vô ngần. Nếu như Iris của H. Hesse là hướng đạo của cuộc hành trình chàng Anselm đi tìm một đức tin khi biết "chúng ta hiện hữu ở trên quả đất này có ý nghĩa cho sự hồi tưởng, tìm kiếm và lắng nghe những hình dáng màu sắc âm thanh đã mất, và quê hương thật sự của chúng ta là ở đàng sau đó", thì Lộ Đức lại là biểu tượng của thiên tín nữ nâng niu sự cứu rỗi và phụng sự cho một quê hương tinh thần, nâng niu sự hòa nhập nội tâm vào những góc buồn ký ức.
Dưới những góc nhìn của mình, văn của Hà Khánh Linh bao giờ cũng là một sự kết hợp giữa phóng sự, ký và những câu chữ được chắt lọc từ chất thơ mềm mại nhất. Dung chứa nhiều số liệu, sự kiện, văn mạch của chị bạo liệt và xông xáo. Câu văn vừa mộc mạc vừa có "duyên ngầm" nhưng đôi lúc cũng là một nhược điểm khiến người đọc, nhất là độc giả trẻ ít hào hứng với "giọng văn chiến trường”. Cùng với tính bạo liệt, sự khái quát của nhà văn như một cánh cửa mở ra nhiều cánh cửa nhỏ, như một mặt biển rộng bao la những gợn sóng buồn. Phải chăng, chính vì vậy mà đến với tập truyện này, người đọc muốn liên tưởng đến một câu thơ đã phảng phất cái phong vị của lá thu đang gói những sắc trời, để ẩn lánh nỗi buồn bằng cách tìm gặp những nỗi buồn:
Nhặt nỗi buồn
Xem trăng lặn trên tay.
(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
rồi cũng biết... "Vì người mà tôi làm như vậy "!
V.T
(nguồn: TCSH số 159 - 05 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • VƯƠNG TRỌNG

    Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.

  • NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

    Đọc truyện ngắn Hồng Nhu, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào trong một thế giới huyền thoại, thế giới của những lễ hội, phong tục, tập quán xưa huyền bí mà có thật của người dân đầm phá Tam Giang.