Không phải ngẫu nhiên mà Giáo sư Phan Huy Lê lại đặt tên cho đứa con tinh thần của mình vừa mới ra đời cách đây không lâu là “Huế và triều Nguyễn”, cuốn sách do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với NXB Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2014.
Theo dặm dài lịch sử hơn 700 năm của mảnh đất này thì Huế luôn gắn chặt với triều Nguyễn bởi nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích thành lũy, cung đình lăng tẩm, phủ đệ, các giá trị văn hóa tiêu biểu và đặc sắc của triều Nguyễn. Chính từ những giá trị đó mà Cố đô Huế vinh dự đại điện cho Việt Nam được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993, và Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là Di sản phi vật thể thế giới năm 2003. Đây là hai Di sản thế giới (vật thể và phi vật thể) đầu tiên của Việt Nam. Ngày nay, Huế là một thành phố di sản nổi tiếng, một trung tâm du lịch hấp dẫn của cả nước và thế giới.
Cuốn sách là kết quả của quá trình nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn gần 40 năm qua của GS. Phan Huy Lê. Trong tài sản hơn 400 công trình nghiên cứu khoa học đến thời điểm này của mình, Giáo sư đã dành một dung lượng lớn (thời gian, công sức, trí tuê và tình cảm) để nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn. Điều đó cho thấy Huế chiếm một vị trí không nhỏ trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và cả một góc riêng trong đời sống tình cảm của Giáo sư.
Với hơn 20 công trình nghiên cứu khoa học tập hợp trong cuốn sách, nổi bật và tiêu biểu là các bài Luận văn khoa học và phát biểu, giới thiệu của GS. Phan Huy Lê tham gia chủ trì các hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức và phối hợp tổ chức (dù bận công việc đến đâu, Giáo sư đều sắp xếp thời gian để tham gia chủ trì cùng đồng nghiệp trong nước và quốc tế như: Hội thảo về Tây Sơn năm 2001, họ Thân trong lịch sử Việt Nam năm 2004, phong trào Đông Du và hợp tác Việt - Nhật năm 2005, Phật Hoàng Trần Nhân Tông và 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, năm 2006..., Quảng Trị - Đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng (tổ chức tại Quảng Trị, năm 2013), chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (tổ chức tại Thanh Hóa năm 2008)...
Đọc hết cuốn sách dày hơn 500 trang, người đọc dễ nhận thấy rằng tuy cách tiếp cận vấn đề xa - gần có khác nhau, mức độ dày - mỏng có khác nhau, nhưng phương pháp luận khoa học là nhất quán - Đó chính là cái nhìn lịch sử khách quan và biện chứng của GS. Phan Huy Lê khi nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn. Đặc biệt là những đề xuất nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, cởi mở về các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn của Giáo sư để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn, công bằng hơn, sáng tỏ hơn đối với triều Nguyễn. Đó là điểm mới khác biệt so với nhiều công trình khoa học từ lâu đã nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn. Cuốn sách là đóng góp khoa học đáng trân trọng và tâm huyết mà Giáo sư đã dành cho Huế.
Theo thông tin từ trang Tổ chức kỷ lục Đông Dương (IndochinaKings) vừa chính thức giới thiệu Top 20 Di tích lịch sử nổi tiếng nhất Đông Dương.
Sáng 28/9, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tổ chức chương trình “Mùa đông xứ Huế”.
Từ ngày 02/10 đến ngày 18/12/2016 sẽ diễn ra Liên hoan phim khoa học năm 2016 tại 19 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó có điểm tổ chức tại các trường học trên địa bàn thành phố Huế.
Chiều ngày 23/9/2016, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế ,Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhà xuất bản Đại học Huế đã tổ chức giới thiệu tác phẩm “Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam” của Phó giáo sư . TS Bửu Nam vừa được NXB Đại học Huế ấn hành.
Chiều ngày 16/9, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Hồi Cố” nhân kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh.
Sáng ngày 16/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học “ Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị”.
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Khánh thành dự án “Bảo tồn, Tu bổ di tích Triệu Miếu”.
Chiều ngày 9/9, Ban chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo và quản lý của cơ quan Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2016-2021.
Sáng ngày 9/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương và họa sỹ Nguyễn Đại Giang phối hợp tổ chức trao tặng tác phẩm Mỹ thuật "Nghệ thuật đảo ngược" cho tỉnh Thừa Thiên Huế với sự tiếp nhận của Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế.
Chiều 3/9, tại 26 Lê Lợi-Huế, Tạp chí Sông Hương tổ chức khai mạc Triển lãm “Nghệ thuật Đảo Ngược” với 17 tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Đại Giang.
Chiều ngày 1/9, UBND Tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Festival Huế 2016.
Sáng 1.9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức buổi họp báo về việc tổ chức “Hội thảo quốc tế về các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị” tại Thành phố Huế.
Sáng 30/8, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021. Tham dự có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng ngày 18/8, Bảo tàng Văn hóa Huế đã tổ chức trưng bày chuyên đề “ Huế - Những trang sách” nhân chào mừng kỷ niệm 71 năm cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2016).
Ngày 17/8, Bộ Nội vụ công bố chỉ số cải cách hành chính 2015 (PAR INDEX 2015) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều ngày 14/8, tại Nhà sách Phương Nam 15 Lê Lợi – Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu “Du Tử Lê và bằng hữu”. Tham dự có đông đảo văn nghệ sĩ và bạn bè yêu mến thơ ca của nhà thơ Du Tử Lê.
Tọa đàm xác định giá trị lịch sử, văn hóa địa điểm Hội Quảng Tri và góp ý phương án xử lý xuống cấp trụ sở UBND phường Phú Hòa
Tối 26/7, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra lễ khai mạc “Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu trong Cộng đồng ASEAN”.
Sau một thời gian vắng bóng, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã bảo tồn và nhân giống thành công giống sen trắng để trồng ở các hồ trong khu vực Đại Nội Huế. Tháng Bảy về, mùi hương của hoa sen trắng từ các hồ trong Đại Nội Huế lan tỏa, như mời gọi và níu chân du khách.
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, qua 4 đợt xét duyệt, hiện nay cố đô Huế có 6 cổ vật được Thủ tướng ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia, gồm cửu đỉnh và cửu vị thần công, chuông chùa Thiên Mụ, ngai vua triều Nguyễn, áo Tế Giao của vua Nguyễn, bia Khiêm Cung Ký và vạc đồng thời chúa Nguyễn (bộ sưu tập).