Giới nghệ sỹ lên tiếng về cách 'Phong tặng nghệ nhân'

14:34 04/07/2014

Sau 12 năm chờ đợi, Nghị định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể mới được Chính phủ ký ban hành, nhưng còn ý kiến trái chiều xung quanh tính khả thi, động lực đối với hàng ngàn nghệ nhân.

Một số quy định có thể làm khó nhiều nghệ nhân khi xét tặng danh hiệu (trong ảnh là nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, Nguyễn Thị Quyết và Tạ Thị Vi). Ảnh: H.Nguyên

Chưa sát thực tế

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cho rằng, với thực tiễn hoạt động của nghệ nhân các loại hình di sản thì sự phân cấp danh hiệu “ưu tú”, “nhân dân” như hiện nay là không cần thiết. Hơn nữa, trong văn hóa nghệ thuật truyền thống, nghệ nhân vốn là danh xưng được xã hội công nhận đối với tài năng giữ gìn di sản. “Định mức này mô phỏng nghị định về NSƯT, NSND vốn học theo Liên Xô cũ không còn phù hợp”, anh nói.

Một trong những điều khiến dư luận thấy chưa thỏa đáng nhất nằm ở Chương 4, điều 11, khoản 1.b quy định về hồ sơ: Các tài liệu chứng minh tri thức, kỹ năng và những đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể gồm: Băng, đĩa hình, ảnh mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ; bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận hoặc quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng, bằng khen và các tài liệu khác liên quan.

“Điều này không phù hợp thực tế bởi từ bao đời nay, sự tồn tại của nhiều loại hình di sản luôn ở mức nguy cơ báo động, không có người kế tục. Nghệ nhân hát kể trường ca các dân tộc Tây Nguyên hiện chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, kêu gọi thanh niên nghe họ hát đã khó chứ chưa nói có học trò theo nghiệp. Hay với những nghệ nhân lão thành như danh cầm ca trù cuối cùng của lớp nghệ nhân thế kỷ 20, cụ Nguyễn Phú Đẹ, cụ tìm đâu ra cái gọi là giải thưởng để được phong tặng”, anh Hiền lí giải.

Nghị định 62 về phong tặng danh hiệu NNƯT, NNND trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể có hiệu lực từ 7/8/2014, bao gồm 5 chương, 18 điều và quy trình xét cũng qua ba cấp tỉnh, bộ và Nhà nước như đối với danh hiệu NSƯT, NSND. 

Giống nhiều chuyên gia khác, Bùi Trọng Hiền cũng cho rằng, với số nghệ nhân cao tuổi chiếm đa số, đặc biệt nghệ nhân các dân tộc thiểu số mà hiện rất nhiều người còn chưa biết chữ, việc làm thủ tục xin phong danh hiệu rất khó khăn. “Phong tặng thế này là tiến hành theo cơ chế xin-cho chứ không phải chủ động của Nhà nước với những người giữ gìn di sản”, anh nhấn mạnh. 

Liên quan đến quy định nghệ nhân có 15 năm, 20 năm tuổi nghề mới lần lượt được nhận danh hiệu ưu tú, nhân dân. Không ít ý kiến cho rằng thật bi hài với các nghệ nhân ở tuổi xế bóng 80, 90: Muốn được cấp “nhân dân”, họ phải có được danh hiệu “ưu tú”. Bao người đợi thêm 5 năm để được vinh danh?

Hồ sơ là đương nhiên?

“Bảo vệ và phát huy di sản mà không nói đến nghệ nhân thì vô nghĩa. Vì nghệ nhân là người sáng tạo, sở hữu, lưu giữ di sản cho đến nay. Sau bao năm, chính sách và danh hiệu nay mới ra được. Thôi thì cũng là điều mừng, nhưng vấn đề là thực hiện thế nào. Với người Việt, cái tiếng quan trọng lắm. Khi được tôn vinh người ta sẽ tích cực hơn trong truyền dạy, bảo tồn. Kinh nghiệm cho thấy, họ rất quý trọng danh hiệu, nhất là danh hiệu cấp Nhà nước”, GS Ngô Đức Thịnh nói. 

Ông lại có ý kiến khác hẳn với nhiều chuyên gia trong chuyện hồ sơ: “Tôi lại cho là cần, đó là thông lệ quốc tế. Phải có hình thức cho biết người đó có đóng góp gì, trình độ ra sao. Nếu cứ thế phong tặng, dễ sinh tiêu cực. Chưa tính đến chuyện nhỡ ai đó không thích thì sao, ví như nhà văn Nguyên Ngọc từ chối Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT”. Ông nói thêm, nếu nghệ nhân nào không làm được, thì địa phương hoặc hội nghề nghiệp mà họ tham gia nên giúp đỡ.

Là thành viên Hội đồng Di sản quốc gia, GS Thịnh từng đưa ý kiến về chế độ chính sách khi ban soạn thảo lấy ý kiến. Nhật Bản, Hàn Quốc sáng kiến có chính sách cho nghệ nhân tùy theo phân cấp địa phương hay quốc gia. Nghệ nhân nhân dân ở Nhật được hưởng chế độ rất cao. Nhưng UNESCO từ chối điều này. Theo họ, quốc gia nghèo không có điều kiện, hơn nữa hình thức này không có tác dụng bằng việc Nhà nước, địa phương tạo điều kiện để nghệ nhân có năng lực tự sống bằng di sản, phát huy nghề của họ. 

“Nước mình không có tiền như Nhật, Hàn, nhưng ngoài tôn vinh tinh thần, nên quan tâm chăm sóc sức khỏe của nghệ nhân, ít nhất cấp sổ bảo hiểm y tế”, GS Thịnh nói. Tuy nhiên, điều này chưa thể hiện rõ trong Nghị định.

Nghệ nhân được phong tặng danh hiệu nhận khoản tiền thưởng theo quy định của Luật Thi đua Khen thưởng. Một số nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp sẽ nhận được một khoản trợ cấp sinh hoạt hằng tháng.

Không nên chạy đua số lượng

Nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long từng tiếp xúc nhiều với nghệ nhân dân gian nói: “Nghệ nhân chủ yếu lớn tuổi, ở khu vực nông thôn, ít cập nhật văn bản, chính sách. Thủ tục rườm rà quá làm khó họ, nhất là với người xứng đáng. Phong hay không họ vẫn là nghệ nhân. Tôi cho rằng nên có một hội đồng khoa học độc lập, theo dõi hoạt động và tôn vinh họ. Không cần phong cả nghìn người, quan trọng là những người xứng đáng, đặc biệt không chạy đua số lượng, tỉnh này có nghệ nhân, tỉnh kia cũng không chịu thua”.


Theo Toan Toan - TP

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.

  • LÊ HOÀNG TÙNG

    Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

  • Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.

  • Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.

  • Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.

  • Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.

  • Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.

  • Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.

  • 5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.

  • Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?

  • Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.

  • Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.

  • NGUYỄN THANH TÙNG

    Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.

  • Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.

  • Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.

  • Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.

  • Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…

  • Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?

  • Trong xã hội dịch chuyển, Tết với mỗi thế hệ mang giá trị, ý nghĩa khác nhau. Nếu nhiều gia đình trẻ có thể đóng cửa dắt nhau đi du lịch, đón và chơi Tết ở một nơi xa thì với không ít người cao tuổi, ngày Tết vẫn mang giá trị truyền thống bất biến. Tuy nhiên, một điều chung nhất dễ nhận thấy, đó là trong tâm thức mỗi người Việt luôn trân trọng những giá trị linh thiêng ngày Tết cổ truyền.