Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn còn rất nhiều trường học chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở xa, hoặc có thì cũng thiếu đủ thứ từ giường, chiếu, nhà vệ sinh… Hằng ngày, giáo viên phải vượt hàng chục cây số, kẹp theo cơm trưa, cơm tối đến trường.
Nhà ở xa, thầy Lê Khánh Toàn - giáo viên Trường THCS Hương Thọ - phải mang cơm đến trường.
Mang cơm đến lớp
Mặc dù cách TP.Huế chỉ gần 20km, nhưng Trường THCS Hương Thọ (xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) lại là trường thuộc diện miền núi. Cũng chính bởi cái sự không xa đó mà bao nhiêu năm qua, ngôi trường này không được đầu tư nhà công vụ khiến cho cuộc sống của hàng chục giáo viên gặp vô vàn khó khăn.
Thầy Hoàng Đình Thống - Hiệu trưởng trường - cho biết, trường có hai cơ sở thuộc thôn Định Cư, thôn La Khê Trẹm, công tác trên địa bàn cách trở đò giang, hầu hết giáo viên lại ở xa hàng chục cây số, hằng ngày đi dạy hết sức vất vả. “Trường tôi có 36 giáo viên thì có đến 24 người ở xa. Trước đây, nhiều giáo viên xin ở nhà dân để dạy học. Nhưng rồi cuộc sống chung đụng bất tiện lắm, hoặc nữa là khi lập gia đình rồi thì phải đi về với vợ, với con. Khổ nhất là ở địa bàn này không có chỗ bán đồ ăn trưa. Có thì cũng phải đi rất xa” - thầy Thống phàn nàn.
Công đoàn trường đưa ra ý tưởng góp gạo nấu cơm tập thể. Nhiều lần bàn bạc thống nhất vẫn không thực hiện được vì thiếu chỗ nấu ăn. Vậy là, tự thân, mỗi giáo viên buổi sáng đi dạy phải mang cơm trưa đến lớp. Thầy Lê Khánh Toàn - giáo viên thể dục của trường, quê ở xã Lộc An (huyện Phú Lộc) - cho biết, nhà cách trường hơn 70 cây số đi về, hằng ngày, vợ phải thức dậy từ lúc 6h sáng chuẩn bị cơm nước cho vào cặp lồng cho chồng.
“Mùa hè cơm, thức ăn nhanh thiu, mùa đông ăn đồ lạnh ngắt. Ăn thiu, ăn lạnh cũng khó nuốt, nhưng cũng phải chịu khó chứ biết làm sao giờ” - thầy Toàn cho biết. Cũng cảnh ở xa, thầy Đào Văn Thoàn (quê xã Quảng Công, huyện Quảng Điền) may mắn hơn nhiều giáo viên khác khi xin ở nhờ nhà công vụ Trường mầm non Bình Thành (xã Bình Thành) mấy năm nay. Thầy Hoàng Đình Thống mong mỏi được có nhà công vụ để 24 giáo viên ở xa có chỗ nghỉ trưa và có nơi để nấu ăn, giảm bớt phần nào vất vả, cũng đã có nhiều đoàn về khảo sát, nhưng sau đó không xây vì trường... gần thành phố (!).
Có nhà công vụ thì cũng thiếu đủ thứ
Đóng tại thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền), Trường THPT Phong Điền hàng chục năm qua vẫn chưa được đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên. Thầy Lê Văn Phước - Hiệu trưởng trường - cho biết, hầu hết giáo viên công tác tại trường đều có nhà ở TP.Huế. Trường lại không có nhà công vụ nên nhiều giáo viên phải thuê trọ nhà dân. Giáo viên ở xa, buổi trưa ăn cơm bụi. “Cơm ăn quán, khó nhất là không có chỗ cho các thầy cô nghỉ trưa. Trường tận dụng phòng công đoàn ưu tiên cho giáo viên nữ có chỗ ngả lưng buổi trưa, nhưng cũng chỉ đáp ứng cho số lượng rất ít. Còn lại thì tận dụng phòng hội đồng, hay tự túc thôi. Trường xin mãi, trên nói chưa có tiền, đành chịu” - thầy Phước nói.
Bà Nguyễn Tâm Nhân - Chủ tịch CĐ GDĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế - cho biết, ngoài hai trường kể trên, hiện nay nhà công vụ của nhiều trường trên địa bàn tỉnh thiếu thốn đủ thứ. Nơi thiếu giường, thiếu tường rào, thiếu nước sạch... “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 20.700 giáo viên, nhiều năm qua, các cấp đã quan tâm đầu tư các công trình bổ trợ phục vụ đời sống để thầy cô yên tâm công tác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường thiếu nhà công vụ, hoặc có thì cũng thiếu đủ thứ. Công đoàn ngành chia sẻ nỗi vất vả này của giáo viên, nhưng để đầu tư, trang cấp thì thú thật là không biết lấy đâu ra nguồn kinh phí” - bà Nhân nói.
Theo Đăng Khoa (Lao động)
(SHO) - Vừa qua, tại Trường Đại học Bách khoa- Đại học Đà Nẵng đã diến ra cuộc thi “Thiết kế với TI MCU 2013” vòng loại khu vực miền Trung với sự tham gia của 19 đội đến từ 3 trường Đại học miền Trung .
(SHO) - Vào ngày 9/10/2013, nhân dịp kỷ niệm ngày Bưu chính Thế giới, tại trường THCS Trưng Vương - Hà Nội sẽ diễn ra lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 năm 2014 của Việt Nam.
Sáng 3.10, trường ĐH Khoa học- ĐH Huế tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2013- 2014. Đến dự có ông Ngô Hòa- Phó Chủ tịch Thường trực UBDN tỉnh, ông Phan Công Tuyên- Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
(SHO) - Vừa qua, huyện Nam Đông đã diễn ra "Ngày hội bóng đá vui" cho học sinh các trường Tiểu học và THCS.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo Đề án thành lập Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật.
(SHO) - Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động chỉ đạo việc đổi mới từng bước vững chắc hoạt động của ngành, lấy đổi mới quản lý làm khâu đột phá .
(SHO) - Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương tổ chức triển khai, phổ biến và thực hiện quy định đến tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn; Tổ chức thanh tra, kiểm tra một số địa phương để kịp thời xử lý, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.
(SHO) - Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo "Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục", với đề xuất hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
(SHO) - Vừa qua, 14 học sinh khóa đầu tiên của trường Trường Trung cấp TDTT Huế (niên khóa 2011-2013) vừa tốt nghiệp và nhận bằng Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
(SHO) - Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, hiện khoảng 90% sinh viên cao đẳng nghề, 75-80% học sinh trung cấp nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Học trường nghề dễ tìm được việc làm, tuy nhiên xã hội chưa mặn mà.
(SHO) - Vừa qua, Trung tâm Khảo thí tiếng Anh Cambridge VN503 - Hệ thống đào tạo Anh ngữ Quốc tế EUC đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác đưa chuẩn Cambridge vào các trường học tại Huế.
(SHO). Vào ngày 20/9 tới, Sở Giáo dục & Đào tạo TT-Huế sẽ tổ chức Hội thi bơi dành cho học sinh các trường tham gia Dự án “Biết bơi để giảm nhẹ rủi ro thiên tai”.
(SHO). Trong lúc nền văn hóa đọc đang xuống cấp với tốc độ phi mã, thì bên bờ đầm phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế lại đang diễn ra một câu chuyện lạ: cuộc thi đua “Ai đọc sách nhiều hơn?”
(SHO) - Vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp phòng giáo duc đào tạo huyện tỗ chức buổi trao tặng 50 suất quà và xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi trên địa bàn huyện Quảng Điền.
(SHO) - NXB Văn hóa Thông tin vừa ấn hành bộ sách “Quốc Học Huế xưa & nay” bao gồm 2 tập do cựu học sinh Quốc học thực hiện.
(SHO) - Thị xã Hương Thủy đang dự kiến chi khoảng 440 triệu đồng cho việc đào tạo học sinh giỏi năm học 2013 – 2014. Trong đó ngân sách nhà nước 370 triệu đồng, còn lại là đóng góp của phụ huynh học sinh.
(SHO) - Vừa qua, Ngân hàng HSBC tài trợ cho chương trình hỗ trợ giáo dục tại Huế với tổng kinh phí 15.807.00USD (tương đương 331.947.000 VNĐ).
(SHO). Lễ tuyên dương các thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 và khen thưởng khuyến khích tài năng sinh viên Đại học Huế năm học 2012-2013 đã đươc Đại học Huế tổ chức chiều 6/9.
(SHO) - Học sinh người dân tộc thiểu số ở Nam Đông. A Lưới sẽ bắt đầu học tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số PaCô - TàÔi và CơTu từ 2014 theo quyết định của UBND tỉnh.
(SHO). Trường Đại học Nghệ thuật vừa được Đại học Huế nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng công trình Nhà Điêu khắc và Sư phạm mỹ thuật.