Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn còn rất nhiều trường học chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở xa, hoặc có thì cũng thiếu đủ thứ từ giường, chiếu, nhà vệ sinh… Hằng ngày, giáo viên phải vượt hàng chục cây số, kẹp theo cơm trưa, cơm tối đến trường.
Nhà ở xa, thầy Lê Khánh Toàn - giáo viên Trường THCS Hương Thọ - phải mang cơm đến trường.
Mang cơm đến lớp
Mặc dù cách TP.Huế chỉ gần 20km, nhưng Trường THCS Hương Thọ (xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) lại là trường thuộc diện miền núi. Cũng chính bởi cái sự không xa đó mà bao nhiêu năm qua, ngôi trường này không được đầu tư nhà công vụ khiến cho cuộc sống của hàng chục giáo viên gặp vô vàn khó khăn.
Thầy Hoàng Đình Thống - Hiệu trưởng trường - cho biết, trường có hai cơ sở thuộc thôn Định Cư, thôn La Khê Trẹm, công tác trên địa bàn cách trở đò giang, hầu hết giáo viên lại ở xa hàng chục cây số, hằng ngày đi dạy hết sức vất vả. “Trường tôi có 36 giáo viên thì có đến 24 người ở xa. Trước đây, nhiều giáo viên xin ở nhà dân để dạy học. Nhưng rồi cuộc sống chung đụng bất tiện lắm, hoặc nữa là khi lập gia đình rồi thì phải đi về với vợ, với con. Khổ nhất là ở địa bàn này không có chỗ bán đồ ăn trưa. Có thì cũng phải đi rất xa” - thầy Thống phàn nàn.
Công đoàn trường đưa ra ý tưởng góp gạo nấu cơm tập thể. Nhiều lần bàn bạc thống nhất vẫn không thực hiện được vì thiếu chỗ nấu ăn. Vậy là, tự thân, mỗi giáo viên buổi sáng đi dạy phải mang cơm trưa đến lớp. Thầy Lê Khánh Toàn - giáo viên thể dục của trường, quê ở xã Lộc An (huyện Phú Lộc) - cho biết, nhà cách trường hơn 70 cây số đi về, hằng ngày, vợ phải thức dậy từ lúc 6h sáng chuẩn bị cơm nước cho vào cặp lồng cho chồng.
“Mùa hè cơm, thức ăn nhanh thiu, mùa đông ăn đồ lạnh ngắt. Ăn thiu, ăn lạnh cũng khó nuốt, nhưng cũng phải chịu khó chứ biết làm sao giờ” - thầy Toàn cho biết. Cũng cảnh ở xa, thầy Đào Văn Thoàn (quê xã Quảng Công, huyện Quảng Điền) may mắn hơn nhiều giáo viên khác khi xin ở nhờ nhà công vụ Trường mầm non Bình Thành (xã Bình Thành) mấy năm nay. Thầy Hoàng Đình Thống mong mỏi được có nhà công vụ để 24 giáo viên ở xa có chỗ nghỉ trưa và có nơi để nấu ăn, giảm bớt phần nào vất vả, cũng đã có nhiều đoàn về khảo sát, nhưng sau đó không xây vì trường... gần thành phố (!).
Có nhà công vụ thì cũng thiếu đủ thứ
Đóng tại thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền), Trường THPT Phong Điền hàng chục năm qua vẫn chưa được đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên. Thầy Lê Văn Phước - Hiệu trưởng trường - cho biết, hầu hết giáo viên công tác tại trường đều có nhà ở TP.Huế. Trường lại không có nhà công vụ nên nhiều giáo viên phải thuê trọ nhà dân. Giáo viên ở xa, buổi trưa ăn cơm bụi. “Cơm ăn quán, khó nhất là không có chỗ cho các thầy cô nghỉ trưa. Trường tận dụng phòng công đoàn ưu tiên cho giáo viên nữ có chỗ ngả lưng buổi trưa, nhưng cũng chỉ đáp ứng cho số lượng rất ít. Còn lại thì tận dụng phòng hội đồng, hay tự túc thôi. Trường xin mãi, trên nói chưa có tiền, đành chịu” - thầy Phước nói.
Bà Nguyễn Tâm Nhân - Chủ tịch CĐ GDĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế - cho biết, ngoài hai trường kể trên, hiện nay nhà công vụ của nhiều trường trên địa bàn tỉnh thiếu thốn đủ thứ. Nơi thiếu giường, thiếu tường rào, thiếu nước sạch... “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 20.700 giáo viên, nhiều năm qua, các cấp đã quan tâm đầu tư các công trình bổ trợ phục vụ đời sống để thầy cô yên tâm công tác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường thiếu nhà công vụ, hoặc có thì cũng thiếu đủ thứ. Công đoàn ngành chia sẻ nỗi vất vả này của giáo viên, nhưng để đầu tư, trang cấp thì thú thật là không biết lấy đâu ra nguồn kinh phí” - bà Nhân nói.
Theo Đăng Khoa (Lao động)
(SHO) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận vừa ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cho 56 nhà giáo và đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cho 491 nhà giáo.
(SHO) - Vừa qua, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế và GS. Kyozo Chiba, Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Shujitsu Nhật Bản, Giáo sư Danh dự của Đại học Huế đã cùng ký kết văn bản ghi nhớ giữa hai đại học.
Vừa qua, Khoa Kiến trúc, Trường ĐH Khoa học Huế phối hợp với Bộ môn Kiến trúc, ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo “ Di sản kiến trúc Huế dưới góc nhìn sinh viên”.
(SHO) - Vừa qua, các bạn sinh viên thuộc Đội Đồng hành Sinh viên (ĐHSV), Khoa Ngữ văn (Đại học Khoa học Huế) đã tổ chức hàng với chủ đề “Chung tay góp sức vì cộng đồng” để ủng hộ bà con bị thiên tai.
Đại học Huế (ĐHH) được xem là một trong ba trung tâm đào tạo đại học có đội ngũ giảng dạy trình độ cao chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Đây là tiềm lực lớn để ĐHH mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung, Tây nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Ngày 26/10, tại thành phố Huế diễn ra Hội thảo “Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật”. Ông Trần Quang Quý- Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào (GĐ&ĐT) tạo chủ trì.
(SHO) - Vừa qua, tại Trường ĐH Ngoại Ngữ Huế đã tổ chức buổi triển lãm "Sách dạy và học Hán Ngữ".
(SHO) - Ngày 27/10 vừa qua, tại Trung tâm Thể thao dưới nước Thừa Thiên Huế, trường THCS Nguyễn Tri Phương đã tổ chức giải bơi truyền thống Yết Kiêu lần thứ IV năm học 2013-2014 cho học sinh của trường.
(SHO) - Vừa qua, UBND huyện Phong Điền phối hợp với Thanh tra Nhà nước tỉnh tổ chức hội nghị triển khai phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013 về việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo năm 2013 - 2014.
(SHO) - Chiều ngày 22/10, Khoa Luật- Đại học Huế phối hợp với Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình tổ chức “Diễn đàn chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho sinh viên”.
(SHO) - Vào ngày 7/11 tới, Tại Hội trường Đại học Huế, và Phòng Thương mại- Lãnh sự quán Úc tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ phối hợp tổ chức “Triển lãm Giáo dục Bang Queensland năm 2013”.
Từng nhiều năm kinh nghiệm dạy học trò chuyên, cô đã nếm trải biết bao câu chuyện buồn vui của nghề giáo. Qua “bàn tay nhào nặn” của cô nhiều thủ khoa của trường Quốc học Huế đã thành danh trong cuộc sống.
UBND tỉnh vừa có yêu cầu các cơ quan ban ngành có liên quan tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo ( từ bậc Trung học phổ thông trở lên) từ năm học 2013 - 2014 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thanh tra Chính phủ.
Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Sở Giáo dục và Đào tạo TT- Huế sẽ tổ chức Giải quần vợt ngành Giáo dục.
(SHO) - Sáng ngày 21/10/2013, tại trụ sở UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ngô Hòa tiếp bà Angela ffrench, Giám đốc phát triển, Cambridge English Khu vực Nam Á và bà Phạm Hoàng Uyên, Giám đốc phát triển, Cambridge English Khu vực Đông Nam Á.
(SHO) - Vừa qua, Hội bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường năm 2013” cho 240 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
(SHO) - Vừa qua, trường ĐH Khoa học Huế có 4 sinh viên vinh dự được xét trao giải thưởng và học bổng KOVA lần thứ 11 do Ủy ban Giải thưởng KOVA xét tặng.
Sáng 10/10/2013, PGS.TS. Lê Văn Anh, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Đại học Huế đã dẫn đầu đoàn cán bộ lãnh đạo Đại học Huế đến kính viếng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ngôi nhà lưu niệm ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
(SHO) - Từ ngày mồng 9- 11/10, tại thành phố Huế đã được tham gia cuộc thi “Cùng Đức Việt thông minh và khéo léo” do Báo Thiếu niên tiền phong phối hợp với Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt tổ chức với sự tham gia của các học sinh đến từ 24 trường tiểu học trên địa bàn.
(SHO) - Từ ngày 07 - 13/10/2013, huyện Phú Vang chính thức hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời” với chủ đề: “Học để có nghề nghiệp và lao động ngày càng hiệu quả”.