Gác Trịnh và những khúc tình ca

14:50 25/10/2013

BẠCH LÊ QUANG

Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.

Gác Trịnh đón văn nghệ sĩ ghé về

Và nếu nhìn nghệ thuật, âm nhạc trong cuộc lữ đầy đặn tình nhân bản như thế, nhạc Trịnh Công Sơn, mãi mãi và cuối cùng sẽ luôn là một thứ Kinh - Kinh tình yêu - nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Nó làm tươi lại bông hoa đầu tiên mà con người đã mang theo từ vườn Địa Đàng”.

Năm 1990, trong một tuyển tập những ca khúc của mình, Trịnh đã viết: “Thân tặng các bạn đã một thời cùng tôi hát tình ca”. Tình ca nhạc Trịnh như mạch suối bất tận, ngọt lành chảy mãi giữa đời mà con người không thôi uống cạn mỗi khi giật mình nhìn ngắm lại cõi an trú vốn quá vô thường nầy.

Trong lời cuối bài Vẫn nhớ cuộc đời, Trịnh đã thay mặt những bất an, khắc khoải của kiếp nhân sinh để xin tình yêu ở mãi với đôi môi cứu rỗi. Vâng, Trịnh đã hát “Dù còn phút cuối, xin em nụ cười”. Xin em nụ cười, dù có thể, em sẽ đến sẽ đi, dù mộng trùng lai luôn là một cuộc hôn phối bất trắc. Và bởi: “Dù em khẽ bước không thành tiếng, cõi đời bao la vẫn ngân dài” (Vẫn có em bên đời).

Trong Tạ ơn, Trịnh Công Sơn, “người tình lãng du của nhiều thế hệ”, lại biến âm nhạc của mình thành một thứ Kinh để tụng ca sứ mệnh tình yêu trong một nỗ lực gần như là duy nhất của cõi người nhằm hái một nụ hồng vĩnh cữu thoáng bóng thiên đàng. Ừ thì, “Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã đưa Em về chốn này”.

Với Mưa nguồn, Bùi Giáng, kẻ rong chơi giữa phố thị đìu hiu “Em sẽ khóc khi nhìn trong khóe mắt - Thấy một người đi lại lang thang - Còn ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt - Mưa vi vu vì hẹn với truông ngàn”. Chút ân tình trong cỏ nhặt ấy đã dẫn Trung Niên thi sĩ họ Bùi ngẫu nhĩ trùng phùng với Trịnh trong những mộng ước không mệt mỏi với kiếp người để “hái một nhành hoa của đá”, cũng là nhành hoa tình yêu hóa thạch giữa “từng lời tà dương là lời mộ địa”.

Và có thể, em ơi “Nếu mộng không thành” chúng ta hà cớ gì không mộng ước. Bởi giữa tàn tro của Phúc Âm khi mà con người chỉ là một thứ “cát bụi mệt nhoài”, tình yêu của Trịnh hình như sẽ là địa chỉ tin cậy cuối cùng để trần gian nhờ đó mà thưa gửi cùng thiên thu. Ở đó, những tình khúc đắm đuối của Trịnh sẽ vang ngân những lời kinh tình yêu mê đắm và quyến rũ: “Những khi chiều tới cần có một tiếng cười” (Để gió cuốn đi); “Tình cho nhau môi ấm. Một lần là trăm năm”. (Tình sầu). Ở đó, kinh tình yêu Trịnh cất lên lay thức trần gian với ý nghĩa rằng, tất cả chỉ là một giấc mơ đời phù hoa và tình yêu sẽ mãi là một cám dỗ bình an giữa đến - đi, mất - còn. Trong Rồi như đá ngây ngô, với ý nghĩa đó, Trịnh thảng thốt: “Từng ngày tình đến, thiết ca ân cần - Từng ngày tình đi, một ngày vắng im”.

Có thể “Đường trần đâu có gì”, có thể, một sát na của thiên thu, con người bỗng ngậm ngùi nhận ra “Những hẹn hò từ đây khép lại, thân nhẹ nhàng như mây” (Như một lời chia tay)… Và giữa cái có thể bất ngờ Nghe những tàn phai gọi tên kiếp người ấy, Trịnh đã vươn tay thắp một ngọn nến hồng kết tủa lung linh những ánh sáng mầu nhiệm mang tên tình yêu để cho đời một ngôi nhà an trú. Đó là một ngôi nhà, một Gác Trịnh, mà âm nhạc Trịnh đã dìu những người yêu nhau vào đó, bỏ lại sau lưng những “dấu chân địa đàng” cô đơn và kiều diễm. Ngôi nhà ấy, Gác Trịnh ấy cùng những hàng cây Long Não trên đường luôn “xanh gần với nhau” cho một bảo bọc cứu rỗi.

Sinh thời, Trịnh nói: “Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất nầy để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo”.

Và chiều nay, ở Huế, trong căn gác đìu hiu, Gác Trịnh trên đường Nguyễn Trường Tộ xanh mướt hồng nhan, tôi đang hát tiếp cùng bạn bè, những tấm lòng Huế yêu Trịnh những giấc mơ đời hư ảo của Trịnh. Hát để ngỡ ngàng nhận ra trong nỗi cô đơn tột cùng rằng, hình như cuộc đời nầy vẫn quá cần thiết những bản tình ca, những khúc Kinh tình yêu của Trịnh.

Những bản tình ca, những khúc Kinh tình yêu trên Gác Trịnh để “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”.

Huế. Vào hạ. 2013
B.L.Q
(SDB10/09-13)








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHAN THUẬN ANNgọ Môn năm cửa chín lầu,Cột cờ ba cấp, Phu Văn Lâu hai tầng.

  • LÊ MINH PHONGDọc theo đôi bờ Sông Hương, nơi có những công viên quyến rũ là điểm trưng bày của một số công trình nghệ thuật.

  • NHỤY NGUYÊN(Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương)

  • LÊ PHÙNGSau nhiều ngày cùng nhau trăn trở - nghĩ suy - hiệp lực - hiệp tâm của những anh, chị em nhạc sĩ ở Huế, Nhạc Quán đã chính thức trình làng với công chúng yêu thích âm nhạc tại Huế vào lúc 20h, ngày chủ nhật (02/01/2011) là ngày Đinh Tỵ (nguyệt đức hợp, tế tự, đính hôn) trong tiết trời vào xuân của Huế, có sáng nắng chiều mưa, có gió về đêm, có lòng người ấm áp, có không gian lãng mạn, trữ tình.

  • HỒ VĨNHMới đây trong quá trình sưu tầm tư liệu Hán Nôm tại Cố đô Huế, chúng tôi tìm thấy được một văn bản có liên quan đến Phường Đúc Huế.

  • TƯỜNG THITôi trở lại Hương Trà bằng ký ức của hơn 20 năm trước, trên con đường đất băng qua những vườn thanh trà trĩu quả ven con sông Bồ thơ mộng để đến làng Lại Bằng, xã Hương Vân. Một xã tiếp giáp núi và đồng bằng, nơi đã ghi lại dấu ấn lịch chống giặc ngoại xâm của Thừa Thiên Huế - địa đạo Khe Trái.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNTrong những năm gần đây, Huế đã được các nhà đông phương học và khách du lịch trong nước và ngoài nước lưu ý.

  • MAI KHẮC ỨNGLăng Minh Mạng nằm dưới chân núi Cẩm Kê thuộc thôn La Khê làng An Bằng huyện Hương Trà cũ, nay là thôn Liên Bằng, xã Hương Thọ, thành phố Huế. Địa thế dải đất này rất đẹp. Hiện thời cây cối ở chung quanh đã lùi xa để lại những khoảng trống nối dài trên các triền đồi thoai thoải, khu lăng trở nên lẻ loi hơn.

  • LÊ HUỲNH LÂMCó lẽ một trong những loài động vật gần gũi, gắn bó với người dân xứ Huế trong mọi thời cuộc là loài hến. Cho dù trải qua bao thăng trầm, bao biến cố trên mảnh đất nhỏ bé này, mọi thứ có thể thịnh suy nhưng hến vẫn trường tồn. Trường tồn như một nét văn hóa thầm lặng, khiêm tốn, không khua trương, ồn ào,… mà âm thầm tỏa ngát hương.

  • PHAN HỨA THỤYChùa Thiên Mụ là một công trình kiến trúc có qui mô lớn và xuất hiện khá sớm trong quá trình hình thành phát triển của văn hoá Phú Xuân. Cũng như phần lớn các công trình kiến trúc cổ khác, chùa Thiên Mụ từ khi mới được xây cất trở về sau lần lượt đã được dựng nhiều tấm bia, hoặc để ghi lại công việc tu tạo, hoặc đề thơ vịnh cảnh, hoặc ghi cảm tưởng trong những lần vãn cảnh chùa của một số vua chúa nhà Nguyễn.

  • NGUYỄN ĐÌNH HÒE VÀ L.CADIÈRE(Tiếp theo SH số 5 – tháng 2 - 1984)

  • NGUYỄN ĐÌNH HÒE VÀ L.CADIÈRE(B.A.V.H. 1992, trang 189-203)HỒ TỊNH TÂM - Từ thời Gia Long, khi xây kinh thành Huế, một nhánh sông đã được ngăn chặn lại ở trên làng Kim Long hiện nay và dòng sông đó bị lấp đi ở một vài nơi, một số nơi khác thì được mở rộng và uốn nắn lại cho đều đặn. Chính một phần của nhánh sông ngày xưa ấy đã tạo ra Hồ Tịnh Tâm, nay ở tại bên trái đường Lục bộ, gần với Cầu kho, hay vùng nhượng địa (cho Pháp ở Mang Cá lớn).

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGCó lẽ thiên nhiên đã giữ một vai trò nào đó, thực quan trọng, trong sự tổng hợp nên cái mà người ta có thể gọi là “bản sắc Huế”. Bởi vì thiên nhiên bao giờ cũng biểu hiện một cách nhất quán giữa cái hằng cửu và cái biến dịch, giữa cái biến động và cái tĩnh tại.

  • MAI KHẮC ỨNGBất chợt. Tưởng như có con lợn chạy giữa sân điện Cần Chánh tại Hoàng thành Huế. Định thần lại tôi đã nhìn thấy chúng trong mấy ô trang trí bên thân hai chiếc vạc đồng đúc thuở Kim Long còn là phủ chúa dưới thời Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) mà lạc khoản lại ghi Thịnh Đức thứ 8 và Thịnh Đức thứ 10. Bản chú thích bên hai vạc này ghi là đúc năm 1660 và 1662.

  • L.N.D: Vào năm 1822, dưới triều Minh Mạng, một người Anh là John Crawfurd có dịp đến Huế và được hai người Pháp lúc bấy giờ đang làm quan ở đây là Chaigneau và Vannier hướng dẫn đi thăm Kinh Thành. Dưới đây là những gì mà Crawfurd đã viết về Huế trong ngày viếng thăm ấy: 29-9-1822. Chúng tôi dịch từ bản Pháp ngữ của H.Cossarat trong B.A.V.H. 1933, No1-2, tr.5-10.

  • PHẠM ĐĂNG TRÍThuở ấy, có nhiều người từ những miền đất màu mỡ nhưng vẫn dời nhà đến ở trên một vùng gò đồi đầy sỏi đá. Nguyên nhân lôi cuốn họ tới đây là do màu sắc thiên nhiên ở chốn này thật là thanh tú, đa dạng và không ngừng thay đổi.

  • LÊ VĂN HẢOTháng 12 năm 1979 tại thành phố Pitxanulôcơ (Pitsanulok) Thái Lan, ông Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là UNESCO) đã triệu tập một cuộc họp của những chuyên gia nhằm chuẩn bị cho một Chương trình nghiên cứu các đô thành lịch sử ở châu Á. Chương trình này sẽ nhằm vào một số đô thành cổ kính đã từng đóng những vai trò có ý nghĩa trong sự phát triển và giao lưu của các nền văn hoá ở châu Á.

  • Chiều 8.6, tại Nam Châu Hội Quán trên vùng cỏ cây Kim Long xứ Huế, GALA TINH HOA SÔNG HƯƠNG đã được tổ chức nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa - Huế.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNỞ mục “Phương vị quê hương” này, tạp chí sẽ lần lượt đăng các bài tìm hiểu văn hoá ngắn gọn nhưng có… duyên văn chương. Chúng tôi vui mừng được sự hưởng ứng của các nhà nghiên cứu lão thành am hiểu Huế - Bình Trị Thiên như các cụ Bửu Kế, Phan Văn Dật, Nguyễn Hữu Đính, Phạm Đăng Trí… cùng các anh Lê Văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Thuận An… Chúng tôi cũng mong nhận được bài của các bạn ở các tỉnh miền Trung nói về phong vị quê hương mình để tạo được giao lưu văn hoá trên giải đất gắn bó lâu đời này.

  • MẶC KHÁCHHuế nguyên là đất đế đô, nơi sinh trưởng của vua chúa, chốn triều đình quan lại, đa số tao nhân mặc khách đều tụ họp về đây. Do đó mà tiếng nói của xứ Huế, trang nhã thanh tao, có khi lại nặng mùi “bề trên” hoặc kiểu cách đến buồn cười.