Thông báo của Ban tổ chức, Festival Huế 2014 sẽ diễn ra từ 12 đến 20/4, đáng chú ý sẽ trùng với Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2558, một quãng thời gian thiêng liêng có sức cộng hưởng mạnh mẽ trong đời sống của người dân Huế.
Tiến sĩ Thái Kim Lan, một trí thức Huế sống và dạy triết học tại Đức, nhận định: "Ở Việt Nam, lễ hội Phật đản đã đi vào lòng người. Nếu ai ở Huế vào dịp đó chứng kiến nơi nơi, từ miền quê xa xôi cho đến phố xá, người dân Thừa Thiên - Huế treo đèn kết hoa, dòng người đến chùa lũ lượt, các gia đình Phật tử trang hoàng nhà cửa và xe hoa rước Phật, làm bánh trái đem tặng cho người nghèo. Nhìn cảnh ấy ắt biết sức sống mãnh liệt của ngày Phật đản vì mang đúng ý nghĩa, đậm chất lễ hội dân gian, ai ai cũng nức lòng tự nguyện, không bị ép buộc. Đây là ngày rất đẹp trong năm, ngày mang niềm tin và hy vọng, mang an lạc nội tâm, được cùng chia sẻ trong đồng đẳng Phật tính và lạc quan giải thoát dưới ánh sáng từ bi của đức Phật".
Tuy nhiên, theo các chương trình chính thức tại Festival Huế 2014 mới đây đã công bố mang chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển", một lần nữa, văn hóa Phật giáo dưới hình thức các lễ hội dân gian chưa được khai thác đưa vào giới thiệu tại lễ hội văn hóa lớn nhất Việt Nam. Sự lỗi hẹn vô cùng đáng tiếc.
Văn hóa Phật giáo từng được giới thiệu mang tính chất hưởng ứng và thăm dò tại Festival Huế 2010, với vài hoạt động như biểu diễn lễ nhạc, phục dựng điệu múa giải thoát cho người oan khiên, ẩm thực chay, triển lãm đồ cổ của các chùa. Những hoạt động này không nhận kinh phí tổ chức, được Tỉnh Hội Phật giáo Thừa Thiên - Huế và bà con Phật tử góp sức, góp công, tạo nhiều sân chơi cho du khách.
Tuy vậy, với quy mô đó, chỉ là khai thác một phần rất nhỏ chiều sâu văn hóa của kinh đô Phật giáo lớn đã được các vua chúa nhà Nguyễn dày công xây dựng và phát triển trong hơn 200 năm. Một trong các tour văn hóa tâm linh du khách chú trọng là tham quan chùa chiền, thưởng thức vẻ đẹp của di sản kiến trúc Phật giáo qua gần 100 ngôi chùa lớn nhỏ tại Huế.
Di sản kiến trúc chùa chiền được bảo tồn tốt, hoạt động nghi lễ và Phật sự được thực hiện tôn nghiêm, có ảnh hưởng rộng lớn trong các tầng lớp nhân dân, thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu văn hóa và tôn giáo.
Huế còn nơi giao lưu thường xuyên các nhà sưu tập cổ vật Phật giáo nổi tiếng, có một nền văn thơ, mỹ thuật từ cung đình đến thứ dân phục vụ tôn giáo, những tập quán sinh hoạt tâm linh phong phú.
Nhưng dòng văn hóa Phật giáo đậm đặc chảy trong đời sống Huế đó chưa được nhận diện đầy đủ, chưa từng được giao lưu với văn hóa Phật giáo Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc như một sản phẩm đặc sắc và tiêu biểu của Festival Văn hóa Huế.
Sự e dè trong nghiên cứu và khai thác đó đã quá vô tình trước nhu cầu đòi hỏi của đời sống một bộ phận rất lớn người dân Huế và khách tham dự Festival muốn thưởng thức những đặc sản tinh thần đậm đặc nhất của Huế.
Huế còn nhiều đặc sản khác. Chỉ tính riêng về văn học, nơi này chắc chắn chứa đựng một kho tàng văn thơ cung đình nay còn lưu lạc trong các phủ đệ, trong các bản gia phả các dòng tộc lâu đời.
Huế còn lưu giữa một nền văn học, mỹ thuật, âm nhạc 1945 - 1975 rất phong phú bởi nơi đây tập trung nhiều tên tuổi văn nghệ sĩ miền Nam nổi tiếng và tiến bộ. Những giá trị ấy chưa được đánh giá đúng vị trí, chưa có những hội thảo, triển lãm thu hút du khách và trí thức trong dịp Festival 2014 lần này là một sự thiếu hụt cho diện mạo văn hóa Huế.
Nguồn Doanh nhân Sài Gòn
Triển lãm cây kiểng 3 miền" đã khép lại với 75 tác phẩm nghệ thuật cây kiểng đặc sắc nhất được Ban Tổ Chức bình chọn trao giải thưởng.
Huế đã chia ly bè bạn tại đêm bế mạc Festival Huế 2014 đầy lưu luyến, một mùa Festival nữa đã qua và gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp, bên cạnh những thành công đó cũng là nhờ một phần nhỏ của các tình nguyện viên đã hết sức nhiệt tình trong mọi hoạt động suốt thời gian diễn ra Festival Huế 2014.
Festival Huế 2014 là lễ hội Văn hóa - Du lịch có qui mô quốc gia, quốc tế được tổ chức lần thứ 8 tại Huế đã thành công tốt đẹp, gắn với các sự kiện lịch sử văn hóa của Huế, văn hóa chính trị quốc gia, đồng thời kết họp các hoạt động văn hóa, du lịch, nghệ thuật và lễ hội có quy mô lớn.
SHO - Festival Huế 2014 đã kết thúc với lễ bế mạc tại sân khấu Công viên cầu Gia Hội vào tối 20/4, khép lại một kỳ Festival đặc sắc, ấn tượng, thân thiện, an toàn và mang đầy tính nhân văn.
SHO - Chiều ngày 20/4, tại tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra bế mạc phòng triển lãm tranh“Về về lại” và trao tranh cho những người yêu nghệ thuật đã gắn nơ sưu tập.
Sáng 19/4, 9 đội đua, với hơn 100 vận động viên đến từ các địa phương vùng sông nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có mặt tại sông Hương để tham gia giải đua ghe truyền thống.
Tối 18/4, cầu Tràng trở nên lung linh, huyền ảo bởi hàng ngàn ngọn nến được thắp sáng do chính tay Đoàn nghệ thuật sắp đặt lửa nổi tiếng thế giới Carabosse đến từ Cộng hòa Pháp thực hiện.
Chiều ngày 18/4, tại Nhà Lục giác đường Trịnh Công Sơn đã diễn ra chương trình ca nhạc với chủ đề “Mùa Xuân – Khúc tình ca xứ Huế”.
Tối 17/04/2014,tại sân khấu Tây Thái Hòa lần đầu tiên ban nhạc Sururu Na Roda (Brazil) đã mang đến giai điệu Samba truyền thống của đất nước châu Mỹ la tinh.
Tối 17/4, Tại công viên Nguyễn Văn Trỗi, nghệ sĩ Mai Đình Tới đã mang đến cho khán giả những cảm thụ âm nhạc dân dã mộc mạc với một tính cách vui vẻ, chân quê.
Hội chợ Thương mại Quốc tế Festival Huế 2014 được đánh giá là có quy mô nhất từ trước đến nay với 600 gian hàng quy chuẩn và 150 gian hàng tại các khu đất trống đã thu hút trên 60 nghìn lượt người đến tham quan và mua sắm.
Tối 17/4, sân khấu cung An định đã bùng cháy với chương trình "Vũ điệu của trống" đến từ nhóm vũ nhạc “Tararam”.
Tối 16/4, trong khuôn khổ Festival Huế 2014, không gian trang nhã và sang trọng của Biệt cung Diên Thọ, Đại Nội Huế đã ngân vang những lời ca, tiếng hát của các nghệ sỹ ba miền Bắc Trung Nam với những bản ca trù, ca Huế và cải lương đặc sắc, ngọt ngào.
Tối 16.4 tại cung An Định, người nghe có dịp thăng hoa cùng âm nhạc với những âm điệu vừa vui tươi, sống động, vừa sâu lắng, nhẹ nhàng khi đến với 2 nhóm nhạc nữ: 5 dòng kẻ - Cỏ Lạ cùng với các nhạc cụ của dân tộc như đàn bầu, đàn tơ-rưng, đèn tam thập lục, đàn tranh, sáo, gõ...
Rạng sáng ngày 17/4, tại đàn Nam Giao, TP Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Nam Giao, trang nghiêm và chuẩn mực.
Tại Festival Huế 2014, lễ hội Hương xưa làng cổ một lần nữa lại nhộn nhịp với những hoạt động đồng hành vừa mang tính cộng đồng, vừa tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng miền.
Tối 16/4, bên dòng sông Hương thơ mộng tại Nghinh Lương Đình đã diễn ra chương trình “Âm sắc Hương Bình” tôn vinh nghệ thuật ca Huế, một loại hình nghệ thuật đặc sắc thể hiện nét đẹp tinh thần tạo nên bản sắc văn hóa Huế.
Chiều ngày 16/4, tại công viên Tứ Tượng (Huế), Tạp chí sông Hương đã tổ chức khai mạc triển lãm sắp đặt “ Vườn thi ca”. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2014 mà Tạp chí Sông Hương đứng ra thực hiện.
Chiều ngày 15/4, tại Nhà Lục giác đường Trịnh Công Sơn đã diễn ra chương trình văn nghệ “Về giữa phố xá thênh thang” do hơn 50 cựu nữ sinh Huế xưa trình diễn. Chương trình do Tạp chí Sông Hương, Gác Trịnh và nhóm Cựu nữ sinh Huế xưa phối hợp tổ chức nhằm hưởng ứng Festival Huế 2014, gìn giữ bản sắc văn hóa Việt, âm nhạc Huế nói chung và nhạc Trịnh nói riêng.
Tối 15/4, tại Đại Nội Huế, Đêm Hoàng Cung một lần nữa lại được tái hiện với những sắc màu rực rỡ, huyền ảo.