LÊ KHAI
"Tuổi mười ba" tập thơ của Lê Thị Mây (Nhà xuất bản Thuận Hóa 1990) gợi người đọc nhận ra tính cách của nhà thơ.
Không phải ở thể thơ, vần điệu, ngôn từ mà ở bản chất tâm hồn, niềm cảm xúc cuộc đời và mối quan hệ tình cảm vốn có từ tuổi thơ, rõ nét từ tuổi mười ba. Nguồn cảm xúc ấy không những không bị lãng quên mà còn được hồn thơ nuôi dưỡng và bồi bổ cho nó lớn lên khỏe mạnh, yêu đời với bước phát triển tư duy trí tuệ đáng trân trọng. Hai câu thơ mà Lê Thị Mây ghi phía dưới ảnh mình ở bìa gấp đầu trang sách:
"Em mười ba tuổi giống ai?
Soi gương - mắt mẹ - gặp hai nụ cười"
là tình cảm vốn thông thường của rất nhiều con gái giống mẹ và rất yêu mẹ. Hẳn là từ đáy lòng cảm thương và biết ơn ấy Lê Thị Mây mở đầu cuộc đời thơ của mình? Còn với độc giả như tôi sau khi đọc xong tập thơ "Tuổi mười ba" tôi lại thấy rất giống và đúng lứa tuổi mười ba - Lứa tuổi mà về sinh lý được cha ông xưa ở đôi nơi hay nói: "Nữ thập tam, nam thập lục"(*). Có thể câu ấy mang nội dung bảo vệ cho một tập quán tảo hôn, nghĩa là gái 13, trai 16 tuổi có thể dựng vợ, gả chồng. Song điều chính tôi muốn nói là ở tuổi 13 ấy, người con gái đã có bước phát triển tình cảm ở chiều sâu yêu đời, cuộc sống, thiên nhiên và xã hội chung quanh mình. Cái tuổi biết đắn đo, e thẹn, hấp thụ và rung động với thế giới ngoại cảnh qua nội tâm kín đáo.
"Dẫu vườn non quả khế
Trái tim ngủ chưa yên
Mười ba tuổi biết nhiều
Nhưng mắt còn chưa nói!"
(Mẹ và con - Trang 6)
Ngay đến chuyện thích và nhớ đôi mắt đẹp của bạn gái cũng lắng đọng hồn nhiên:
"Đôi mắt đen thật đen
Thoáng buồn tôi đã hiểu
Vắng một tháng sao nguôi
Nhớ nhung sao kỳ diệu"
(Mắt bạn gái - Trang 16)
Đọc suốt tập thơ người đọc dễ thấy tình yêu mẹ, yêu bà tha thiết của nhà thơ gắn với vườn tược, cây rơm, giếng nước, đường làng, hoa cau trổ; đàn gà con chiêm chiếp quanh gà mẹ. Những cánh đồng đang vào vụ cấy, rét và nắng. Những mùa vàng có chim tu hú kêu. Tiếng gió, giọt mưa... đều in dấu tình người, chứa đựng sức sống lao động cần cù và mối quan hệ con người với nhau, với thiên nhiên trong một vùng quê êm đềm sôi động và giàu chất trữ tình.
Đành rằng đã là nhà văn, nhà thơ ai không gắn bó cuộc sống, dòng đời. Nhưng điều tôi muốn nói về tính cách Lê Thị Mây là sự đồng cảm con người từ mẹ mình, bà mình, từ tuổi thiếu thời nơi thôn dã. Đâu dễ gì Lê Thị Mây gieo được những câu thơ:
"Bông lúa nói với vàng tươi
Mô hôi mẹ đẫm, áo trời lên xanh
Tiếng thức khuya, mặt trăng thanh
Lo âu mẹ dấu để giành sau lưng".
Hoặc:
"Mẹ làm cỏ ruộng sấm ra
Để rơi bông gạo tháng ba đỏ đường
Tóc mẹ gội, thả lời hương
Để con chăm luống một vườn sả thơm!"
(Tiếng một ngày của mẹ - Trang 10)
Chính từ sự đồng cảm sâu sắc với nỗi gian lao, đức tính cần cù giản dị, lòng nhân ái của bà mẹ mình mà Lê Thị Mây nối nhịp đồng cảm với người lao động xung quanh, làm nảy sinh sức sáng tạo của thơ chan hòa nắng, gió, tiếng chim, cây cỏ và tình người, khơi dậy nhiều chất thẩm mĩ. Sự đồng cảm mật thiết ấy có từ thuở nhỏ và hình thành rõ nét từ tuổi mười ba đã cùng Lê Thị Mây theo thời gian lớn dậy. Nhiều bài trong tập thơ này nói rõ điều ấy.
Cái thức, Cái ngủ, Tôi quét, Gánh nước, Gió, Đôi bạn, Cây rơm, Tiếng chim tu hú, Mái vàng... là những bài thơ thực dễ thương, sinh động, giàu chất sáng tạo từ thực tiễn.
"Cây rơm dấu một vầng trăng
Yêu con gà mẹ ủ nằm vào lông
Cánh vàng đưa võng bồng bông"
(Mái vàng - trang 44)
Ai đã từng hiểu cảnh giáp hạt tháng tám, tháng ba, thấm câu ngạn ngữ dân gian "lúa chín vàng, người vàng con mắt" mới thấu hiểu niềm vui từ trái tim người dân quê khi nghe tiếng chim tu hú gọi mùa:
"Tiếng tu hú đồng làng
Lúa ngậm vào từng hạt
Cơm mẹ đơm đầy bát
Em nâng tràn tiếng chim"
(Tiếng chim tu hú- trang 39)
Không có sự am hiểu nông thôn tinh tế, với hồn thơ nhạy cảm người bưng bát cơm ngày mùa khó có nổi hình tượng "Em nâng tràn tiếng chim". Câu thơ thanh thoát, giản dị mà toát chiều sâu thấm đậm lòng người, cứ như còn âm vang sau khi đọc. Chắc rằng những bà con nông dân, những người từng yêu và am hiểu nông thôn đọc các bài thơ trên đều phấn chấn, càng yêu thêm quê càng tỏ niềm thông cảm mến yêu Lê Thị Mây. Đấy cũng là một trong những tiêu chuẩn của giá trị nghệ thuật.
Mong cho một hồn thơ lớn lên từ "tuổi mười ba" sống động sức trẻ trung. Tôi nghĩ vậy bởi nhà thơ đang nói, đang nhớ như in và vẫn đang hình dung, so sánh về lứa tuổi mười ba khá sắc sảo:
"Phải cầu đang thuở mười ba
Chắc là đỏng đảnh như là tuổi tôi".
(Yêu cầu- Trang 21)
Yêu chiếc cầu Tràng Tiền khi Lê Thị Mây vào Huế. Hồi đó là năm 1976 cô Mây cũng đã gấp đôi tuổi mười ba, nhưng cho đến bây giờ cô vẫn nhớ tuổi mười ba của mình để so nó với cầu thì thực thú vị. Có điều hai chữ "đỏng đảnh" mà nhà thơ vận dụng như còn sơ xuất. Bởi qua tập thơ tôi cảm thấy ở tuổi mười ba của Lê Thị Mây tính chất "nhí nhảnh" hồn nhiên rõ hơn là "đỏng đảnh". Nếu chỉ nói riêng dáng cầu đỏng đảnh thì hay đấy!
Còn một điều nữa là đọc thơ Lê Thị Mây đăng đó đây cũng như ở tập này bất giác tôi lại gặp nét cầu kỳ. Dù ý thơ hay nhưng cái cầu kỳ bỗng như chặn ngang cảm hứng:
"Nếu em đặt một chân
Lên nửa hạt cát bỏng"
(Cát - Trang 49)
Cát nửa hạt này tôi hiểu thâm ý của nhà thơ. Nhưng tôi lại cho rằng cứ đặt chân lên hạt cát cũng đủ rồi, cũng thâm ý rồi, sao lại phải đặt chân lên nửa hạt cát cho nó sinh cầu kỳ. Chất sáng tạo của thơ ca có thể cao xa, phong phú, đa dạng mới lạ. Sức tưởng tượng của những tâm hồn thơ thường cao hơn thực tiễn song có nên thoát ly thực tiễn một cách trực diện vậy không? Cái nửa hạt cát này vấp vào tình trạng ấy. Âu cũng là sự trao đổi với nhà thơ về thiển ý của tôi. Ngoài sự băn khoăn ấy, điều khái quát trong tôi về tập thơ "Tuổi mười ba" là tập thơ hay, có bước nâng cao rõ về chất lượng. Số bài hay khá đồng đều hơn các tập thơ trước. Phải chăng khi tập trung trí tuệ hướng về cơ sở bản chất hồn nhiên vốn sẵn từ đầu thơ Lê Thị Mây đã tránh được những ảnh hưởng pha tạp nên càng rõ tính cách hơn. Đấy chẳng phải là lời bình của tôi mà ở tập "Tuổi mười ba" đang xác nhận điều ấy:
"Cứ như sông vô tình
Bắt nguồn từ lời mẹ
Theo sông ra tới bể
Em hiểu mặn lời ru...".
L.K.
(TCSH44/01-1991)
--------------
(*) Con gái tuổi 13, trai 16 là tuổi thành niên.
HỒNG NHU“Trường đại học của tôi” là cuốn sách thứ 4 của Nguyễn Nguyên An (tức Nguyễn Văn Vinh) trình bạn đọc trong khoảng mười năm trở lại đây. Ba cuốn trước là truyện ngắn, cuốn này là truyện dài.
NGUYỄN KHẮC PHÊChỉ mới qua hai tác phẩm “Báu vật của đời”(NXB Văn nghệ TPHCM, 2001) và “Đàn hương hình”(NXB Phụ nữ, 2002), Mạc Ngôn - nhà văn “hạng nhất” thuộc Cục Chính trị Bộ Tổng Tham mưu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc - đã trở nên nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí đã vượt lên cả những “ngôi sao” quen thuộc như Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Vương Mông... và cả nhà văn Cao Hành Kiện (Noben 2001).
ĐỖ XUÂN NGÂNTôi hân hạnh được đọc tác phẩm Đời hoa, tập tản văn của nhà văn Nguyễn Khắc Phê do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành 1999.
NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Lãng Đãng Mây Trời của Thanh Nhơn - NXB Thuận Hoá - năm 2001)Gấp tập thơ "Lãng đãng mây trời" lại, tôi như thấy dưới mái tóc bồng bềnh trong gió của ông là cặp mắt nhìn xa xăm, phiêu diêu, và quanh đâu đây là hương rượu nếp thơm nồng toả ra từ vành môi tủm tỉm cười của ông.
HOÀNG BÌNH THI (Đọc thơ HÀ MINH ĐỨC)Trong cơn mưa đầu mùa tầm tã của xứ Huế, tôi đọc lại những bài thơ của giáo sư Hà Minh Đức với một nỗi buồn riêng. Một chút ngạc nhiên mà chẳng ngạc nhiên chút nào, khi song hành với sự uyên bác trong học thuật là một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế vô cùng.
LÊ THIẾU NHƠN(Tản văn và bình văn của nhà văn - nhà báo Trần Hữu Lục)Một cuốn sách tập hợp những bài báo của nhà văn Trần Hữu Lục sau nhiều năm anh đồng hành với bè bạn văn nghệ.
HOÀNG KIM ĐÁNGÔng nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ này là một trong những nhà văn châm biếm đứng hàng đầu thế giới. Hai mươi năm trước, ông đã đến Việt . Sở dĩ tôi khẳng định chắc chắn như vậy, bởi tôi có trong tay dòng bút tích ghi rõ năm tháng và chữ ký của tác giả; thậm chí còn chụp ảnh kỷ niệm với ông nữa. Tấm ảnh ấy, những dòng bút tích ấy, hiện còn lưu giữ trong cuốn truyện "NHỮNG NGƯỜI THÍCH ĐÙA", sách đó Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới của Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản lần thứ nhất.
HỒ THẾ HÀ(Đọc Cho từng ánh lửa, tập thơ của Hải Trung, NXB Thuận Hoá - Huế, 1999)Sự hiện diện của thơ Hải Trung trong đội ngũ những người sáng tác trẻ ở Huế là một niềm vui sau nhiều năm lặng lẽ âu lo của nhiều người về thế hệ làm thơ kế cận của xứ sở được mệnh danh là giàu mơ mộng thi ca này.
NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Đọc tập truyện "Ngôi nhà hoang bí ẩn" của Phan Văn Lợi)Tôi đọc mê mải tập truyện đầu tay của tác giả Phan Văn Lợi. Cái tựa "Ngôi nhà hoang bí ẩn" gợi trong lòng người đọc một câu hỏi ban đầu: Cuốn sách viết về cái gì đây? Càng đọc, càng bị cuốn hút khi cùng anh trở lại miền ký ức, để đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.
LÊ MỸ ÝSau một loạt tác phẩm và tác giả được giới thiệu trên nhiều lĩnh vực tôn giáo, triết học, văn hoá, khoa học và nghệ thuật để làm tư liệu nghiên cứu và tham khảo, trong quý một năm nay, Nhà xuất bản Văn học lại tiếp tục cho ra mắt bộ sách lớn:"Krishnamurti - cuộc đời và tư tưởng" do Nguyễn Ước chuyển ngữ. Đây là một bộ sách công phu và được nhiều độc giả chờ đợi đón đọc.
VĂN CẦM HẢI (Nằm nghiêng - Thơ- Nxb Hội Nhà văn 5/2002)Trên đất Thư "viết buồn thành mưa". Dưới trời Thư "viết buồn thành gió". Giữa đời Thư "viết nỗi buồn sống".
TRẦN THUỲ MAIThơ Ngàn Thương bàng bạc một nỗi quan hoài. Trong thơ anh, ta luôn gặp một vẻ quyến luyến ngậm ngùi, đúng như ấn tượng từ cái bút danh của tác giả: Ngàn Thương.
NGUYỄN TRỌNG TẠOLTS: Vậy là đã đúng một chu kì World Cup, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị “cải bệnh hoàn đồng” và phải tập ăn tập nói, tập đi tập đứng lại từ đầu. Dù vậy, anh vẫn viết được và viết hay như trước.Trong dịp Festival Huế 2002, đã diễn ra một cuộc hội thảo văn học về Hoàng Phủ Ngọc Tường nhân bộ tuyển tập của anh được Công ty Văn hóa Phương ấn hành.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một số ý kiến đã thành văn được trình bày trong hội thảo đó.
NGUYỄN THIỀN NGHIHai chữ "Trăng lạnh" trắng trên nền bìa màu lam do tác giả tự trình bày bềnh bồng một chút tôi bằng những bài thơ tự sự của mình.
VỌNG THẢO(Đọc sách "Nhà văn Thừa Thiên Huế" – NXB Thuận Hoá 2002).Trải qua nhiều thế kỷ, Huế bao giờ cũng là miền đất tụ hội nhiều nhân tài văn hoá - văn học của đất nước. Trong bảng quang phổ bản sắc Việt Nam vô cùng bền vững, miền đất hội tụ nhân tài ấy luôn đằm thắm, lấp lánh một bản sắc "thần kinh" riêng biệt - một bản sắc mà tiếng nói của văn chương là thuần khiết và đa dạng.
NGUYỄN VĂN HOA Tôi đã đọc sách Ăn chơi xứ Huế của nhà thơ Ngô Minh (*) một mạch như bị thôi miên. 247 trang sách với 36 bài bút ký viết về triết lý ẩm thực Huế, về các món ăn Huế như tiệc bánh, cơm muối, mè xửng, tôm chua, chè Huế, bánh canh, bún gánh, nem lụi, hôvilô (hột vịt lộn), bánh chưng, bánh khoái, cơm chay, chè bắp, món vả trộn, cháo lòng, rượu Minh Mạng Thang...
KIM QUYÊNĐọc tản văn của nhà văn Mai Văn Tạo (*) và nhà văn Trần Hữu Lục (*) tôi như đứng trên những tảng mây lấp lánh sắc màu, theo gió đưa về mọi miền, mọi nẻo quê hương.
HƯƠNG LANGuy de Maupassant sinh ngày 5-8-1850 ở lâu đài xứ Normandie. Trong một gia đình quý tộc sa sút. Khi mà nước Pháp vừa trải qua cuộc đụng đầu lịch sử giữa giai cấp tư sản hãy còn nhức nhối những vết thương thất bại của cuộc cách mạng năm 1848.
TRẦN ĐÌNH SỬTôi có duyên làm quen với Trần Hoàng Phố đã hai chục năm rồi, kể từ ngày vào dạy chuyên đề thi pháp học ở khoa Văn Đại học Sư phạm Huế đầu những năm 80. Hồi ấy anh đã là giảng viên nhưng theo dõi chuyên đề của tổi rất đều, tôi biết anh rất quan tâm cái mới. Sau đó tôi lại tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ của anh, được biết thêm anh là một người đọc rộng, uyên bác.
TRẦN THUỲ MAI(Đọc tập thơ "Quê quán tôi xưa" của Trần Hoàng Phố, NXB Thuận Hoá - Huế 2002)