VÕ MẠNH LẬP
Quê hương của cựu chiến binh Huỳnh Hồng ở Thừa Thiên Huế, nhưng sau ngày nghỉ hưu, anh lập gia đình và định cư ở Đà Nẵng.
Tác phẩm "Trên chặng đường chiến dịch", tranh lụa của Nguyễn Thanh Châu - Ảnh: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Nói là đến tuổi nghỉ hưu lại mang trong mình thương tật ¾ nhưng vốn là người xông xáo, hay nghĩ hay làm, không ngại gian khó, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng một trang trại lớn nằm về phía Nam đèo Hải Vân, trên đất Đà Nẵng, cách kho xăng Liên Chiểu về phía Tây chưa đầy trăm mét theo đường chim bay.
Đông đến, khoảng tháng 10 Âm lịch là trời đã bắt đầu se lạnh, nhưng vẫn như thường lệ, Huỳnh Hồng vẫn có thói quen dậy sớm để mở cửa chuồng cho bò, dê, gà đi ăn. Lướt vội những công việc dự tính sẽ làm trong ngày rồi sau đó, anh phóng xe xuống một quán cà phê quen thuộc nằm bên vệ đường để tìm chút thư thái khi được nhâm nhi từng giọt cà phê nóng hổi thơm ngon.
Trong quán đã có lác đác vài người khách.
- O ơi! Cho một đen nóng nghe. - Anh gọi.
- Dạ!
Chưa ngồi ấm chỗ, anh thấy một vị khách mặc áo pilot trạc tuổi anh ngồi ở bàn kế bên hỏi với sang:
- Xin lỗi! Anh người Huế phải không?
- Tui người Huế. Rứa còn anh?
- Tui cũng Huế. Nhưng tui xa Huế quá lâu, thỉnh thoảng mới về.
- Xa mấy năm?
- Hồi 23 tuổi!
- Hồi đó làm chi mà xa Huế sớm rứa?
- Đi lính! Bị thương. Ra lính! Làm ăn kiếm sống trong Nam luôn.
Nghe đến chữ lính, Huỳnh Hồng vồ vập:
- Ồ! Lính ta à!
- Không, tôi là lính chế độ cũ, là thông dịch viên cho Reng 7 trung đoàn cơ động thuộc một sư đoàn lính gốc Phi tại Huế.
- Đánh chỗ mô mà bị thương? - Huỳnh Hồng đột ngột hỏi.
- Cầu chợ Nịu. Vào khoảng tháng 10 năm 1953. Lần đầu đi trận, ca nô tui vừa ra cầu chừng 30 mét, liền bị súng từ bên tê bờ bắn. Ca nô chìm, tôi bị thương ở đùi và được vớt lên tàu chiến.
- Ồ! Chuyện chi lạ rứa? Có đúng là 27 tháng 10 không? - Huỳnh Hồng hỏi dồn.
- Cỡ nớ! Giấy khai trình trên thương tật là hai bảy. Tui nhớ rồi!
- Rứa thì... Úi chào! Quá lạ! Quá lạ! - Huỳnh Hồng lại thốt lên. Quên cả tách cà phê cô chủ quán mang lên đã bắt đầu nguội.
Cuộc gặp gỡ tình cờ không ngờ lại khơi dậy cho cả hai những ký ức về chiến tranh của một thời trai trẻ nhưng họ lại ở hai bờ của chiến tuyến…
Giữa cuộc trò chuyện bên tách cà phê, Huỳnh Hồng biết được vài thông tin về người đối diện: Anh tên là Chế Văn Quang, ở Bao Vinh, Huế. Cha mẹ mất sớm, chỉ còn lại chú bác. Anh dạy tiếng Anh, vợ buôn bán. Anh có 3 con đã có nghề, làm ăn khá giả. Lần này, anh quay về quê hương khói cho cha mẹ, thăm hàng xóm và mong muốn tìm kế giúp bà con tí chút nhưng chưa tìm ra lối. Tự nhiên, anh cảm thấy có thiện cảm về con người này. Cuộc trò chuyện của họ ngày càng trở nên giản dị nhưng hào hứng. Quá khứ ùa về như những cuốn phim chạy chậm hiện rõ trong ký ức của hai người lính. Hồi ức về trận càn ngày 27 tháng 10 năm 1953 như hiện rõ trước mắt hai người lính. Năm mươi năm trôi đi, ngày ấy Quang ở tuổi 22, Huỳnh Hồng mới tròn 18.
Sau chiến thắng, ta diệt hai trung đội biệt kích và bọn ác ôn Lý Huề ở đồn Lai Hà. Vùng Phong Điền, Quảng Điền đã bắt đầu trở lại không khí tự do. Người dân yên tâm làm ăn không phải nơm nớp lo sợ như ngày trước. Bộ đội được dân chăm lo đùm bọc. Tiểu đội Huỳnh Hồng vỏn vẹn bốn người, đóng quân ở Trằm Nậy. Không phải vì chức vụ tiểu đội trưởng mà theo thói quen ngoài những giờ nghỉ, Huỳnh Hồng thường tha thẩn quanh vùng xem xét địch đóng quân, hướng địch có thể tràn về tấn công để vẽ ra trong đầu thế chiến đấu hợp lí nhất. Tuy bị co cụm nhưng bọn chúng ở các đồn Lai Hà, Phò Trạch, Mỹ Chánh, đâu chịu ngồi yên.
Hồi đó, địch nghe đến cái tên Thân Trọng Một - vị chỉ huy nổi tiếng của một tiểu đoàn bộ đội địa phương - đã sợ xám xanh mặt, nhưng chúng cũng quyết tâm tìm cách tiêu diệt Tiểu đoàn 231.
Rạng sáng ngày 27 tháng 10 năm 1953, tiết trời se lạnh, Huỳnh Hồng ôm khẩu tuyn vào bụng, gối chiếc chăn cũ lên đầu. Bỗng một loạt súng nổ phát ra từ trảng cát Phong Chương, Quảng Thái. Chưa kịp dụi mắt, đứng dậy Huỳnh Hồng lại nghe văng vẳng từ xa như là tiếng
Đại đội phó Lâm: “Kêu thằng Hồng dậy”. “Có” Hồng đáp lại một tiếng thật to làm cho cả nhà và 3 người lính nhà bên thức giấc. Trong lơ mơ, Hồng bần thần không biết có súng nổ, có tiếng gọi của anh Lâm hay không? Một lát sau nghe rõ hơn giọng của anh Lâm vang lên:
- Địch về làng rồi Hồng ơi!
Sau khi được giao nhiệm vụ, nhanh như cắt, Huỳnh Hồng quàng chiếc chăn xi ta màu xám qua vai, cài năm băng đạn vào lưng xách khẩu tuyn và lệnh cho anh em trong tiểu đội:
- Đi theo tui!
Ba anh em cũng nhanh nhẹn kẹp 3 khẩu mút-cơ-tông chạy theo. Tiếng súng nổ hướng đường số một, Huỳnh Hồng khẳng định trong đầu và leo lên trảng cát rộng dài từ Quảng Thái lên đến Đồng Lâm.
Trời mưa phùn, sáng sớm nhìn mặt người chưa rõ, bốn người lính nép vào lùm cây rậm đảo mắt nhìn và không thấy tên địch nào nhưng vẫn nghe tiếng rào rào như ong vỡ tổ. Huỳnh Hồng biết chắc là địch đang tới gần. Phía đằng sau là cát trắng, ở vị trí này mà nổ súng thì sẽ bị tiêu diệt. Huỳnh Hồng ra lệnh rút lui vượt trảng cát rộng và trụ lại trên các bụi cây trên cồn cát cao. Chỗ vừa rút lui đã thấy một thằng người cao to đưa ống nhòm lên quan sát, phía trái một khẩu trung liên vừa đặt xuống. Bốn chiến sĩ cùng nhả đạn vào thằng cao to rồi ào chạy vào làng Trằm Nậy. Tiếng nổ râm ran chĩa về một đích, sau đó im bặt và chúng nó chạy theo sau áp sát làng Trằm Nậy và các làng bên cạnh thành một gọng kìm.
Trong câu chuyện dài dài, Quang cười:
- Thằng cao to là quan tư Pháp. Tui làm thông dịch cho hắn.
- Răng hắn không bắn tiếp? - Huỳnh Hồng hỏi.
- Hắn thoáng thấy các anh ít, hắn ra lệnh tiến vào bắt sống.
- Hắn không sợ ông Một à?
- Bọn châu Phi biết ông Một là ai mô. Hắn được lệnh tiêu diệt Tiểu đoàn 231 đang đóng quân ở Phong, Quảng.
Bốn chiến sĩ chạy được quá nửa làng thì gặp một con đường rộng chừng sáu, bảy mét, Huỳnh Hồng ra lệnh:
- Chúng ta phải vượt nhanh qua bên kia đường!
Vừa nấp người qua thân cây dứa thì một thằng Tây cao lêu nghêu đen ngòm như than lù lù đi tới, trong tay lăm lăm khẩu súng. Anh em dí tay vào lưng Hồng, anh hất tay ra hiệu không được bắn. Thằng Tây đen vừa qua chừng mười mét, tiếp theo là một đám lính rất đông. Bọn chúng giẫm trên cát mà vẫn nghe rõ lạo xạo tiếng giày như trâu bò đi.
Địch vừa đi qua, Huỳnh Hồng đã ra lệnh bắn. Cả đám lính nằm rạp xuống, quay súng ra đằng sau nằm im không hề phản ứng. Nhân cơ hội đó bốn chiến sĩ tiếp tục chạy, tiếp tục quay lại bắn rồi rút vào các làng, vòng ra đống cát. Địch đuổi riết, bốn chiến sĩ đổi hướng chạy ngang, bò men theo những bụi cây để lùi ra đàng sau mũi tiến của chúng. Khi bò ra xa giữa trảng cát, kiểm tra quân số, bốn chiến sĩ bị lạc mất một người.
Nghe kể tới đây, Quang cười hỏi Huỳnh Hồng:
- Anh biết vì răng hắn không bắn?
- Răng bọn tui biết được?
- Các anh thoát được là nhờ thông minh. Suốt cả ngày chúng nó săn tìm các anh khắp các làng nhưng không thấy. Coi như cuộc càn không thành công, sở chỉ huy ở Huế ra lệnh rút quân về phá Tam Giang vào Huế. Cả ngày hôm ấy, các anh ẩn nấp ở mô mà như tàng hình rứa?
- Ba chúng tôi chôn người trong cát, bên cạnh những bụi rậm, không cơm, không nước mà đôi mắt và nòng súng vẫn bám theo các hành vi của địch.
- Anh biết lệnh chúng rút lui à?
- Không! Nhưng sau quan sát thấy cách di chuyển của nó tôi đoán có lẽ chúng sẽ rút.
Trời sắp chạng vạng, từ xa Huỳnh Hồng thấy địch rục rịch đi về phía chợ Nịu. Anh em chúng tôi cảm thấy người khỏe khoắn trở lại và cầm súng lần đường dò theo hướng đi của chúng. Khi đến gần chợ Nịu, ngoài phá đã xuất hiện năm tàu chiến. Nhanh trí, Huỳnh Hồng đoán chúng sẽ dồn về chợ Nịu để đi ca nô ra tàu. Lúc đó cái bụng Huỳnh Hồng sướng vô cùng vì biết cơ hội đã đến. Không biết mệt, không thấy đói, Huỳnh Hồng giục hai người đồng đội:
- Theo tui mau.
Hai lính, hai súng trường và một tiểu liên kẹp nách chạy băng qua cầu bên kia chợ Nịu thì trời gần tối. Một đoàn ca nô lần lượt rời bến. Ba anh em Hồng dồn đạn cho chiếc gần bờ nhất...
- Tôi bị loạt đạn đầu tiên - Quang nói chen.
- Rứa à, có bị chi không?
- May mắn tui thoát được làn đạn của các anh, chỉ bị thương nhẹ! Và bây giờ lại may mắn gặp được người đã tấn công bọn tui.
Nói đến đây, Quang tóe miệng cười: - Chết đi không nói mần chi, sống mới là cơ may để nhìn nhận lại mọi chuyện. - Giọng Quang bỗng trầm ngâm, ánh mắt thoáng xa xăm...
- Chừ anh biết tui là ai rồi chơ. Răng, còn muốn nói chuyện với tui không? - Quang cười ha hả.
- Thống nhất, hòa hợp rổi mà anh nói chi lạ hè, Huỳnh Hồng cũng trải lòng. Đã là người Việt thì ai cũng có lòng yêu nước, chẳng qua là do hoàn cảnh thời cuộc thôi, có điều là tui may mắn hơn anh. Đã là chiến tranh thì bên nào cũng mất mát đau thương, sức mạnh của chính nghĩa ngàn đời vẫn thắng mà thôi. Anh nói chân thành nhưng không dấu được niềm tự hào.
Câu chuyện của họ cứ thế kéo dài đến quá trưa mà vẫn không dứt. Như một đôi bạn đã quen từ lâu, họ còn hẹn gặp gỡ nhau vào một dịp khác đẹp trời tại trang trại của Huỳnh Hồng. Trên đường về, những ký ức về cuộc chiến đối mặt với Reng 7 cứ hiện rõ mồn một trong đầu Huỳnh Hồng. Anh nhớ mãi câu nói của Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Chi trong buổi tổng kết trận đánh: “Đây là trận chống càn đầu tiên của Tiểu đoàn, lấy ít đánh nhiều. Diễn biến của trận đánh thông minh, linh hoạt và hiệu quả rất lớn”. Vài hôm sau, Huỳnh Hồng bất ngờ được lệnh Ban chỉ huy Tiểu đoàn cử đi dự liên hoan chiến sĩ thi đua Bắc Thừa Thiên tại thôn Thanh Xuân, xã Phong Thái (gần chiến khu Hòa Mỹ) do tỉnh Thừa Thiên tổ chức. Tại đây, anh được mời báo cáo tường tận trận đánh càn ngày 27 tháng 10 ở Quảng Thái. Sau khi nghe anh báo cáo, những tràng vỗ tay dậy lên. Các đại biểu thân mật không gọi anh là Huỳnh Hồng mà là Huỳnh Hổ.
Trước khi chia tay, chợt như nhớ ra điều gì, Quang còn hỏi với một câu:
- Đánh đấm dữ rữa chắc trước khi ra quân anh đã lên tướng rồi hè?
- Ui chà chà! Tướng tá chi, có chi sướng hơn được làm lính Cụ Hồ phải không thông dịch viên Reng 7!
V.M.L
(TCSH44SDB/03-2022)
Thông reo hồn chí sĩ
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG - TRẦN VĂN DŨNG
HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Ở nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh có ngôi mộ của ông Đinh Văn Dõng, bia mộ đề nguyên quán: Nam Trung - Thừa Thiên-Huế. Ông Đinh văn Dõng là thân phụ của họa sĩ Đinh Cường. Té ra Đinh Cường là người Sài Gòn, gốc Huế.
Làng phong Quy Hòa (TP.Quy Nhơn, Bình Định) nằm lẩn khuất sau một con đèo quanh co ở phía nam thành phố. Nơi này, nhà thơ Hàn Mặc Tử đã sống những ngày cuối đời, chống chọi với bệnh tật.
LGT: 10 năm trước, mùa đông, như một linh cảm diệu kỳ về sự giải thoát nỗi trầm luân, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (lúc ấy là Trưởng Ban biên tập Tạp chí Sông Hương đã viết nên “câu chuyện thiên đường” đầy ám ảnh: “Mùa đông/ Mưa mịt mùng ướt chiếc áo quan/ Co ro trong chiếc áo quan lạnh giá/ Tôi muốn đội mồ lên ngồi quanh quẩn bên em…”. Anh đã ngủ quên vĩnh viễn sau một đêm đặc dày bóng tối rất đỗi bình thường.
Lịch sử xã hội VN trong khoảng thời gian 1954 - 1975 đã ghi dấu sự hình thành cộng đồng học sinh miền Nam tại miền Bắc với những vai trò và đóng góp nhất định cho đất nước trước và sau năm 1975. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về thế hệ học sinh đặc biệt này.
Một lần vào kho đạo cụ của Hãng phim truyện VN, tôi kéo thử chiếc xe kéo tay (thường gọi là xe tay) được phục chế nguyên bản để làm phim. Chỉ một đoạn tôi đã toát mồ hôi vì nó quá nặng, và chợt ngẫm đến thân phận những người phu xe.
Nếu viết về phòng trà Tự Do mà chỉ nói đến Khánh Ly và Lệ Thu thì đúng nhưng chưa đủ, bởi ở đây còn những giọng ca trẻ có khán giả riêng của mình.
“Lò” Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức đã đào tạo nhiều nữ ca sĩ cho phòng trà Sài Gòn lúc ấy. Đặc biệt, như để tạo dấu ấn, tên của các nữ ca sĩ ấy đều bắt đầu bằng chữ Phương (chỉ trừ nữ ca sĩ Hoàng Oanh).
Tình bạn giữa Nam Cao và Tô Hoài đã gắn bó từ thuở mới bước chân vào làng văn và còn gắn bó lâu dài mãi về sau này.
“Những giờ phút huy hoàng của lịch sử dân tộc đã làm nên giá trị các tác phẩm báo chí và văn chương của tôi,” nhà báo-nhà văn Trần Mai Hạnh đã đúc kết như vậy trong buổi chuyện trò thân tình với phóng viên VietnamPlus ngay trước thềm kỷ niệm 71 năm Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2016).
KỶ NIỆM 71 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9
LÂM QUANG MINH
(Về Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế trong cách mạng tháng 8/1945 ở Thừa Thiên Huế)
Backe backe Kuchen
Der Bäcker hat gerufen
Wer will backen guten Kuchen…
(đồng dao trẻ con của Đức, có thể mở nghe trong youtube, với tựa đề "Backe, backe Kuchen")
PHI TÂN
Trong một lần đi tác nghiệp ở xã Điền Môn, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế), qua câu chuyện hàn huyên với anh Phạm Do - Chủ tịch UBND xã Điền Môn mới biết anh là cựu lính Hải quân từng ở quần đảo Trường Sa.
LÊ VĂN KINH
Không có gì phải đợi năm hết tết đến mới nói chuyện uống trà, mà riêng tôi từ hàng chục năm qua thì trà là thức uống mỗi sáng.
NHẤT LÂM
Năm 1936, chàng thanh niên Nguyễn Hoàng cùng với người bạn thân đồng hương huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị chiếm thủ khoa và á khoa tú tài Tây tại Quốc Học Huế.
HOÀNG ANH
Ngày 1 tháng 9 năm 1939 Phát xít Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Tiếp theo đó chính phủ bình dân Pháp bị đổ, chính phủ phản động lên cầm quyền.
NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
(Tìm hiểu một số trước tác của Ni sư Thích Nữ Trí Hải)
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Thời học sinh tôi rất phục “Quái kiệt” Trần Văn Trạch và thuộc những bài ông hát giúp vui trong các cuộc quảng cáo Xổ số kiết thiết quốc gia.
KỶ NIỆM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6
Ngày 18 tháng 9 năm 2015, được sự nhất trí của lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. Đây là một hoạt động có ý nghĩa lịch sử và cũng vô cùng giàu chất nhân văn, nhằm ôn lại những trang sử vẻ vang của một vùng đất giàu văn hóa - về một trung tâm văn hóa - văn học nghệ thuật tiêu biểu của nước nhà.