Những ngày qua, dư luận xôn xao về bức tượng Nữ Thần Tự do phiên bản lỗi, được nhận xét thiếu tính thẩm mỹ xuất hiện trong một khu du lịch ở Sa Pa - Lào Cai. Đó không chỉ là cảnh báo về sự tùy tiện trong thẩm mỹ mà còn là câu chuyện về việc quản lý loại hình du lịch mới.
Tượng Nữ Thần Tự do phiên bản lỗi ở Sa Pa. Ảnh: VOV
Tác phẩm điêu khắc xấu xí, không phù hợp được đặt ở không gian công cộng, các điểm đến, khu tham quan du lịch… không mới. Bởi khi nhắc tới điều này có thể kể đến những bức tượng ma quỷ ở một khu du lịch tại Lâm Đồng và ồn ào không kém là vườn tượng 12 con giáp có tạo hình phản cảm trong một khu du lịch ở Hải Phòng…
Những tưởng bài học về sự tùy tiện trong tư duy mỹ thuật còn đó, mọi người sẽ tránh. Nhưng buồn thay, sự tùy tiện ấy lại tiếp tục lặp lại ở Sa Pa, một trong những điểm du lịch thu hút du khách ở miền Bắc.
Có thể nhờ sự xấu xí mà điểm check-in Ansapa được biết đến nhiều hơn, thậm chí nhiều người cũng sẽ tìm đến đây để thỏa chí tò mò xem bức tượng xấu đến mức nào… Nhưng liệu cách quảng bá bằng scandal như vậy có đem lại giá trị bền vững? Liệu hình ảnh du lịch có được nâng tầm khi trông chờ vào những phiên bản lỗi, vào gu thẩm mỹ như vậy?
Có thể nhờ sự xấu xí mà điểm check-in Ansapa được biết đến nhiều hơn, thậm chí nhiều người cũng sẽ tìm đến đây để thỏa chí tò mò xem bức tượng xấu đến mức nào… Nhưng liệu cách quảng bá bằng scandal như vậy có đem lại giá trị bền vững? Liệu hình ảnh du lịch có được nâng tầm khi trông chờ vào những phiên bản lỗi, vào gu thẩm mỹ như vậy?
Trước thực trạng xây dựng, trưng bày tượng, biểu tượng có nội dung và hình thức không phù hợp với văn hóa Việt Nam tại một số khu du lịch và địa điểm công cộng, tác động không tốt đến môi trường văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ của cộng đồng và xã hội, từ năm 2018, Bộ VH-TT-DL cũng đã ra văn bản nhắc nhở các địa phương tăng cường công tác quản lý và tuyên truyền.
Bộ VH-TT-DL nói rõ, cần thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật, bảo đảm môi trường văn hóa, thẩm mỹ, nhân văn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Điều đó khẳng định một lần nữa, không phải là chưa có chế tài xung quanh việc trưng bày tranh, tượng, tác phẩm mỹ thuật ở nơi công cộng, điểm du lịch… trái thuần phong mỹ tục, như một vài ý kiến nhầm tưởng.
Cũng cần nói rõ hơn, tranh, tượng… là những tác phẩm nghệ thuật. Vì thế, việc sao chép phải tuân thủ nghiêm theo quy định về bản quyền. Không thể mặc nhiên thích sao thì sao, thích chép thì chép. Bức tượng Nữ Thần Tự do ở Sa Pa có thể coi là một tác phẩm phái sinh của bức tượng nguyên bản đang trưng bày tại Mỹ.
Theo quy định về bản quyền, có thể không cần phải xin phép chủ sở hữu, song nó lại bị ràng buộc bởi Nghị định 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật, bảo đảm môi trường văn hóa, thẩm mỹ, nhân văn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
Sự tùy tiện trong tư duy thẩm mỹ của doanh nghiệp đáng trách một thì vai trò quản lý của cơ quan chức năng ở địa phương phải đáng trách gấp nhiều lần. Với một công trình lớn như thế, không thể dễ dàng thực hiện trong một sớm, một chiều, vậy mà chỉ khi dư luận ồn ào về bức tượng xấu, thì mới lòi ra điểm du lịch này hoạt động không phép.
Đáng lo hơn là trên địa bàn thị xã Sa Pa có tới 20 điểm du lịch check-in do dân tự ý xây dựng, vậy Sa Pa sẽ như thế nào nếu một ngày đẹp trời nào đó, chúng ta sẽ bắt gặp không phải 1, 2 mà thậm chí nhiều hơn nữa những phiên bản tượng Nữ Thần Tự do tại vùng đất vốn được coi là thuần khiết và đậm đà bản sắc văn hóa vùng Tây Bắc?
Chuyện khai thác nghệ thuật công cộng làm du lịch đã được nhiều chuyên gia về mỹ thuật lên tiếng cảnh báo. Cái lợi của ứng dụng mỹ thuật vào làm du lịch không thể chối bỏ, nhưng ngay cả một dự án có chất lượng nghệ thuật tốt, mang lại giá trị kinh tế thông qua du lịch mà lại cũng có những nguy hại tiềm ẩn cho cộng đồng thì rất đáng lưu tâm. Nói một cách đơn giản rằng, đừng nhân danh nghệ thuật mà tùy tiện với nghệ thuật, như cách mà nhiều người đang cố ngụy biện cho lối làm của riêng mình!
Theo Mai An - SGGP
Khi toàn cầu hóa, nhiều người mới ý thức rõ hơn tầm quan trọng của sáng tạo. Nhiều quốc gia coi sáng tạo là nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, bên cạnh động lực cũng tạo ra nhiều thách thức đối với khả năng sáng tạo của con người.
“Hiện thực” của đời sống hiện ra trước cái nhìn của chúng ta luôn luôn là một hỗn hợp, một nồi súp lẩu của “thực tế” và “tri nhận”, không tách bạch, và không dễ tách bạch được.
Nuôi dưỡng tâm hồn ham đọc sách từ bé cho con, sẽ giúp con dễ dàng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng của tuổi mới lớn, giúp con mạnh mẽ đối mặt với những thay đổi của bản thân, và sóng gió của cuộc đời.
Để không bị lãng quên giữa các loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại, sân khấu cải lương nói riêng, nghệ thuật truyền thống nói chung, đang tìm cách chuyển mình, dần tìm lại chỗ đứng. Trong quá trình tìm hướng đi mới ấy, các nghệ sĩ không hoàn toàn chạy theo thị hiếu một cách dễ dãi mà bỏ qua yếu tố nghệ thuật.
Một năm qua, sự xuất hiện của các sàn đấu giá nghệ thuật đã góp phần thúc đẩy hội họa phát triển, tạo ra thị trường lành mạnh thu hút nhà đầu tư cũng như giới mộ điệu. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ.
Văn hóa là sản phẩm, đồng thời là điều kiện, động lực, phương thức tồn tại và phát triển của một đất nước. Văn hóa có sự phát triển tự thân nhưng cũng có cả sự tiếp nhận bên ngoài. Theo các chuyên gia, trong khi bảng giá trị của người Việt xuất hiện một số hiện tượng lệch lạc, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn mực xã hội, từ đó xác định khuôn khổ để trở lại chân giá trị.
Khi các hoạt động diễn xướng dân gian dần tách khỏi, đình làng dường như đánh mất một phần linh hồn, còn nghệ thuật truyền thống cũng thiếu khí vị. Theo NSƯT Đoàn Thanh Bình, những buổi diễn của Giáo phường Đình làng Việt một năm qua chính là hành trình để mỗi người được về lại ngày xưa, đắm mình trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Thêm một lần mổ xẻ về thực trạng của lý luận phê bình sân khấu hiện nay, các nhà chuyên môn, tác giả đều cho rằng lý luận phê bình của sân khấu nước nhà rất thiếu, yếu và luôn bị các nhà hát… phớt lờ.
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã chia sẻ đầy trăn trở tại Hội thảo "Liên hoan phim Việt Nam trong sự nghiệp phát triển điện ảnh dân tộc" vừa qua ở Đà Nẵng.
Sáng 16/11, Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội - nhận diện, bảo tồn và phát triển” tại đình Hào Nam. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa - xã hội, các nghệ nhân dân, đồng đền, thủ nhang, thanh đồng…
Gần đây, một số trường ngoài công lập tăng học phí cao gây phản ứng của phụ huynh và bất bình dư luận. Đáng chú ý là theo Luật Giáo dục 2005, các cơ quan quản lý nhà nước không có thẩm quyền quản lý việc thu chi của các trường ngoài công lập. Các trường này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và ngành giáo dục chỉ giám sát về chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình đào tạo.
Là di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng Quốc gia từ năm 1991, nhưng những giá trị lịch sử, yếu tố nguyên gốc tại chùa Khúc Thủy, thôn Khúc Thủy (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã bị xâm phạm nghiêm trọng.
Không phải ai sinh ra cũng đã có thẩm mỹ âm nhạc mà nó được hình thành gắn với không gian sống, điều kiện thụ hưởng. Theo nhạc sĩ Quốc Trung, hiện nay ở Việt Nam hầu hết các chương trình nghệ thuật chỉ trình diễn một vài thể loại nhạc, bó hẹp sự lựa chọn của khán giả. Nếu mọi người tự mở rộng, bỏ qua rào cản để thử nghiệm nhiều thể loại nhạc khác nhau, sẽ phát hiện ra nhiều thứ mới mẻ, thú vị.
Cuộc sống của họ ra sao, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, suy nghĩ về truyền thống, hiện tại và tương lai như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, đạo diễn người Hà Lan Manouchehr Abrontan đã đi từ Nam ra Bắc, phỏng vấn hàng trăm phụ nữ ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, vai trò khác nhau. Và “Việt Nam tim tôi” ra đời như tình ca về vẻ đẹp, sức mạnh của phụ nữ Việt.
“Học sinh như bó đuốc, nhiệm vụ của tôi là truyền lửa cho bó đuốc. Nhưng trước khi truyền lửa được thì giáo viên phải là người yêu thích, say mê tìm tòi, chắt lọc cái hay trong môn học, khơi gợi cho các em tự tìm tòi, tự phát hiện ra vấn đề”. Đó là chia sẻ của thầy giáo Lê Quang Nhân, Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk tại Lễ tuyên dương gương Người tốt việc tốt đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016 - 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) tổ chức sáng 18.10.
Trong bối cảnh cần khẳng định văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, việc tìm ý tưởng sáng tạo từ “Truyện Kiều” được cho là con đường ngắn nhất. Như GS. Phong Lê, Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam nhận định: “Doanh nhân dùng chữ tâm ấy để tiến là phúc cho họ, cũng là phúc cho xã hội vậy”.
Trước các phương tiện nghe nhìn, sách đang trở nên yếu thế hơn. Người lớn cũng ngại đọc sách, còn trẻ em thì thích xem iPad và chơi game. Làm sao để tạo được thói quen đọc sách cho trẻ, qua đó, dần nuôi dưỡng tâm hồn các em bằng sách?
Chú trọng phát triển văn hóa đọc tại vùng nông thôn, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, văn hoá đọc ở trẻ em nói riêng sẽ không thể phát triển rộng lớn nếu hệ thống phát hành sách chỉ tập trung ở thành phố và trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.
Hoạt động đấu giá nghệ thuật ở Việt Nam mới đang ở buổi bình minh. Buổi đấu giá nghệ thuật chính thức đầu tiên được tổ chức cách đây chưa đầy hai năm bởi Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt tại Hà Nội hồi tháng 5/2016.
Nhiều biểu hiện cho thấy nhận thức của xã hội đối với sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Người dân chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại.