Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của triều Nguyễn ở Huế. Vì vậy đây là điểm thu hút nhiều du khách. Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại tham quan di tích này, nhưng ấn tượng để lại trong tôi là những hình ảnh không lấy gì làm đẹp mắt lắm.
Lăng Tự Đức
Trước cổng lăng, một dãy dài hàng quán bán hàng lưu niệm, giải khát kiêm giữ xe máy, xe đạp chen chúc theo kiểu mạnh ai nấy làm, lô nhô lổn nhổn đủ màu sắc, hình hài. Mỗi khi có đoàn khách đi qua là tiếng mời chào, chèo kéo vang dậy. Bước vào cổng lăng, đập vào mắt du khách là hình ảnh hòn đảo Tịnh Khiêm nằm giữa hồ nước, do không được chăm sóc cẩn thận nên cây cối tiêu điều, xơ xác để lộ những phiến đá mốc meo trông đến não lòng. Hòn đảo này nằm phía trước Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách. Trên đảo vốn trồng cây cảnh và những hang động nhỏ để nuôi các loài thú quý hiếm cho nhà vua lên đây săn bắn giải trí. Hồ Lưu Khiêm do lâu ngày không được nạo vét, chăm sóc nay đầy rong rêu và rác rưởi với làn nước đục ngầu.
Con đường gạch Bát Tràng mềm mại uốn lượn quanh hồ Lưu Khiêm dẫn du khách đến khu vực lăng mộ nhà vua, nhưng trước mắt du khách không phải bia mộ uy nghiêm mà là một dãy hàng quán nhếch nhác nằm án ngữ ngay trước bia mộ nhà vua. Đó là những hàng quán bán đồ lưu niệm, giải khát, ăn uống... xập xệ y hệt một góc chợ xép. Những tấm bạt nilông đủ các màu sắc sặc sỡ được căng kéo bừa bãi che hẳn một góc lăng, những chiếc dù rách rưới, chỏng gọng phơi bày cùng vài chiếc ghế nhựa, chen lẫn ghế gỗ lăn lóc bên lối đi. Không thể tưởng tượng được một khu di tích nổi tiếng mà lại luộm thuộm bừa bộn mất mỹ quan đến thế!
Chúng tôi đã đến nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Ở đấy người ta cũng bán rất nhiều hàng lưu niệm và giải khát trong các địa điểm tham quan, nhưng họ không làm một cách luộm thuộm như ở lăng Tự Đức. Ở mỗi địa điểm tham quan luôn có những hệ thống kiôt được thiết kế rất thẩm mỹ và bố trí ở một vị trí hợp lý, cho du khách thoải mái mua bán mà vẫn đảm bảo mỹ quan, không ảnh hưởng đến mỹ quan của di tích.
Những người bán hàng phải bỏ ra số tiền không nhỏ để có được một chỗ kinh doanh trong di tích. Do đó, đơn vị quản lý di tích cần phải sắp xếp cho các hàng quán này một vị trí hợp lý, không án ngữ ngay trước nhà bia của lăng mộ vua Tự Đức, và thiết kế lại các hàng quán theo một mẫu kiôt thật thẩm mỹ. Như vậy mới gọi là kinh doanh du lịch ở một nơi tôn nghiêm và thơ mộng.
Ông Mai Xuân Minh - phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - trả lời: Tình trạng che bạt nilông, bàn ghế, bày bán lộn xộn phía trong lăng Tự Đức từng diễn ra và được khắc phục bằng cách cho xây kiôt, lập lại trật tự buôn bán. Nếu vẫn còn tiếp tục xảy ra tình trạng lộn xộn như bạn đọc báo Tuổi Trẻ nêu, chúng tôi sẽ cho kiểm tra, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Hồ nước và đảo Tịnh Khiêm ô nhiễm một phần do thời tiết. Chúng tôi đã nhiều lần cho nạo vét và chỉnh trang khu vực này nhưng không thể khắc phục trong ngày một ngày hai. Sắp tới trung tâm sẽ có kế hoạch chỉnh trang và nạo vét lòng hồ ở các di tích thuộc trung tâm quản lý. Việc chèo kéo du khách phía trước cổng vào lăng Tự Đức vẫn còn diễn ra do khu vực này không thuộc kiểm soát của chúng tôi, mà thuộc phường Thủy Xuân, TP Huế. Mong có sự phối hợp, kiểm soát đồng bộ giữa phường và trung tâm để tình trạng này chấm dứt triệt để. PHAN THÀNH ghi |
Theo Tuổi trẻ online
Sáng ngày 23/3, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt giới thiệu Sông Hương số đặc biệt chào mừng 35 năm giải phóng Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một cội, như con một nhà”.
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, sáng ngày 21/3, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Ban điều hành Đại lễ cầu siêu tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Mời các bạn đón đọc SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, một ấn phẩm mới của Tạp chí Sông Hương, khổ 20x30, dày 48 trang, phát hành từ ngày 23.3.2010 trong cả nước.
Chiều 14-3, đã diễn ra triển lãm mỹ thuật chủ đề “... Trên bố” tại gallery Chiêu Ê, số 89 đường Minh Mạng, TP Huế, đây cũng là xưởng vẽ của họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận.
Sáng ngày 14/3, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Hương Trà đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng, làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh 2010 với chủ đề ảnh Thời sự nghệ thuật
Chào mừng kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, chiều ngày 5/3, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh “ Các Nữ tác giả Thừa Thiên Huế lần thứ XV- 2010”.
Tối ngày 28/2 (Rằm tháng Giêng), tại sân Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế đã diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “ Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”.
Nằm trong chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế lần thứ VIII với chủ đề ” Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”, tối ngày ngày 27/2 (14 tháng Giêng), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm văn hóa Pháp - Nhà tri thức Huế tổ chức Đêm Thơ Trẻ, tại số 01 Lê Hồng Phong, Huế.
Chiều ngày 26/2, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật, Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc Triển Lãm Ảnh với chủ đề “ Xuân Yêu Thương” của nhà sư Thích Chơn Hữu, được diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Sáng ngày 25/2 (12 Tháng Giêng năm Canh Dần), Ban tổ chức ngày Thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đi “Viếng mộ thi nhân” tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế.
Sáng ngày 23/2 (mồng 10 tháng Giêng), tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ hội vật truyền thống làng Sình.
Sáng ngày 22/2, tại Trung tâm Văn Hóa Huyền Trân, số 151 Thiên Thai, TP Huế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Huyền Trân đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân- Huế 2010.
Những ngày mưa dầm đã qua, nắng ấm mùa xuân đã trải dài trên mọi nẻo đường của Cố đô Huế. Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, khắp mọi nhà, từ miền quê lên phố thị, những ngày này Huế vui nhộn hẳn lên, tấp nập người người đi sắm chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.
Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch, sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Canh Dần 2010, diễn ra vào sáng ngày 8/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.
Chào xuân Canh Dần 2010, Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ Huế đã phối với Café- Gallery Sông Như tổ chức triển lãm mang tên “ Năm Canh Cọp”, được diễn vào chiều ngày 6/2, tại số 14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, Huế.
Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Canh Dần 2010, chiều ngày 5/2, Hội Liên hiệp VHNT- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Mùa Xuân” tại 26 Lê Lợi và phòng tranh “ Con Cọp năm Dần” tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng ngày 4/2, tại thủ đô Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Tạp chí Sông Hương - Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phát động cuộc thi thơ Lục bát năm 2010. Thể lệ cuộc thi thơ Lục bát 2010.
Sáng ngày 01/02, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã long trọng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sáng ngày 31/1, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã khai mạc trại sáng tác ca khúc tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất.