Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của triều Nguyễn ở Huế. Vì vậy đây là điểm thu hút nhiều du khách. Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại tham quan di tích này, nhưng ấn tượng để lại trong tôi là những hình ảnh không lấy gì làm đẹp mắt lắm.
Lăng Tự Đức
Trước cổng lăng, một dãy dài hàng quán bán hàng lưu niệm, giải khát kiêm giữ xe máy, xe đạp chen chúc theo kiểu mạnh ai nấy làm, lô nhô lổn nhổn đủ màu sắc, hình hài. Mỗi khi có đoàn khách đi qua là tiếng mời chào, chèo kéo vang dậy. Bước vào cổng lăng, đập vào mắt du khách là hình ảnh hòn đảo Tịnh Khiêm nằm giữa hồ nước, do không được chăm sóc cẩn thận nên cây cối tiêu điều, xơ xác để lộ những phiến đá mốc meo trông đến não lòng. Hòn đảo này nằm phía trước Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách. Trên đảo vốn trồng cây cảnh và những hang động nhỏ để nuôi các loài thú quý hiếm cho nhà vua lên đây săn bắn giải trí. Hồ Lưu Khiêm do lâu ngày không được nạo vét, chăm sóc nay đầy rong rêu và rác rưởi với làn nước đục ngầu.
Con đường gạch Bát Tràng mềm mại uốn lượn quanh hồ Lưu Khiêm dẫn du khách đến khu vực lăng mộ nhà vua, nhưng trước mắt du khách không phải bia mộ uy nghiêm mà là một dãy hàng quán nhếch nhác nằm án ngữ ngay trước bia mộ nhà vua. Đó là những hàng quán bán đồ lưu niệm, giải khát, ăn uống... xập xệ y hệt một góc chợ xép. Những tấm bạt nilông đủ các màu sắc sặc sỡ được căng kéo bừa bãi che hẳn một góc lăng, những chiếc dù rách rưới, chỏng gọng phơi bày cùng vài chiếc ghế nhựa, chen lẫn ghế gỗ lăn lóc bên lối đi. Không thể tưởng tượng được một khu di tích nổi tiếng mà lại luộm thuộm bừa bộn mất mỹ quan đến thế!
Chúng tôi đã đến nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Ở đấy người ta cũng bán rất nhiều hàng lưu niệm và giải khát trong các địa điểm tham quan, nhưng họ không làm một cách luộm thuộm như ở lăng Tự Đức. Ở mỗi địa điểm tham quan luôn có những hệ thống kiôt được thiết kế rất thẩm mỹ và bố trí ở một vị trí hợp lý, cho du khách thoải mái mua bán mà vẫn đảm bảo mỹ quan, không ảnh hưởng đến mỹ quan của di tích.
Những người bán hàng phải bỏ ra số tiền không nhỏ để có được một chỗ kinh doanh trong di tích. Do đó, đơn vị quản lý di tích cần phải sắp xếp cho các hàng quán này một vị trí hợp lý, không án ngữ ngay trước nhà bia của lăng mộ vua Tự Đức, và thiết kế lại các hàng quán theo một mẫu kiôt thật thẩm mỹ. Như vậy mới gọi là kinh doanh du lịch ở một nơi tôn nghiêm và thơ mộng.
Ông Mai Xuân Minh - phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - trả lời: Tình trạng che bạt nilông, bàn ghế, bày bán lộn xộn phía trong lăng Tự Đức từng diễn ra và được khắc phục bằng cách cho xây kiôt, lập lại trật tự buôn bán. Nếu vẫn còn tiếp tục xảy ra tình trạng lộn xộn như bạn đọc báo Tuổi Trẻ nêu, chúng tôi sẽ cho kiểm tra, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Hồ nước và đảo Tịnh Khiêm ô nhiễm một phần do thời tiết. Chúng tôi đã nhiều lần cho nạo vét và chỉnh trang khu vực này nhưng không thể khắc phục trong ngày một ngày hai. Sắp tới trung tâm sẽ có kế hoạch chỉnh trang và nạo vét lòng hồ ở các di tích thuộc trung tâm quản lý. Việc chèo kéo du khách phía trước cổng vào lăng Tự Đức vẫn còn diễn ra do khu vực này không thuộc kiểm soát của chúng tôi, mà thuộc phường Thủy Xuân, TP Huế. Mong có sự phối hợp, kiểm soát đồng bộ giữa phường và trung tâm để tình trạng này chấm dứt triệt để. PHAN THÀNH ghi |
Theo Tuổi trẻ online
Sáng ngày 29/12, tại Thế Tổ Miếu- Hiển Lâm Các, Đại Nội - Huế, đã diễn ra buổi Lễ trao tặng bộ Biên chung, Biên khánh- nhạc khí của Nhã nhạc Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc phục chế và trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế.
Ngày 28.12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao “Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2010” cho 14 tác giả, nhóm tác giả là hội viên các hội chuyên ngành.
Sáng ngày 22/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm “Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945” tại di tích trường (hiện nay là Trung tâm Công viên cây xanh), 108 Lê Duẩn, thành phố Huế.
"Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).
Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.
Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010), chiều 14/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu sách “Nhánh tùng vườn An Hiên”.
Ngày 14/12/20120 tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn của Hội Nhà văn tỉnh với nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl.
Tối 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm thơ “Quê mẹ” nhâ kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920 - 2010) và 9 năm ngày mất (2002-2010) của nhà thơ Tố Hữu, chương trình diễn ra tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chào mừng 59 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và 53 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 10/12/2010, tại Khu làng nghề truyền thống Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật 2010.
Sáng ngày 10/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động.
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức đêm thơ nhà giáo với chủ đề “ Cõi hạnh phúc”, diễn ra vào tối ngày 19/11 tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 14/11, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Văn hóa và văn học Pháp đương đại” do Giáo sư, dịch giả Trần Thiện Đạo trình bày.
Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10, Đại hội chính thức Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã diễn ra đúng vào dịp Hội tròn 60 tuổi.
Sáng ngày 19/10, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế năm 2009- 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ trao tặng thưởng cho các văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1975-2010.
Chiều ngày 10/10, tại Café sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh miền Trung Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức Tọa đàm về cuốn tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê.
Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Thừa Thiên Huế chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, diễn ra vào sáng ngày 4/10 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.