Đưa sách vào khu phong tỏa, cách ly

14:57 27/08/2021

Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.

Bạn đọc sống hẻm 100 Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh nhận sách từ chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách”

Đa dạng đầu sách

Từ giữa tháng 7, NXB Tổng hợp TPHCM và lãnh đạo quận Phú Nhuận đã phối hợp tặng sách cho người dân trong khu cách ly, khu phong tỏa trên địa bàn quận. Qua 2 đợt, chương trình đã trao tặng gần 1.000 sách thuộc nhiều thể loại: văn học, thiếu nhi, văn hóa, lịch sử, kỹ năng, sức khỏe… cho các khu phong tỏa, phục vụ độc giả thuộc nhiều lứa tuổi. Cùng với đó là gói cước đọc Ebook (sách điện tử) trong 3 tháng với hơn 2.000 đầu sách, nghe Audiobook (sách nói) với 200 quyển trên ứng dụng Voiz FM trong vòng 30 ngày, 1.000 voucher miễn phí xem phim trên ứng dụng Galaxy Play đối với khu cách ly tập trung. Đến thời điểm hiện tại, chương trình đã trao tặng sách cho 30 khu phong tỏa và 4 khu cách ly tập trung trên địa bàn quận Phú Nhuận.

Cùng thời điểm, Thành đoàn TPHCM, Văn phòng phía Nam - Hội Xuất bản Việt Nam và Sở TT-TT TPHCM đã cùng thực hiện chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách”. Chỉ trong thời gian ngắn, chương trình đã nhận được hơn 20.000 đầu sách các loại, gồm sách giấy, sách điện tử, sách nói. Nhiều đơn vị xuất bản đã kịp thời đồng hành với chương trình như NXB Trẻ, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Saigon Books, Huy Hoàng Books, Thái Hà Books, Fahasa, Công ty Quảng Văn...

Theo chị Trịnh Thị Hiền Trân, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành đoàn TPHCM, tất cả số sách giấy mà Thành đoàn tiếp nhận đã được chuyển về 21 quận, huyện và TP Thủ Đức để gửi đến tay người dân trong vòng một tháng qua. “Hiện nay, chúng tôi tiếp tục thông tin và tuyên truyền đến người dân cách sử dụng mã QR để có thể theo dõi, tìm đọc sách điện tử và sách nói trên các ứng dụng. Ngoài ra, chương trình còn có thêm gói học một số kỹ năng mềm do các chuyên gia và những người có chuyên môn hướng dẫn, được các đơn vị xuất bản gửi tặng”, chị Hiền Trân cho biết.

Cần được nhân rộng

Theo ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, những chương trình mang sách đến bạn đọc tại các khu cách ly, phong tỏa rất cần được nhân rộng, bởi hiện có nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang thực hiện việc giãn cách xã hội. Vừa qua, các chương trình chỉ đến được với một số nơi, chưa thể phủ hết các địa điểm đang trong diện phong tỏa. “Nhu cầu còn rất lớn, tuy nhiên, do việc hạn chế đi lại, thành ra nhân viên của các đơn vị không thể ra ngoài để đến kho, cửa hàng đóng sách gửi đến chương trình. Nhiều đơn vị rất muốn tham gia nhưng vì nguyên nhân khách quan trên nên không thể tham gia được”, ông Lê Hoàng cho biết.

Sau quận Phú Nhuận, vào ngày 16-8 vừa qua, NXB Tổng hợp TPHCM gửi tặng sách giấy cho quận 1; riêng sách điện tử tiếp tục được gửi đến quận 5 và quận 7. Có một điều đặc biệt là từ chương trình của NXB Tổng hợp TPHCM đã tạo ra hiệu ứng tích cực. Hiện tại, Tỉnh đoàn Bến Tre đã làm việc với đơn vị này để trang bị sách điện tử cho 2 bệnh viện dã chiến ở TP Bến Tre, cùng các khu cách ly ở hai huyện Ba Tri và Thạnh Phú.

Theo bà Đinh Thị Thanh Thủy, Giám đốc NXB Tổng hợp TPHCM, cần tính đến những phương thức phù hợp để thuận tiện cho cả ba bên, gồm: địa phương, các đơn vị xuất bản và bạn đọc. Bởi theo bà Thủy, sau gần 2 năm chịu tác động bởi dịch Covid-19, hiện nay, nhiều đơn vị xuất bản cũng đang gặp khó khăn. Các đơn vị xuất bản chỉ có thể hỗ trợ một phần, không thể tặng nhiều lần vì chính các đơn vị cũng đang phải hoạt động cầm chừng, các cửa hàng sách không được mở, bán online thì sách không được xếp vào hàng thiết yếu nên không được vận chuyển, dẫn đến không có doanh thu.

Từ thực tế trên, bà Đinh Thị Thanh Thủy đề xuất: “Tôi cho rằng, cần phải có chủ trương trang bị sách đến người dân ở những vùng phong tỏa và cách ly. Đương nhiên, trong tình hình hiện nay, ngân sách đang dồn cho việc chữa trị, cho cái ăn. Nhưng nếu xác định sách là món ăn tinh thần quan trọng thì chúng ta cũng phải tính đến việc trích bao nhiêu trong khoản ngân sách đó dành cho món ăn này”.

Theo Hồ Sơn - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Câu hỏi thật lớn, nhưng cũng thật thiết thực, khi mỗi ngày Phật giáo đã và đang đóng góp nhiều điều cho cuộc sống. Ở đâu đó, các vị xuất gia và cư sĩ tại gia đã dấn thân hoặc nỗ lực tu tập, lắng nghe tiếng khổ, tiếng vui của tha nhân để cùng kiến tạo bình an…

  • NGUYỄN HẢI YẾN  

    Khi tôi viết những dòng này, thì ở Hải Dương, cuộc chiến chống Covid-19 vẫn đang trong hồi quyết liệt. Sự thực là tính từ ngày khởi phát làn sóng Covid-19 lần thứ ba tại Việt Nam mà điểm nóng bắt đầu công ti POYUN - thành phố Chí Linh, Hải Dương chúng tôi chưa có một ngày nào bình yên.

  • Sách là một trong những sản phẩm dễ bị xâm phạm bản quyền nhất hiện nay.

  • Những ngày qua, dư luận xôn xao về bức tượng Nữ Thần Tự do phiên bản lỗi, được nhận xét thiếu tính thẩm mỹ xuất hiện trong một khu du lịch ở Sa Pa - Lào Cai. Đó không chỉ là cảnh báo về sự tùy tiện trong thẩm mỹ mà còn là câu chuyện về việc quản lý loại hình du lịch mới.

  • Đó là những thư viện của gia đình, nhưng lại phục vụ cộng đồng và đều nằm trong các làng quê, bên lũy tre, sân đình, tô điểm thêm nét đẹp của vùng quê Kinh Bắc vốn rạng danh với truyền thống hiếu học và thành tích khoa bảng.

  • Thời gian qua, giải thưởng từ cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ tổ chức đã tạo nên những tranh cãi về chất lượng tác phẩm đoạt giải. 

  • Thời gian qua, giải thưởng từ cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ tổ chức đã tạo nên những tranh cãi về chất lượng tác phẩm đoạt giải. 

  • Với sự xuất hiện của loại virus mới SARS-CoV-2 ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và sau đó đã bùng phát thành đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo trên thế giới đã bắt tay vào hành động.

  • Xây dựng đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa TPHCM giai đoạn 2020-2035” là điều hết sức cần thiết và đã được UBND TPHCM thông qua mới đây. Trong tình hình hiện nay, việc xác định các hướng phát triển văn hóa sẽ vừa mang tính chiến lược, vừa có ý nghĩa thiết thực.

  • Sau đợt nghỉ diễn vì dịch Covid-19 những ngày tết vừa qua, các sân khấu cải lương xã hội hóa cùng nghệ sĩ (NS) lên kế hoạch phục vụ khán giả nhiều vở mới.

  • Hướng đến các giá trị truyền thống đang là một xu hướng diễn ra dù âm thầm nhưng rất mạnh mẽ trong giới nghệ thuật.

  • Trong vòng xoáy chung, khó mà nói ngành nghề, lĩnh vực nào không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng nghệ thuật có cách sáng tạo và thích ứng riêng.

  • Sự kéo dài của cuộc khủng hoảng virus corona có thể không chỉ làm thay đổi phương thức và lịch trình biểu diễn của nhiều nhà hát opera và dàn nhạc mà còn dẫn đến việc thay đổi cán cân quyền lực giữa nghệ sĩ và giới quản lý.

  • Covid là một cú sốc, nhưng Covid cũng là một món quà với trẻ em. Sớm hay muộn, Covid cũng sẽ rời xa, nhưng ngay lúc này, cha mẹ có thể biến không gian Covid thành một bài học lớn cho trẻ ngay tại nhà...

  • Tôi xin phép lấy nhận xét về thời trang của nhà thơ đương thời người Đức E. H. Ballermann để trả lời ngay - trước khi lý luận - câu hỏi thường đặt ra cho tôi "Áo dài truyền thống có đi ngược trào lưu hay xu hướng thời trang hiện đại không”, rằng: Không!

  • Ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công - ông Táo, cũng là thời điểm nhắc nhở mỗi người về một năm mới sắp đến.

  • Nhìn sự rộn ràng của đường phố thấy đầy sức sống, đầy năng lượng, một sự bình thường vô cùng đáng quý mà ngày thường sẽ chỉ thấy đông quá, tắc đường, bụi bặm quá. Dòng chảy cuồn cuộn ấy mà bị ngừng trệ thì thật kinh khủng...

  • Quá trình sáng tác và thực hành các loại hình nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo, nghiêm cẩn của mỗi nghệ sĩ. Trong quá trình ấy, tính độc lập, riêng biệt của nghệ sĩ sẽ tạo ra sự khác biệt, để lại dấu ấn và phát triển. Đó là chia sẻ của nhiều nghệ sĩ tại tọa đàm “Trùng trùng tiếp tiếp: sân khấu xưa và nay” tối 20.1.

  • Các bộ phim ăn khách, chương trình nghệ thuật thu hút khán giả, sản phẩm âm nhạc bán chạy... đang khẳng định giá trị kinh tế của văn hóa. Tuy nhiên, đóng góp của văn hóa không chỉ thể hiện qua những con số, và cũng không nên coi đó là mục tiêu của lĩnh vực này.

  • Năm 2020 đánh dấu những bước chuyển mình đáng nhớ đối với nhiều loại hình nghệ thuật. Sự phối kết giữa những môn nghệ thuật tưởng chừng không hề “ăn nhập” với nhau lại tạo ra nhiều bất ngờ.