Đưa hồ sơ Ba Bể-Na Hang vào Danh mục Hồ sơ di sản thế giới

07:41 11/04/2017

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc gửi Báo cáo tóm tắt Hồ sơ "Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang" tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đề nghị đưa vào Danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ di sản thế giới.

Du lịch trên hồ Ba Bể. (Ảnh : Hữu Oai/TTXVN)

Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi Báo cáo tóm tắt Hồ sơ "Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang" tới UNESCO đề nghị đưa vào Danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ Di sản thế giới; hướng dẫn Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang và UBND tỉnh Bắc Kạn lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới.

Phó Thủ tướng giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai lập hồ sơ "Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang" theo quy định tại Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới 1972 và pháp luật về di sản văn hóa.

Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang với diện tích trên 33.000 ha nằm trên địa bàn xã Thanh Tương, Sơn Phú, Khâu Tinh, Côn Lôn và thị trấn Na Hang, giáp với các xã của huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Khu bảo tồn có trên 21.000ha là rừng đặc dụng, cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ, có độ đa dạng sinh học cao. Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được trên 2.000 loài thực vật, nhiều loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Trai, nghiến, lát hoa, đinh, thông tre, hoàng đàn, trầm gió, nhiều loài lan hài, cây thuốc quý…

Khu bảo tồn bước đầu đã ghi nhận được 88 loài thú, 294 loài chim, 30 loài bò sát và 18 loại lưỡng cư, 300 loài bướm, 40 loài dơi, hàng nghìn loại cá, trong đó có cá Dầm xanh, Anh Vũ. Nhiều loài động vật trong khu bảo tồn được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới. Tại đây có 8 loài khỉ, trong đó voọc mũi hếch, voọc đen má trắng thuộc loại quý hiếm. Quỹ bảo tồn thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là một trong những hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới.

Hồ Ba Bể là một trong số không nhiều hồ nước ngọt tự nhiên lớn và đẹp của thế giới trên các vùng núi. Hồ được hình thành từ khoảng 10.000 năm trước đây, với lịch sử địa chất lâu dài, phức tạp, có thành phần các loại đất, đá đa dạng và cấu trúc địa chất độc đáo. Xung quanh hồ có khoảng 1.268 loài thực vật bậc cao có mạch, 470 loài động vật có xương sống, trong đó, có 81 loài thú, 234 loài chim, 30 loài bò sát, 18 loài lưỡng cư và 107 loài cá. Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong khu vực Ba Bể có ít nhất 367 loài bướm và nhiều loại động vật không xương khác.

Toàn bộ khu vực danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể có những cảnh quan đặc biệt, như cao nguyên karst, thác Đầu Đẳng, hẻm vực karst sông Năng, hồ Ba Bể, hệ thống các hang động. Hồ Ba Bể còn có nhiều địa điểm liên quan đến các truyền thuyết, di tích khảo cổ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và cảnh đẹp thiên nhiên khác, như ao Tiên, động Tiên, gò An Mã, gò Bà Góa…

Theo - TTXVN/Vietnam+

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • (SHO) – Việt Nam vừa nhận 2 giải thưởng bảo tồn di sản văn hóa 2013. Năm nay, Giải thưởng Bảo tồn di sản văn hóa do Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức đã kết thúc với 11 giải thưởng trong tổng số 47 đề cử của 16 quốc gia trong khu vực.

  • (SHO). Bộ VHTTDL vừa có văn bản số 3146/TB-BVHTTDL thông báo bàn giao Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long-Hà Nội cho UBND thành phố Hà Nội quản lý, và bảo đảm xây dựng Nhà Quốc hội như phương án đã được phê duyệt, nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO.
     

  • (SHO). Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch.

  • HẢI TRUNG

    Cách đây không lâu, khi hợp tác với Bảo tàng Cố cung Quốc gia Hàn Quốc thực hiện cuốn sách “Báu vật triều Nguyễn ở Việt Nam”, chúng tôi đã có dịp tranh biện với các nhà chuyên môn của bảo tàng này về cách dịch sang tiếng Anh khái niệm “vua” của triều Nguyễn.

  • NGUYỄN HUY KHUYẾN     

    Năm 1960, theo dự thảo của ông Bộ trưởng bộ Quốc gia Giáo dục cho biết Đà Lạt được tổ chức thành một thành phố du lịch, thì nên lập tại đây một Viện Bảo Tàng để thêm phần hấp dẫn du khách ngoại quốc. Với khí hậu khô ráo quanh năm của Đà Lạt, thì nơi này có thể bảo quản được nhiều tài liệu quý hiếm của triều Nguyễn được đưa từ Huế lên.

  • HỒ VĨNH

    Để điều hành đất nước, từ năm 1802-1906, nhà Nguyễn đã thiết lập 6 bộ là: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công.

  • VĨNH PHÚC

    Nhã nhạc được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại không chỉ với thiết chế cổ xúy và ty trúc (Đại nhạc, Tiểu nhạc) như hiện nay.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGTìm cách để sử dụng tốt các ngành nghề thủ công cổ truyền là phương hướng đúng đắn để giải quyết không những vấn đề kinh tế của mỗi địa phương mà còn tạo điều kiện để duy trì và phát triển những vốn quý của dân tộc.

  • THANH TÙNGNgày 18-3-2010, tại Hà Nội, VACNE tổ chức hội thảo Vinh danh Cây di sản Việt Nam. Việc tổ chức công nhận Cây di sản Việt Nam còn có ý nghĩa bảo vệ đa dạng sinh học, hưởng ứng Năm Quốc tế Đa dạng Sinh học 2010.

  • PHAN THANH HẢILà một linh vật có mặt ở hầu khắp các nền nghệ thuật của nhân loại nhưng con rồng Việt Nam vẫn được xem là có những đặc điểm riêng độc đáo, khó lẫn lộn với rồng của các dân tộc khác.

  • PHAN THUẬN ANMặc dù con rồng là một con vật tưởng tượng đầy tính siêu nhiên, nhưng bóng dáng của nó đã trở thành rất phổ biến trong đời sống xã hội nước ta, và cũng đã tiềm ẩn trong tâm thức sâu thẳm của mọi người dân Việt.

  • NGUYỄN ĐÌNH THẢNGTương truyền, Khổng Tử, ông thánh chí tôn của đạo Nho, đã từng đến xin học “lễ” với Lão Tử, được Lão Tử thụ giáo nhiều về môn đạo đức học, một môn học mà Khồng Tử cho là khó nhất. Đạo của Khồng Tử được truyền lại cho hậu thế, chủ yếu là qua chữ “lễ” mà ngài được giáo huấn từ Lão Tử. Nó đã trở thành khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn” cho bao thế hệ học trò.

  • ĐOÀN MINH TUẤNĐã mấy mùa xuân, Tuấn Minh - biên dịch tiếng Pháp ở Công ty phục vụ người nước ngoài thành phố ta, nhà ở quận 3, có trao đổi với tôi một số tài liệu viết về con rồng trong cuốn “Các động vật của thế giới”. Nay chờ đến năm Thìn qua sổ tay ghi chép có dịp soạn lại cho bạn đọc làm quà xuân.

  • LÊ VIẾT THỌ“Đối với tôi, nghệ thuật là một trạng thái của linh hồn”                                                  Marc Chagall.

  • TÔN THẤT BÌNH Ca Huế là loại nhạc cổ truyền được phát sinh và phát triển lâu đời. Tuy nhiên, tìm hiểu nguồn gốc và thời điểm phát sinh thì có nhiều ý kiến khác nhau.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN Huế là Kinh đô của triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam . Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Huế đã đứng dậy làm cuộc Cách mạng Tháng tám thành công, chấm dứt thời đại quân chủ đã tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta và chuyển qua chế độ dân chủ cộng hoà. Đánh dấu sự kiện lịch sử vẻ vang ấy là việc vua Bảo Đại trao ấn kiếm cho phái đoàn đại diện Chính phủ VNDCCH do ông Trần Huy Liệu dẫn đầu.

  • TRẦN VĂN KHÊChương trình Văn hóa của Unesco trong hai năm tới (2000 - 2001).Tôi vừa dự xong cuộc thảo luận về Chương trình lớn số III, trong dịp Unesco họp Đại hội tại trụ sở Paris, từ ngày mùng 8 đến ngày 11 tháng 11 dưng lịch năm nay (1999) với tư cách Thành viên Hội đồng Quốc tế Âm nhạc.

  • NGUYỄN SINH DUYMỹ Sơn: thung lũng các vua thánh

  • LTS: Liên tiếp trong hai ngày 30 tháng 9 và 1 tháng 10 năm 2009, tại Abu Dhabi, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Quan họ Bắc Ninh và Ca Trù của Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh vào danh sách di sản văn hóa của nhân loại. Quan họ Bắc Ninh được ghi vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại; Ca trù được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

  • TRẦN VĂN QUYẾNTrong quá trình đi điền dã thu thập tư liệu Hán Nôm ở huyện Phú Lộc Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã được tiếp cận hai đạo sắc phong cho người có công trị thủy ở từ đường dòng họ Lê Kim, thôn Đông, làng Bàn Môn, xã Lộc An.