TRƯỜNG AN
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa trắng đất trắng trời…”
Dự án Laguna - Lăng Cô đang có kế hoạch nâng tổng vốn đầu tư lên đến 2 tỷ USD
Câu thơ cùa nhà thơ Tố Hữu ngày xưa lại vọng về vào mùa mưa năm nay ở Thừa Thiên Huế. Mưa liên miên hai tháng đến đá cũng chau mày. Rồi lụt. Mấy năm liền Huế không lụt, hoặc chỉ lụt nhỏ, đùng cái một tháng trước thời điểm “Ông tha mà bà chẳng tha/ Bà cho cái lụt hăm ba tháng mười” thì lụt lớn. Thông báo nước trên các sông thường trực vượt ngưỡng báo động hai, báo động ba liên tục được Ủy ban Phòng chống lụt bão tỉnh cập nhật. Cộng đồng Facebook chia sẻ thông tin, nhắc nhau cảnh giác ông thủy bà thủy. Nhiều người mất trắng tài sản giữa màn mưa trắng xóa mà những lồng cá trôi xuôi dòng nước bạc là hình ảnh để lại nhiều cảm thông nhất trong lòng người xứ Huế gần xa. Mưa ngớt, lũ lụt rút đi thì trời chuyển sang đông và không khí lạnh tràn ngập. Lạnh mười bốn mười lăm độ đe dọa thời khắc chuẩn bị xuống vụ đông xuân mới…
Nhưng rồi nắng cũng hoe vàng trên cõi thế. Cái nóng hừng hực “lò đốt” tham nhũng của Bộ Chính trị khiến lòng dân náo nức, tăng thêm niềm tin vào công cuộc đổi mới dựng xây đất nước, vào Chính phủ kiến tạo… Bởi đã từ bao giờ, nấm độc tham nhũng đã len lỏi bủa tràn khắp đó đây, khiến nền kinh tế gần như không vươn lên nổi.
Giữa những tia nắng hy vọng ấy, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh và bà con cử tri về những kết quả đạt được trong năm 2017 khiến người dân Huế an lòng. 12/13 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra: Thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch (6.742/6.772 tỷ đồng), tỷ lệ hộ nghèo giảm 1.13% so với kế hoạch 1.1%; Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt kế hoạch 2.100 usd, giá trị xuất khẩu đạt mức 800 triệu usd, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 19.000 tỷ đồng, 16.000 lao động được tạo việc làm mới… Tổng sản phẩm xã hội toàn tỉnh năm 2017 ước đạt 30.253 tỷ đồng, tăng 7,76% so với năm 2016. Đây là mức tăng hợp lý trong bối cảnh kinh tế đang gặp khó khăn, và thuộc nhóm cao nhất so với các tỉnh khu vực miền Trung…
Thừa Thiên Huế đang ngày càng trở nên bền vững trong việc giữ cho mình môi trường trong lành với không gian xanh sạch, đẹp. Nhiều du khách đến Huế đã thốt lên: “Không đâu dùng nước máy lại có cảm giác sạch và ngon như Huế”. Quả không nói quá về chuyện này, mà cái sự “nước sạch và ngon” không chỉ thị dân Huế mới được sử dụng, gần như mọi người dân đều được dùng. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch lên đến 78% là con số minh chứng. Và rừng xanh, trong khi nhiều nơi gần như triệt phá các cánh rừng còn sót lại, Thừa Thiên Huế vẫn giữ được kế hoạch duy trì độ che phủ rừng 57%. Những người yêu thiên nhiên từ phương xa đến đã không giấu giếm sự ngạc nhiên trước những thảm rừng xanh của đại ngàn Bạch Mã, rừng nguyên sinh A Roàng, A Lưới… Không chỉ ở Bạch Mã, vào sâu rừng A Lưới bây giờ, tiếng chim đại ngàn lảnh lót xuyên qua các triền núi khiến người ta có quyền ngạc nhiên về sự ẩn mật của một vùng đất. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh là không đánh đổi môi trường cho sự phát triển nóng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Cao nhiều lần đã nêu thông điệp: “Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn nhất quán là tuyệt đối không đánh đổi môi trường để lấy đầu tư, lấy phát triển kinh tế, gây ảnh hưởng đến nhân dân. Quan điểm này đã được chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất và nghiêm túc triển khai xuyên suốt nhiều năm qua”. Vâng, Huế không cần phải vội vàng trong phát triển kinh tế để rồi trả giá đắt cho sự nóng lòng.
Mới vài năm trước, có ai nghĩ A Lưới sẽ phát triển du lịch, dịch vụ. Vậy mà bây giờ, nếp nghĩ trở thành cư dân của vùng đất du lịch đã bén vào tư duy của người dân. Sản phẩm núi rừng A Lưới giờ đã về cung ứng giữa lòng đô thị Huế, ở địa chỉ 98 Đặng Huy Trứ - Huế, với măng rừng, rau rớn, ba kích, thịt heo thịt bò gác bếp, mật ong… Những thứ mà trước đây dân Huế phải đặt mua từ Tây Nguyên, Tây Bắc thì giờ đã có thể chỉ cần chạy xe năm phút là có thể tầm về. Du lịch, dịch vụ đang trở thành tâm điểm phát triển kinh tế của toàn tỉnh, những sản phẩm du lịch mới đang dần định hình trong bản đồ tâm thức du khách.
Năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai, thực hiện quyết liệt chủ đề “Năm doanh nghiệp, năm kỷ cương, kỷ luật hành chính”. Tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên đối thoại, trao đổi, đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua nhiều diễn đàn như: “Chủ tịch UBND tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp”, “Cà phê doanh nhân”, “Trao đổi và tháo gỡ”… Cải cách hành chính có nhiều chuyển biến, thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, hải quan, xây dựng… rút ngắn thời gian giải quyết, giảm hồ sơ, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến… Đặc biệt, môi trường đầu tư được cải thiện, nhà đầu tư được hỗ trợ từ khi nghiên cứu dự án đến khi dự án triển khai… Tỉnh đã cấp 64 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 9.648 tỷ đồng, gấp 1,7 lần về lượng, 1,4 lần về vốn. Trong đó có những dự án đặc biệt lớn như Tập đoàn Banyan Tree đã có kế hoạch mở rộng đầu tư dự án Laguna giai đoạn 2, nâng tổng vốn đầu tư lên đến 2 tỷ usd. Trên địa bàn tỉnh cũng đã xuất hiện thêm nhiều tập đoàn kinh tế có thương hiệu quan tâm đến nghiên cứu xúc tiến đầu tư như Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), tập đoàn khách sạn hàng đầu Nhật Bản ROUTE INN, Công ty J.W (Hàn Quốc), tập đoàn Sunjin (Hàn Quốc), tập đoàn Phương Trang, Tôn Đông Á, Công ty Vinaconex…
Bên cạnh những thành tựu, những hạn chế lớn vẫn còn trong bức tranh kinh tế xã hội chung của tỉnh. Thứ nhất, mức độ tăng trưởng chung còn chậm, chưa xuất hiện những nhân tố có tính đột phá; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao; việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển xây dựng, chỉnh trang đô thị và phát triển sản xuất còn khó khăn… Thứ hai, một số cấp, ngành chưa thật sự xác định rõ công việc trọng tâm, trọng điểm; công tác cải cách hành chính còn nhiều bất cập… Thứ ba, mặc dầu xác định mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, trung tâm khoa học công nghệ của cả nước; nhưng sự kết hợp giữa các ngành của tỉnh với các đơn vị Trung ương trọng yếu về các lĩnh vực này còn rất yếu.
Năm 2018, tỉnh xác định các chương trình trọng điểm bao gồm: phát triển du lịch - dịch vụ và phát triển doanh nghiệp; phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, trọng tâm là hạ tầng giao thông; cải cách hành chính. Toàn tỉnh cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ hơn 90 dự án trọng điểm. Trong đó có khoảng 35 dự án khởi công mới, tiêu biểu như: Trung tâm thương mại Vincom Hùng Vương, Nhà máy điện Mặt trời Phong Điền, đường cao tốc La Sơn - Túy Loan, Dự án cải tạo môi trường nước thanh phố Huế, mở rộng Ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, nhà máy sản xuất gỗ MDF, dự án Laguna, dự án khu phức hợp du lịch - dịch vụ Đăng Kim Long…
Trong các dự án đang triển khai này, việc thực hiện Dự án cải tạo môi trường nước thành phố Huế đã khiến đời sống thị dân Huế xáo trộn nhiều mặt. Gần như tất cả các cuộc tiếp xúc cử tri, các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh và thành phố Huế đều có nhiều ý kiến đề cập đến vấn đề này. Tỉnh đang có những điều chỉnh, quyết liệt chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ, tăng cường giám sát chất lượng thi công… Và người dân Huế cũng đã phần nào thông cảm cho tỉnh và thành phố khi nghĩ về tương lai đô thị, về cái lợi của dự án này mang lại sau khi hoàn thành.
Dự cảm về tương lai cũng khởi động từ những ý tưởng mới của lãnh đạo tỉnh. Ví như trong phát triển du lịch - dịch vụ, tỉnh xây dựng và phát động chương trình “Sản phẩm du lịch của năm”. Tỉnh đã xác định sản phẩm du lịch mới của tỉnh năm 2018 là tuyến đi bộ dọc sông Hương (đường Nguyễn Đình Chiểu) gắn với không gian bảo tàng dọc đường Lê Lợi. Hãy thử hình dung cảnh tượng du khách đến Huế, có những giờ phút thảnh thơi thả bộ dọc sông Hương êm đềm, rồi ghé vào chiêm ngắm các tác phẩm mỹ thuật của Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị, các họa sĩ lừng danh Huế trong Bảo tàng Mỹ thuật Huế đang dần định hình, họ sẽ nhận ra Huế thâm trầm, sâu lắng đến nhường nào… Một Huế sinh động về vẻ đẹp tri thức, phong phú nét tài hoa của nghệ thuật, bên cạnh giàu có vẻ đẹp thiên nhiên cảnh quan; đó là một Huế ắp đầy tính văn hóa - nhân văn thật sự mà mọi người có thể tìm thấy từ mỗi bước chân đi, mỗi mắt nhìn chạm đến cõi tiềm thức, mỗi cảm nhận trong những đáy mắt người và lá cỏ đang rung lên trong gió… Để hiểu hơn một câu thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử “Sao anh không về chơi thôn Vỹ”.
Và công chúng Huế chính là những người gìn giữ và làm phong phú vẻ đẹp tiềm ẩn đó.
T.A
(TCSH347/01-2018)
Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).
Huế những ngày này mưa dài lê thê. Từ sáng đến tối hầu như mưa không lúc nào ngớt. Đi kèm mưa là cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần đang tất tả mưu sinh trên đường phố.
BẠCH LÊ QUANG
Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.
HỒ THỊ HỒNG
Vua Thiệu Trị từng nói với bề tôi rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”(1). Nhưng với truyền thống hiếu học của nhân dân ta, từ lâu vấn đề giáo dục đã được xã hội hóa một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ và toàn xã hội Việt Nam.
(SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô Huế mà khám phá tiếp nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.
PHẠM HUY THÔNG
Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.
LÊ HUY ĐOÀN
Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.
VÕ NGỌC LAN
Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.
LÊ PHƯƠNG LIÊN
…Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về…
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG
Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.
THANH TÙNG
Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.
HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.
NGUYỄN HUY KHUYẾN
Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.
VÕ NGỌC LAN
Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.
LÊ VĂN LÂN
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.
NGUYỄN HỒNG TRÂN
Câu chuyện này do nhà thơ Bích Hoàng (tức Hoàng Thị Bích Dư - cựu nữ sinh trườngĐồng Khánh - Huế) kể lại cho tôi nghe trực tiếp vào đầu năm 2012 tại nhà riêng của cô ở 170 phố Cầu Giấy, Hà Nội.
TRẦN BẠCH ĐẰNG
Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông.