Đất nước đang trên hành trình 30 năm Công cuộc Đổi mới, kể từ năm 1986. Nền văn học nghệ thuật của nước nhà cũng vậy, đang hướng đến việc đánh giá chặng đường 30 năm đổi mới. Văn nghệ xứ Huế trong 30 năm qua cũng đã có những thành tựu mới, cũng có những hạn chế cần được gợi mở để cho những trang viết về sau vượt qua, sung mãn hơn, nghệ thuật hơn, đầy trách nhiệm nhân văn hơn. Kể từ số báo này, Sông Hương sẽ khởi đăng những bài viết nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Việc nhìn nhận lại văn nghệ Thừa Thiên Huế sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn trong các số báo tiếp theo, sau khi Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức hội thảo về Văn học Thừa Thiên Huế 30 năm đổi mới 1986 - 2016 vào khoảng tháng 6 tới đây.
Tháng 4 năm nay, chúng ta đang hướng đến kỷ niệm 15 năm ngày mất nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn (1/4/2001 - 1/4/2016). 15 năm sau ngày ông qua đời, người ta vẫn nghe và hát nhạc của ông, và âm nhạc Trịnh Công Sơn sẽ còn vang mãi trong cuộc đời này. Sinh thời, nhạc sĩ Văn Cao từng viết về Trịnh Công Sơn: “Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca (chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền… Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà cả bên ngoài biên giới nữa…” (Trịnh Công Sơn - Người thơ ca). Có lẽ chỉ chừng đó, đã đủ lý giải vì sao âm nhạc Trịnh Công Sơn sẽ vĩnh hằng cùng dân tộc. Một nghiên cứu về con người - thơ Trịnh Công Sơn đăng trong số báo này, cùng với các hoạt động do Sông Hương tổ chức như triển lãm tranh “Niệm” của các họa sĩ Huế, chương trình ca nhạc “Hãy yêu nhau đi”… là cách mà văn nghệ sĩ, trí thức Huế nhớ về người nhạc sĩ tài hoa của quê hương.
Một bài viết cần đọc chậm, như là một tóm tắt những yếu tố và tiến trình hình thành thể loại thơ này, qua sự đối chiếu các thang giá trị giữa thơ Việt và thơ Anh, Mỹ; bài “Tân hình thức - nghĩ về cách làm thơ” đăng trong số này, sẽ giúp cho bạn đọc hiểu kỹ hơn về thơ Tân hình thức Việt.
Những sáng tác mới đầy chất trữ tình tự sự góp mặt trong số báo này, cùng những hồi ức cũ xưa về thế giới, về một Huế thời quá vãng, hy vọng sẽ góp phần đem lại cho bạn đọc những phút giây thú vị khi lần giở Sông Hương.
Dưới đây là mục lục số tháng 4/2016
- Thư Tòa soạn
VĂN:
- CON ĐƯỜNG LÔNG NGỖNG BAY - Hà Khánh Linh
- ĐÔNG KINH MÙA LÁ ĐỔ - Song Cầm
- BỨC TRANH - Lê Minh Phong
THƠ:
ĐỨC SƠN - NGUYỄN MINH KHIÊM - VŨ DY - TRẦN VÕ THÀNH VĂN -
BÙI HOÀNG VŨ - VƯƠNG KIỀU - KHALY CHÀM - NGUYỄN HƯNG HẢI - VŨ ANH VŨ
NHẠC:
- SOI MÌNH VÀO CỔ XƯA - Nhạc: Nguyễn Việt & Thơ: Nguyễn Việt Chiến
- MỘT NÉT HUẾ - Nhạc: Lê Anh & Thơ: Từ Nguyễn - Bìa 4
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- NHỮNG HÌNH THÁI DIỄN NGÔN MỚI TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI - Nguyễn Văn Hùng
- TÂN HÌNH THỨC (Nghĩ về cách làm thơ) - Khế Iêm
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- MÓN QUÀ ĐÚNG NGHĨA - Alissa York - Lưu Diệu Vân chuyển ngữ
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- ĐÔI DÒNG TẢN MẠN VỀ CON-NGƯỜI-THƠ TRỊNH CÔNG SƠN - Lý Toàn Thắng
- ĐỂ CÓ PHÒNG TRANH “NIỆM” - Đặng Mậu Tựu
- “HÃY YÊU NHAU ĐI” - Chương trình văn nghệ của những người yêu nhạc Trịnh tại Huế
- “NIỆM” - Tuệ Ngọc - Bìa 2
- PHAN TUẤN ANH VÀ CÁC GÓC ĐỘ DIỄN GIẢI G.G.MÁRQUEZ - Phan Trọng Hoàng Linh
- NHIẾP ẢNH VÀ VĂN CHƯƠNG - NHỮNG CUỘC GẶP GỠ - Lê Viễn Phương - Bìa 3 & 78
- YẾU TỐ THỜI GIAN TRONG SƠN MÀI VÕ XUÂN HUY - Hoàng Diệp Lạc
Thơ: TỊNH THY - PHÙNG TẤN ĐÔNG
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- KINH ĐÔ HUẾ, MÙA HÈ 1943 - Claudie Beaucarnot - Đặng Thị Kim Ly dịch
- Bìa 1: “NGƯỜI DU CA” - Tranh của ĐẶNG MẬU TỰU
- Minh họa: ĐẶNG MẬU TỰU, LÊ MINH PHONG, NHÍM
BAN BIÊN TẬP
(TG tổng hợp)
Chiều ngày 28/4, tại công viên Tứ Tượng và đường Nguyễn Đình Chiểu – TP Huế đã diễn ra Lễ khai mạc Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề; không gian ẩm thực đặc sản Huế".
Chiều 26/4 tại địa chỉ 94-96-98 Bạch Đằng, TP. Huế đã diễn ra lễ khai trương gọi “Điểm gặp liên văn hoá”do GS. TS. Thái Kim Lan thành lập.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Festival nghề truyền thống Huế 2023, sáng 28/4, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế năm 2023 tổ chức Khai mạc Không gian Triển lãm “Thiết kế Sáng tạo thủ công” tại Trung tâm Văn hóa Làng nghề Huế - số 15 đường Lê Lợi với sự tham gia của 22 đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh. Đến dự có các đồng chí: Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Sáng ngày 27/4, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế (17 Lê Lợi, Huế), Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, phối hợp cùng Bảo tàng Mỹ thuật Huế triển lãm gốm Nhật “YAKISHIME – Dáng hình của Đất”.
Sáng ngày 27/4, Trung tâm BTDT cố đô Huế đã tổ chức Triển lãm "Cây kiểng, phong lan 3 miền” tại vườn Cơ Hạ, vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế.
Chiều ngày 24/4/2023, Bảo tàng Mỹ thuật Cécile Le Pham ( 53 Hàm Nghi) đã chính thức mở cửa đón tiếp, phục vụ công chúng đến tham quan.Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.
Chiều ngày 23/4, tại Tạp chí Sông Hương, Chiều 23/4, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương tổ chức chương trình giới thiệu tuyển tập “Thời tôi mặc áo lính” của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Ngày 22/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác Văn học nghệ thuật “Phong Bình - Miền quê yêu dấu” năm 2023, tại UBND xã Phong Bình (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Chiều ngày 21.4, tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế (Quốc Tử Giám Huế), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II năm 2023.
Sáng ngày 20/4, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã tổ chức khai mạc Ngày Hội đọc sách hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2023.
Chiều ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra buổi tọa đàm giới thiệu về 2 bộ tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu và Công chúa Đồng Xuân của nhà văn Trần Thùy Mai.
Sáng ngày 19/4, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã tổ chức chương trình Khai mạc chuỗi các hoạt động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023.
Sáng 19/4, tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tố chức khai mạc trưng bày với chủ đề Sách cổ hiến tặng và giới thiệu tác phẩm “Ngự chế minh văn cổ khí đồ”.
Sáng ngày 18/4, tại Lầu Tàng Thơ – TP Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2 năm 2023 và Triển lãm “ Lưu dấu lịch sử, khám phá Tàng Thơ Lâu”. Tham dự có đồng chí Hoàng Khánh Hùng – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Sáng sớm 16/4, hơn 10.000 VĐV từ khắp mọi miền đã tham gia tranh tài ở các cự ly 5km, 10km, 21km, 42km tại giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2023 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo điện tử VnExpress tổ chức.
Sáng ngày 15/4/2023, tại Làng cổ Phước Tích, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh, Huyện ủy Phong Điền tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”. Tham dự có Đồng chí Hoàng Khánh Hùng, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chiều ngày 14/4, Tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã diễn ra buổi khai mạc Triển lãm chuyên đề “Một số dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam và nghề thủ công truyền thống Huế”.
Sáng 14/4, UBND thành phố Huế tổ chức họp báo Festival Nghề truyền thống Huế 2023.
Chiều ngày 13/4, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Công ty Cổ phần Truyền thông Hexa Media tổ chức khai mạc Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế với chủ đề “Huế - Nét đẹp Cố đô”.