Đôi nét về chuyện cười và truyện cười

11:21 13/05/2008
Khi sử dụng một khái niệm cơ bản, nhất là khái niệm cơ bản chưa được mọi người hiểu một cách thống nhất, người ta thường giới thuyết nó.

“Truyện cười” là một khái niệm cơ bản, nên trong quá trình nghiên cứu nó, không thể bỏ qua thao tác logic sơ đẳng ấy.
Trong các giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, trước kia cũng như hiện nay, truyện cười được coi là một loại truyện, và dĩ nhiên là truyện dân gian, nên khi giới thuyết khái niệm này, nhiệm vụ chủ yếu và gần như duy nhất của các nhà nghiên cứu là chỉ ra dấu hiệu tiêu biểu để tách nó ra khỏi những loại truyện dân gian khác ( như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn...), đó là yếu tố gây cười. Trong giáo trình Văn học dân gian Việt , GS Đinh Gia Khánh viết: “ Truyện cười, nó một cách đơn giản, là truyện làm cho người ta cười (...). Trong truyện cổ tích cũng đã có nhiều yếu tố gây ra tiếng cười(...). Song tiếng cười ở đây chỉ có vai trò điểm xuyết, làm cho truyện thêm duyên dáng, đậm đà mà thôi chứ không chiếm vị trí trung tâm trong sự phát triển của truyện. Giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười thì có sự thâm nhập sâu hơn. Một số truyện vừa có thể coi là truyện ngụ ngôn mà lại vừa có thể coi là truyện cười (...). Tuy nhiên, truyện ngụ ngôn không nhằm mục đích gây ra tiếng cười. Truyện cười trái lại bao giờ cũng nhằm mục đích ấy. Đằng sau mục đích gây ra tiếng cười có thể còn mục đích khác sâu sắc hơn. Nhưng trước hết phải đạt mục đích gây cười đã” (1)
Với cách hiểu này thì “truyện” nói chung và “truyện dân gian” nói riêng được coi như là những khái niệm có sẵn, ổn định, không có gì đáng bàn cãi.
Thế nhưng thời gian gần đây, trong việc sử dụng thuật ngữ lại có hiện tượng, cái mà từ trước tới nay gọi là truyện dân gian thì một số nhà nghiên cứu gọi là chuyện dân gian. Chẳng hạn mới đây, trong bài báo đăng trên Tạp chí Sông Hương số 6- 2000, một học giả viết: “Tôi gọi là chuyện những câu chuyện dân gian, chuyện hoang đường, kể một cách hồn nhiên, chuyện cổ tích, chuyện truyền thuyết, chuyện thần kỳ, chuyện tiếu lâm... (2).
Trong Từ điển tiếng Việt 2000 (Hoàng Phê chủ biên), “truyện cười” được định nghĩa là “chuyện kể dân gian dùng hình thức gây cười để giải trí, hoặc để phê phán nhẹ nhàng”.
Tuy đây chỉ là cách hiểu thông thường về khái niệm “ truyện cười”, song vẫn là một quan niệm đáng được tham khảo.
Điểm đáng lưu ý là khoảng vài thập kỷ nay, trên các sách, báo xuất hiện hàng loạt những mẩu đối thoại cười, lúc đầu dĩ nhiên cũng có tên người sáng tác hẳn hoi, nhưng dần dà, trong số này nhiều mẩu chuyện hay đã được dân gian hóa, góp phần bồi đắp cho kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam ngày một phong phú hơn thêm. Xin dẫn ra vài ví dụ:
TƯƠNG TỰ
Trong giờ toán, thầy giáo lấy một ví dụ về đại lượng tỷ lệ nghịch:
- Một người xây một bức tường thì hết ba ngày. Vậy ba người cùng xây bức tường đó thì hết một ngày.
Sau đó, thầy yêu cầu học sinh tìm một ví dụ tương tự. Một học sinh phát biểu:
- Thưa thầy, một người bơi qua một khúc sông thì hết ba phút. Vậy ba người cùng bơi qua khúc sông ấy thì hết một phút ạ!
TỔNG THỐNG MỚI
Con trai hỏi bố:
Bố vẫn thường nói, mỗi gia đình là một quốc gia nhỏ, vậy bố là gì?
Là tổng thống.
Còn mẹ?
Là chính quyền.
Bà?
CIA
Còn con?
Con là nhân dân
Nói xong, bố cắp cặp đến công sở. Một lát sau, ông nhận được điện của con trai:
- Thưa tổng thống, hiện nay chính quyền vừa có một tổng thống mới, CIA thì đang ngủ, còn nhân dân thì hết sức lo lắng!
Đặc biệt, trong mảng này có những sáng tác rất ngắn, và đây chính là “ trung tâm rắc rối” của việc xác định ranh giới giữa hai khái niệm “ chuyện” và “ truyện” mà chúng tôi muốn đề cập trong bài viết nhỏ này. Ví dụ:
VÔ Ý
Mãi tới chiều người chồng mới về tới nhà, dáng uể oải, trách vợ:
- Em thật vô ý hết chỗ nói! Bảo đi họp phụ huynh cho con mà không nói rõ nó đang học ở trường nào.
MỐI TÌNH ĐẦU.
Sau khi chia tay với người yêu, nàng nói với chàng:
- Đây là lần thứ năm em hiểu rằng mối tình đầu của phụ nữ không bao giờ đi đến hôn nhân
 Một câu hỏi đặt ra là: Có nên coi hai tiểu phẩm hài trên đây là truyện cười hiện đại không?
Chúng tôi nghĩ rằng, gọi một văn bản tự sự dân gian nào đó là “chuyện” hay “truyện” có khi tùy thuộc vào quan niệm. Song nếu gọi là “chuyện” để phân biệt mức độ đậm- nhạt, cao- thấp về tính văn học giữa loại văn học dân gian với văn học bác học, có lẽ không cần thiết, bởi vì từ hai chữ “dân gian” trong cụm từ “văn học dân gian”, ta đã có thể suy ra điều đó. Chính vì thế mà hiện nay, trong các giáo trình Văn học dân gian Việt Nam cũng như Từ điển văn học Từ điển thuật ngữ văn học, chưa thấy ai gọi “truyện dân gian” là “chuyện”. Và theo đó, có thể nói, “truyện dân gian” vẫn là khái niệm được sử dụng phổ biến trong giới nghiên cứu ở nước ta.
Tuy nhiên, những đối thoại và những mẩu thoại cười tương tự như chúng tôi và dẫn ra trên có phải là truyện cười hay không lại là điều đang được nhiều người quan tâm. Điều này lại liên quan đến khái niệm “truyện”. Tức vấn đề đặt ra không phải xác định xem nó có phải là truyện cười hay không (trong quan hệ với truyện cổ tích , truyện ngụ ngôn...) mà ở chỗ nó có phải là “truyện” hay không. Theo chỗ chúng tôi biết, hiện nay, các quyển Từ điển thuật ngữ văn học” của ta chưa có định nghĩa nào bao quát hết tất cả những cái mà trong thực tế được gọi là truyện. Chẳng hạn, Từ điển văn học cho rằng truyện “ có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật” (3). Còn Từ điển thuật ngữ văn học lại khẳng định dứt khoát hơn: truyện “bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật” (4). Nhưng thực tế “có khá nhiều truyện không có cốt truyện và cũng không có nhân vật, hoặc nhân vật mờ nhạt như một số truyện của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, truyện của Camus, Kafka J.P. Sartre..v.v... vẫn là truyện” (5)
Đó là truyện ngắn hoặc truyện vừa. Còn truyện cười thì sao?
Trong mục “ Cùng bạn đọc” của cuốn Truyện cười hiện đại, Lê Ngọc Tú và Nguyễn Sông Thao viết:
“ Truyện cười có phải là một thể loại văn học không? Câu trả lời ngay tức khắc rằng: phải. Thậm chí truyện cười là một thể loại văn học không thể và không nên thiếu trong sự nghiệp phát triển chung của nền văn học. Có điều truyện cười nào được xếp vào loại truyện thực sự đúng nghĩa của truyện văn học lại là vấn đề khác. Hiện nay, theo dư luận bạn đọc, có nhiều truyện tuy được các tác giả xếp vào sách truyện cười hiện đại, nhưng thực ra nó mới chỉ là những mẩu chuyện hoặc tiểu phẩm chứ chưa phải là truyện theo nghĩa tác phẩm. Đã là truyện mang tính văn học- văn học viết, thì tác phẩm phải chứa đựng các hình tượng văn học, phải đa dạng trong phong cách thể hiện, có cốt truyện, có tính cách nhân vật, hoàn cảnh điển hình, thời gian, ngôn từ.. .v.v... (6)
Thiển nghĩ, quan niệm như vậy là khá rõ ràng. Thế nhưng ngay ở trang 49 và 50 của quyển sách này, các tác giả lại đưa vào những văn bản sau:
ĐỐI ĐẦU VÀ ĐỐI THOẠI.
- Em yêu ạ, xu thế chung của nhân loại hiện nay là xích lại gần nhau, và dùng “ đối thoại” thay cho “ đối đầu”.
- Thế tại sao mỗi khi xích lại gần em anh cứ “ đối đầu” thay cho “ đối thoại”?
THÍCH HƠN
Trong đêm xem hát quan họ, cô gái chợt hỏi chàng trai:
Anh yêu! Anh thích “ liền anh” hay “ liền chị”?
Thích cả! Nhưng không thích bằng... “ liền em”
Các trang 14, 19, 41 cũng có những “truyện” tương tự.
Với người đọc, ở những “truyện” này, các khái niệm “ cốt truyện”, “tính cách nhân vật”,  hoàn cảnh điển hình”, nếu có cũng hết sức mờ nhạt và xa lạ. Thành ra “ có cốt truyện” hay “không có cốt truyện”, “có tính cách nhân vật” hay “ không có tính cách nhân vật” không còn là nỗi băn khoăn lớn khi ta xác định ranh giới giữa “ chuyện” và “ truyện”. Vì thế, bên cạnh cốt truyện, nhân vật và một số đặc điểm khác, khi tiếp cận loại sáng tác này nên chú ý đến dung lượng. Vẫn biết đặc trưng của truyện cười là rất ngắn, song ngắn đến mức nào, tối thiểu là mấy dòng, thì chưa ai xác định cụ thể. Điều này dẫn đến tình trạng, trong thực tế có những văn bản cười hiện đại, vì quá ngắn, mà người ta ngần ngại gọi chúng là truyện.
Đọc 294 truyện trong chương “Truyện cười” của Tiếng cười dân gian Việt Nam (Trương Chính- Phong Châu sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn và giới thiệu), có lẽ không mấy ai quên truyện Tiếc da cọp:
TIẾC DA CỌP
Một lão hà tiện bị cọp bắt, thằng con giương súng định bắn thì lão đã vội kêu lên:
- Nhằm vào chân nó mà bắn kẻo trúng mình nó thì hỏng mất tấm da, bán không được giá!
Ngoài truyện trên, trong dân gian còn có một truyện rất ngắn khác:
KHÓC AI?
Người đàn bà nọ ngồi bên nấm mồ khóc thảm thiết. Một người qua đường hỏi “ khóc ai”, bà đáp:
Cha của người ấy là con rể của cha tôi, cha tôi là bố vợ của cha người ấy!
Hai truyện này đều chỉ dài 4 dòng ( 39 chữ). Tin rằng, đây là hai truyện ngắn nhất trong kho tàng truyện cười dân gian Việt . Song, nếu Khóc ai chứa một mẩu đối thoại thì Tiếc da cọp chỉ chứa một mẩu thoại ( một lời nói), và điều này làm cho cấu trúc của nó ( bao gồm một mẩu thoại và lời dẫn chuyện  nêu lên hoàn cảnh xuất hiện mẩu thoại) giống với Vô ýMối tình đầu hơn. Do đó, xét về dung lượng, về cấu trúc cũng như một vài tiêu chí khác, một khi đã gọi Tiếc da cọp là truyện thì cũng có nhiều cơ sở để gọi Vô ý Mối tình đầu là truyện.
Những điều chúng tôi vừa trình bày trên chứng tỏ, việc phân biệt “chuyện” và “truyện” nói chung, “chuyện cười” và “truyện cười” nói riêng, thực chất chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi lẽ, về phương diện nhận thức, ta luôn muốn vạch ra một đường ranh giới tách bạch, rạch ròi giữa các khái niệm này, trong khi đó ngoài thực tế, quan hệ giữa các đối tượng mà chúng phản ánh lại rất biện chứng. Cho nên, dù cố gắng đến bao nhiêu thì những dấu hiệu được coi là cơ bản mà ta đã chỉ ra ở trên cũng chỉ mới bao quát hầu hết các loại truyện chứ chưa phải bao quát tất cả các loại truyện vốn có trong thực tế.
Phải chăng đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc sử dụng máy móc các cặp khái niệm trên, và kéo theo là những cuộc tranh luận vô bổ?
P.T.Đ
-----------------------------------
Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn,
Văn học dân gian Việt Nam, Giáo dục, 1997, tr. 362
Đỗ Đức Hiểu,
Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp
, Tạp chí Sông Hương, 6-2000, tr. 63.
Từ điển văn học
, tập II, KHXH, H. 1984, tr. 450.
Từ điển thuật ngữ văn học
, Giáo dục, 1992, tr. 64.
Nguyễn Thái Hòa -
Những vấn đề thi pháp của truyện
, Giáo dục, 2000, tr.11.
Lê Ngọc Tú - Nguyễn Sông Thao (Tuyển chọn, giới thiệu),
Truyện cười hiện đại, Văn hóa dân tộc, H. 1998,tr. 5-6.


PHAN THỊ ĐÀO
(nguồn: TCSH số 145 - 03 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐÀO THÁI TÔNTrong bài Mê tín dị đoan trên chuyên mục Tiếng nói nhà văn (Văn Nghệ số 52 (2032), ngày 26 - 12 - 1988), nhà văn Thạch Quỳ thấy cần phải "phân định cho được văn hóa tâm linh, văn hóa nhân bản, văn hóa tín ngưỡng để phân biệt nó với mê tín dị đoan".

  • NGUYỄN THỊ XUÂN YẾNLà một nội dung mở, tín hiệu thẩm mỹ (THTM) đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm, đặc biệt là các nhà nghiên cứu văn học đã bàn luận khá rộng.

  • ĐẶNG VIỆT BÍCHTrong mười hai con giáp, từ lâu, người ta đã nhận thấy chỉ có mười một con là động vật có thật, được nuôi trong gia đình, là gia cầm (như gà - dậu), là gia súc (trâu - ngưu) hoặc động vật hoang dã (như hổ - dần)... Còn con Rồng - Thìn thì hoàn toàn là động vật thần thoại.

  • Vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Dịch thuật Giới thiệu Văn học Việt Nam ra thế giới, quy tụ trên một trăm dịch giả trong và ngoài nước đến từ hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau như Pháp, Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc... Đây được xem là bước khởi đầu cho việc quảng bá tốt nhất văn học Việt ra thế giới.

  • NGUYỄN THANH HÙNGTiếp nhận văn học thực sự diễn ra dưới ảnh hưởng của đặc điểm cuộc sống trong cộng đồng lý giải tác phẩm. Có được ý nghĩa phong phú của văn bản nghệ thuật là nhờ sự tiếp nhận của các thành viên độc giả tạo ra. Chính những ý nghĩa ấy chứ không phải bản thân văn bản, thậm chí không phải cả dụng ý của tác giả là điểm khởi đầu cho "chiều dài thương lượng" về giá trị của tác phẩm văn học trong lịch sử.

  • HỮU ĐẠTKhi giảng dạy thơ ca của bất cứ nhà thơ nào, ngoài những bài được đưa vào sách giáo khoa việc giới thiệu thêm những bài thơ khác trong sự nghiệp sáng tác của tác giả là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi giới thiệu cần có những cách phân tích và đánh giá đúng đắn mới phát huy được việc mở rộng kiến thức cho học trò. Nếu không sẽ gây ra những tác dụng ngược lại.

  • HOÀNG TẤT THẮNG         (Vì sự trong sáng tiếng Việt)

  • ĐẶNG MẬU TỰU- PHAN THANH BÌNH5 năm hoạt động mỹ thuật sôi nổi, đầy trăn trở và suy nghĩ đã trôi qua, Phân- Chi hội mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã có nhiều cơ hội để nhìn lại đánh giá những gì mà mình đã làm được.

  • VŨ ĐỨC PHÚCChữ Hán trong hàng chục thế kỷ là chữ dùng chính thức của quốc gia Việt . Trong các thế kỷ ấy văn thơ chữ Hán khi thì là văn thơ duy nhất, khi thì là bộ phận chủ yếu hoặc quan trọng, không thể thiếu, của lịch sử văn học Việt bên cạnh văn thơ chữ Nôm.

  • PHẠM QUANG TRUNGHội Nhà văn Việt Nam, bên cạnh tính chính trị- xã hội, trước hết là một tổ chức nghề nghiệp. Muốn có sức mạnh, cơ cấu và hoạt động của Hội phải tương thích với đặc thù nghề viết văn.

  • NGUYỄN VĂN HOASuốt những năm phổ thông, do phải kiểm tra hoặc phải thi cử nên bắt buộc tôi phải thuộc các bài thơ có vần trong sách giáo khoa. Trên ba mươi năm rồi tôi vẫn thuộc những bài thơ đó. Mặt khác thời tôi học phổ thông ở vùng Kinh Bắc hiệu sách có rất ít sách thơ bán và lúc đó cũng không có tiền để mua. Nguồn duy nhất là sách giáo khoa.

  • VÕ TẤN CƯỜNGLịch sử văn minh của nhân loại đã trải qua những phát kiến, khám phá vĩ đại về khoa học kỹ thuật và vũ trụ nhưng sự bí ẩn của tâm linh con người thì vẫn luôn là thách thức chưa thể giải mã.

  • Mối quan hệ của Chủ nghĩa Siêu thực với hội họa vẫn là một câu hỏi chưa được sáng tỏ, vấn đề khó khăn này đã được các nhà lịch sử mỹ thuật hé mở hơn khi chú ý ở khía cạnh hình tượng xảy ra trong các giấc mơ và coi đó là một hành vi đặc biệt của “phong cách” nghệ thuật hiện đại.

  • Cách đây vài hôm, tôi nói chuyện với một vị nữ tiến sỹ ở Viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. Bà là một trưởng phòng nghiên cứu có thâm niên, rất thông thái về văn hoá. Trong lúc vui chuyện tôi nói rằng mình có ý định tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ. Bà bảo không thể đặt vấn đề như vậy, vì ngôn ngữ là một thành tố của văn hoá.

  • TRẦN HUYỀN SÂMVăn học là dòng sông chở đầy dư vị của cuộc đời, mà văn hóa là một trong những yếu tố kết tinh nên hương sắc ấy.

  • LÊ ĐẠTTình không lời xông đất để sang xuânTrước hết xin giải quyết cho xong một vấn đề đã được giải quyết từ rất lâu tại các nhà nước văn hóa phát triển.

  • HỮU ĐẠTMột trong những đặc điểm dễ nhận thấy về phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều chính là tính sáng tạo qua việc dùng từ. Có thể bàn đến nhiều trường hợp khác nhau, trong đó chữ Xuân là một ví dụ khá điển hình.

  • NGUYỄN THANH HÙNGLý do để có thể còn viết được những cái như là hiển nhiên rồi, thật ra có nhiều. Nói về văn thơ tức là nói về cuộc đời, về sự sống dù chỉ nói được một phần rất nhỏ của cả một vũ trụ đang trong cơn say biến đổi, mà đã thấy choáng ngợp lắm rồi.

  • THANH THẢOThơ như những ngọn đèn thuyền câu mực trong biển đêm. Lấp lóe, âm thầm, kiên nhẫn, vô định.

  • ĐÔNG LA.     (Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, Nxb Văn Học")