Đôi điều về thư pháp của Hải Trung

14:26 17/03/2009
NGUYỄN VĂN HOA1. Cuối thế kỷ 20, tôi làm cuốn sách “Tuyển tập thơ văn xuôi Việt Nam và thế giới” cùng tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thiện (Viện Văn học Việt Nam), trong tập sách này gồm phần học thuật và phần tuyển thơ Việt Nam và Thế giới. Phần thơ Việt có nhiều tác giả sinh sống ở Huế, ngẫu nhiên-tình cờ có hai nhà thơ có thơ trong tập này, đó là Hải Bằng và Hải Trung.

Khi gửi sách biếu cho các tác giả có thơ trong tập sách quý này, nhà thơ Ngô Minh (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) mưu sinh ở Huế cũng có sách biếu, đã cho tôi biết Hải Bằng và Hải Trung đều là dân Huế và là hai bố con!. Qua cuốn sách quý này và qua thông tin của nhà thơ Ngô Minh, duyên kỳ ngộ tôi làm quen được với  cả hai nhà thơ Hải Bằng và Hải Trung. Cả 10 tập thơ của Hải Bằng in vào các năm 1980,1988, 1989, 1992, 1993, 1994, 1995, 1996, mà tác giả lận đận phải tự bỏ tiền in sách may mắn tôi cũng có. Hải Bằng còn tặng tôi cả tượng gốc cây đã từng đạt huy chương vàng. Tôi vẫn giữ những kỷ vật này như là một kỷ niệm quý báu về xứ Huế thơ và mộng. Rồi Hải Trung cũng tặng thơ cho tôi, trong đó có cả thơ chữ Hán. Nhưng quý hơn Hải Trung còn tặng tôi bức Thư pháp to như chiếc chiếu một, đó là bài thơ của Lý Bạch:
Bất đáo đông sơn cửu
Tường vi kỳ độ hoa
Bạch vân hoàn tự tán
Minh nguyệt lạc thuỳ gia.
Tôi treo bức thư pháp này ở phòng đọc tranh của mình. Hàng ngày vẫn ngắm nghía “thần thái” của Hải Trung qua bức thư pháp này.

2. Khi Hội Văn nghệ Dân gian tổ chức đi chơi bên đất Trung Quốc, tôi đã tìm được một số sách về thư pháp tiếng Tàu. Tôi đọc và ngẫm nghĩ. Sau đó lại đọc lại suy ngẫm. Ở Hà Nội cũng có một quán bán mì mằn thắn và hủ tiếu ở Đình Ngang. Vì chủ quán có giao du với các nhà thư pháp Hà Nội, cho nên tại đây có treo nhiều bức thư pháp của nhiều nhà thư pháp nổi tiếng Hà Nội. Tôi ngắm nghĩa mãi bức thư pháp viết bài hịch của Lý Thường Kiệt:
quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đằng hành khan thủ bại hư.
Hoặc  câu của Cao Bá Quát  Thập tải luân giao tầm cổ kiếm/Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”.
Quán ăn này thậm chí còn treo cả thư pháp của mấy du khách Trung Quốc sang triển lãm thư pháp tại Việt .
Đọc sách và nghiên cứu thư pháp qua mạng Hanosoft.com của nhóm Tống Phước Hải (tongphuochai@yahoo.com). Theo Lê Anh Minh thì cụ Lê Xuân Hoà là thư pháp gia rất nổi tiếng trong ngoài nước.

3. Nhân tố nào tác động đến  thư pháp của Hải Trung:
Theo nhiều nhà nghiên cứu thư pháp, trong đó có Lê Anh Minh cho rằng:  người Tàu cho rằng “Thư pháp cũng là Đạo”, còn người Nhật cho thư pháp là Thư đạo.
Vậy Hải Trung có cho thư pháp là đạo như người Trung Quốc không? hoặc có coi  thư pháp là Thư đạo như người Nhật Bản không?
Theo tôi người ảnh hưởng trực tiếp đến thư pháp của Hải Trung là nhà thơ Hải Bằng. Theo thông tin cập nhật của tôi thì Hải Bằng là thân sinh của Hải Trung. Hải Bằng sinh 3-2-1930 tên thật là Vĩnh Tôn. Quê gốc Huế, lính Trung đoàn 101 Trị Thiên Huế từ 1945. Sau năm 1954 về công tác tại Vụ văn hoá địa phương (Bộ Văn hoá), từ 1959 về công tác tại Ty Văn hoá Quảng Bình. Sau năm 1975 ông về quê ở Huế. Năm 1965 đã được giải thưởng báo Văn nghệ với bài thơ Cồn Cỏ. Năm 1994 ông được giải thưởng của Uỷ ban Trung ương liên hiệp Văn học nghệ thuật với tập thơ “Sóng đôi bờ”. Hải Trung sinh năm 1971, như vậy không thể sinh ra ở Huế. Sau 1975 mới trở về được Huế.

4.
Nói đến thư pháp là nói đến khổ luyện (Lê Anh Minh). Điều này đúng với Hải Trung.  Hiện nay Hải Trung là Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội viên Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế; Hội viên Hội khoa học lịch sử Việt Nam. Hải Trung đã cho in Thần kinh nhị thập cảnh Thơ Thiệu Trị (khảo cứu- soạn chung), Khoa cử và các nhà khoa bảng Triều Nguyễn (khảo cứu, soạn chung), Chơi chữ Hán Nôm những bài thơ độc đáo (khảo cứu) và Hải Trung đã có thơ in riêng (Cho từng ánh lửa và Thơ chữ Hán Không đề & những vần điệu cũ).
Điều quý giá là Hải Trung đã triển lãm Thư pháp Hán Nôm tại Huế (Festival Huế 2000), tại Phú Yên 2003. Uy tín Thư pháp của Hải Trung đã vượt ra khỏi biên giới Việt (Thư pháp của Hải Trung đã được triển lãm tại Bỉ và Pháp).
Hải Trung đã nhận được nhiều giải thưởng, ví dụ như Thơ Tạp chí Nhật Lệ 2000, Thơ Tạp chí Sông Hương 2003, văn học nghệ thuật cố đô (1993-1997), Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam 2003 và giải thưởng thi pháp toàn quốc năm 2003.
Thư pháp Hải Trung đã thành danh không chỉ trong nước và quốc tế. Theo tôi Thư Pháp Hải Trung không chỉ là niềm tự hào cho Huế, mà là niềm tự hào cho người Việt . Nếu bạn đọc Tạp chí Sông Hương có trong tay một bản thư pháp của Hải Trung sẽ thẩm định được những điều tôi viết ở trên.
N.V.H
(197/07-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ THÍ

    Trong một bài trả lời phỏng vấn, Đặng Tiến cho biết: “Tôi sinh 1940 tại xã Hòa Tiến, thành phố Đà Nẵng. Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa, 1963 ra trường, đi dạy tại trường cấp 3 A.Yersin. Từ 1968, tôi về Pháp, học thêm ở Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn cho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km). Cùng với Giáo sư Tạ Trọng Hiệp, tôi lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005”.

  • LẠI NGUYÊN ÂN

    Bạn đọc ngày nay đều biết bài thơ Huế tháng Tám nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, bài thơ được in trong tập Từ ấy và cho đến nay đã có mặt ở hầu hết các tuyển tập thơ Tố Hữu, đã đi vào sách giáo khoa của nhà trường phổ thông.

  • NGÔ THẢO
    (Từ kỷ niệm của một nhà văn)

    Trong đời mỗi người, thường vẫn có một nhà văn, mà ta thường tìm tới đọc lại vào những lúc cuộc sống chung hoặc riêng gặp những chuyện cần suy nghĩ.
     

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Mỗi tác phẩm đều là một sự thể nghiệm của nhà văn. Tất cả những tư tưởng, tình cảm và con người đều in dấu vào trang sách, hắt sáng lên những trang đời mới mẻ.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • MAI VĂN HOAN

    Tháng 6 năm 1995, khi gửi tập “Thơ Phùng Quán” vào Huế tặng nữ nhà văn Hà Khánh Linh, chị Bội Trâm - vợ nhà thơ Phùng Quán, ghi: “Thân tặng Hà Khánh Linh, người đã một thời khơi nguồn cảm hứng cho anh Quán làm thơ”.

  • Trong khi một số người viết mới xuất hiện hoặc không thuộc dòng “chủ lưu” cần được có những diễn đàn để có thể công bố tác phẩm, đối thoại, trao đổi một cách bình đẳng những vấn đề trực diện về nội dung và sáng tạo, thì điều này gần như là chuyện quá xa vời. Những gì được phổ cập trên mặt báo, sách xuất bản hiện thời quá thiếu tinh thần cống hiến, thiếu những tìm tòi nghiêm túc về nghề nghiệp và tri thức.

  • TRƯƠNG THỊ CÚC - NGUYỄN XUÂN HOA Năm 1885 được đánh dấu bằng một sự kiện lịch sử quan trọng: đêm mồng 4, rạng ngày mồng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết và nhóm chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã tiến công vào sào huyệt của thực dân Pháp tại kinh thành Huế, dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử chống thực dân Pháp.

  • TRẦN THỊ NGỌC LAN Nhà xuất bản Văn học(Đọc tập truyện ngắn Chưa đủ để gọi là khoảnh khắc của Lê Minh Phong - NXB Văn học, 12 - 2011)

  • LGT: Lần đầu tiên khi tiếp cận với thể thơ Hài cú (Haiku) của Nhật Bản, R. M. Rilke (1875 - 1926) đã lập tức bị lôi cuốn vì vẻ đẹp dung dị và thuần khiết của thể thơ nhỏ bé, ngắn ngủi, ít lời nhất trên trường văn chương quốc tế.

  • BÙI VĂN KHA (Đọc Máy bay đang bay và những bài thơ khác - Thơ Nguyễn Hoa - Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ (Đọc Rễ bèo chân sóng, hồi ký của Vũ Bão, Nxb Hà Nội, 2011)

  • Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911-2011) và 70 năm ra đời “tôi đi học”

  • TÔN THẤT BÌNH "Biến động" là tập đầu trong bốn tập kể lại "một giai đoạn đấu tranh của nhân dân ta trước biến động của lịch sử khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, khi vua quan nhà Nguyễn đầu hàng giặc Pháp, chăm lo cuộc sống riêng mình" (Lời Nhà xuất bản. tr.5).

  • BỬU NAM Tên nhà thơ không còn xa lạ gì với bạn đọc Sông Hương. Có thể nói hình như Tạp chí Sông Hương là mảnh đất thích hợp gieo trồng những tìm tòi nghệ thuật mới của anh.

  • NGUYỄN ĐÔNG NHẬT Trong Lời giới thiệu tác phẩm mới xuất bản của Phan Trung Thành, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhận xét rằng, tác giả của Ăn xà bông(*) đã rẽ ra được một lối đi cho riêng mình như kết quả của nỗ lực lao động nghệ thuật.

  • PHAN HỒNG MINH «Long thành cầm giả ca» là bài thơ mở đầu phần «Bắc hành tạp lục» trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du (1). Bài thơ ghi lại mối cảm thương vô hạn của nhà thơ với cuộc đời «dâu bể» của một ca nữ tài hoa đất Long thành mà ông được tận mắt chứng kiến.

  • THĂNG LONG (Nhân đọc Vũ điệu không vần - Tứ khúc - và những tiểu luận khác của Khế Iêm, Nxb Văn học, 2011)

  • KHÚC CẦM Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân xuất bản năm 1942 là cuốn sách khám phá và đánh giá đầu tiên đối với phong trào Thơ Mới.

  • LÊ THĂNG LONG Sự ra đời của cấu trúc luận, giải cấu trúc đã kéo theo sự đổ vỡ của những quan niệm truyền thống mang tính phổ quát về nghệ thuật sáng tạo khởi thủy từ Platon.