Đôi điều về thư pháp của Hải Trung

14:26 17/03/2009
NGUYỄN VĂN HOA1. Cuối thế kỷ 20, tôi làm cuốn sách “Tuyển tập thơ văn xuôi Việt Nam và thế giới” cùng tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thiện (Viện Văn học Việt Nam), trong tập sách này gồm phần học thuật và phần tuyển thơ Việt Nam và Thế giới. Phần thơ Việt có nhiều tác giả sinh sống ở Huế, ngẫu nhiên-tình cờ có hai nhà thơ có thơ trong tập này, đó là Hải Bằng và Hải Trung.

Khi gửi sách biếu cho các tác giả có thơ trong tập sách quý này, nhà thơ Ngô Minh (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) mưu sinh ở Huế cũng có sách biếu, đã cho tôi biết Hải Bằng và Hải Trung đều là dân Huế và là hai bố con!. Qua cuốn sách quý này và qua thông tin của nhà thơ Ngô Minh, duyên kỳ ngộ tôi làm quen được với  cả hai nhà thơ Hải Bằng và Hải Trung. Cả 10 tập thơ của Hải Bằng in vào các năm 1980,1988, 1989, 1992, 1993, 1994, 1995, 1996, mà tác giả lận đận phải tự bỏ tiền in sách may mắn tôi cũng có. Hải Bằng còn tặng tôi cả tượng gốc cây đã từng đạt huy chương vàng. Tôi vẫn giữ những kỷ vật này như là một kỷ niệm quý báu về xứ Huế thơ và mộng. Rồi Hải Trung cũng tặng thơ cho tôi, trong đó có cả thơ chữ Hán. Nhưng quý hơn Hải Trung còn tặng tôi bức Thư pháp to như chiếc chiếu một, đó là bài thơ của Lý Bạch:
Bất đáo đông sơn cửu
Tường vi kỳ độ hoa
Bạch vân hoàn tự tán
Minh nguyệt lạc thuỳ gia.
Tôi treo bức thư pháp này ở phòng đọc tranh của mình. Hàng ngày vẫn ngắm nghía “thần thái” của Hải Trung qua bức thư pháp này.

2. Khi Hội Văn nghệ Dân gian tổ chức đi chơi bên đất Trung Quốc, tôi đã tìm được một số sách về thư pháp tiếng Tàu. Tôi đọc và ngẫm nghĩ. Sau đó lại đọc lại suy ngẫm. Ở Hà Nội cũng có một quán bán mì mằn thắn và hủ tiếu ở Đình Ngang. Vì chủ quán có giao du với các nhà thư pháp Hà Nội, cho nên tại đây có treo nhiều bức thư pháp của nhiều nhà thư pháp nổi tiếng Hà Nội. Tôi ngắm nghĩa mãi bức thư pháp viết bài hịch của Lý Thường Kiệt:
quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đằng hành khan thủ bại hư.
Hoặc  câu của Cao Bá Quát  Thập tải luân giao tầm cổ kiếm/Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”.
Quán ăn này thậm chí còn treo cả thư pháp của mấy du khách Trung Quốc sang triển lãm thư pháp tại Việt .
Đọc sách và nghiên cứu thư pháp qua mạng Hanosoft.com của nhóm Tống Phước Hải (tongphuochai@yahoo.com). Theo Lê Anh Minh thì cụ Lê Xuân Hoà là thư pháp gia rất nổi tiếng trong ngoài nước.

3. Nhân tố nào tác động đến  thư pháp của Hải Trung:
Theo nhiều nhà nghiên cứu thư pháp, trong đó có Lê Anh Minh cho rằng:  người Tàu cho rằng “Thư pháp cũng là Đạo”, còn người Nhật cho thư pháp là Thư đạo.
Vậy Hải Trung có cho thư pháp là đạo như người Trung Quốc không? hoặc có coi  thư pháp là Thư đạo như người Nhật Bản không?
Theo tôi người ảnh hưởng trực tiếp đến thư pháp của Hải Trung là nhà thơ Hải Bằng. Theo thông tin cập nhật của tôi thì Hải Bằng là thân sinh của Hải Trung. Hải Bằng sinh 3-2-1930 tên thật là Vĩnh Tôn. Quê gốc Huế, lính Trung đoàn 101 Trị Thiên Huế từ 1945. Sau năm 1954 về công tác tại Vụ văn hoá địa phương (Bộ Văn hoá), từ 1959 về công tác tại Ty Văn hoá Quảng Bình. Sau năm 1975 ông về quê ở Huế. Năm 1965 đã được giải thưởng báo Văn nghệ với bài thơ Cồn Cỏ. Năm 1994 ông được giải thưởng của Uỷ ban Trung ương liên hiệp Văn học nghệ thuật với tập thơ “Sóng đôi bờ”. Hải Trung sinh năm 1971, như vậy không thể sinh ra ở Huế. Sau 1975 mới trở về được Huế.

4.
Nói đến thư pháp là nói đến khổ luyện (Lê Anh Minh). Điều này đúng với Hải Trung.  Hiện nay Hải Trung là Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội viên Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế; Hội viên Hội khoa học lịch sử Việt Nam. Hải Trung đã cho in Thần kinh nhị thập cảnh Thơ Thiệu Trị (khảo cứu- soạn chung), Khoa cử và các nhà khoa bảng Triều Nguyễn (khảo cứu, soạn chung), Chơi chữ Hán Nôm những bài thơ độc đáo (khảo cứu) và Hải Trung đã có thơ in riêng (Cho từng ánh lửa và Thơ chữ Hán Không đề & những vần điệu cũ).
Điều quý giá là Hải Trung đã triển lãm Thư pháp Hán Nôm tại Huế (Festival Huế 2000), tại Phú Yên 2003. Uy tín Thư pháp của Hải Trung đã vượt ra khỏi biên giới Việt (Thư pháp của Hải Trung đã được triển lãm tại Bỉ và Pháp).
Hải Trung đã nhận được nhiều giải thưởng, ví dụ như Thơ Tạp chí Nhật Lệ 2000, Thơ Tạp chí Sông Hương 2003, văn học nghệ thuật cố đô (1993-1997), Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam 2003 và giải thưởng thi pháp toàn quốc năm 2003.
Thư pháp Hải Trung đã thành danh không chỉ trong nước và quốc tế. Theo tôi Thư Pháp Hải Trung không chỉ là niềm tự hào cho Huế, mà là niềm tự hào cho người Việt . Nếu bạn đọc Tạp chí Sông Hương có trong tay một bản thư pháp của Hải Trung sẽ thẩm định được những điều tôi viết ở trên.
N.V.H
(197/07-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRIỀU NGUYÊN

    1. Đặt vấn đề
    Nói lái được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thông thường, và trong văn chương (một lối giao tiếp đặc biệt). Để tiện nắm bắt vấn đề, cũng cần trình bày ở đây hai nội dung, là các hình thức nói lái ở tiếng Việt, và việc sử dụng chúng trong văn chương.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ  

    (Đọc tiểu thuyết “Huế ngày ấy” của Lê Khánh Căn, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006).

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    (Đọc “Song Tử” của Như Quỳnh de Prelle)

  • VŨ TRỌNG QUANG

    Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:

  • GIÁNG VÂN

    Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.

  • LGT: Trong khi giở lại tài liệu cũ, tình cờ chuỗi thơ xuân năm Ất Dậu 2005 của Thầy Trần Văn Khê xướng họa với chị Tôn Nữ Hỷ Khương và anh Đỗ Hồng Ngọc rơi vào mắt.

  • Là một nhà văn có sự nghiệp cầm bút truân chuyên và rực rỡ, sau cuốn tiểu thuyết “Chuyện ngõ nghèo”, có thể coi như cuốn tự truyện của nhà văn, Nguyễn Xuân Khánh chủ trương gác bút. Bởi ông biết mỗi người đều có giới hạn của mình, đến lúc thấy “mòn”, thấy “cùn” thì cũng là lúc nên nghỉ ngơi.

  • Nhà văn Ngô Minh nhớ ông và bạn văn cứ gặp nhau là đọc thơ và nói chuyện đói khổ, còn nhà thơ Anh Ngọc kể việc bị bao cấp về tư tưởng khiến nhiều người khát khao bày tỏ nỗi lòng riêng.

  • Tháng 4.1938, Toàn quyền Đông Dương đã “đặt hàng” học giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện công trình Văn minh Việt Nam để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa VN trong các trường trung học. Một năm sau, công trình hoàn thành nhưng lại không được người Pháp cho phép xuất bản.

  • NGUYỄN VĂN MẠNH
     
    Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Cụ Huỳnh Thúc Kháng

  • MAI VĂN HOAN

    Vào một ngày cuối tháng 5/2016 nhà thơ Vĩnh Nguyên mang tặng tôi tác phẩm Truyện kể của người đánh cắp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni vừa mới “xuất xưởng”.

  • Trong đời sống học thuật, nhất là khoa học xã hội, có rất nhiều thân danh dành cho số đông, công chúng (quen xem tivi, nghe đài đọc báo) nhưng cũng có những tiếng nói chỉ được biết đến ở phạm vi rất hẹp, thường là của giới chuyên môn sâu. Học giả Đoàn Văn Chúc là một trường hợp như vậy.

  • Dồn dập trong ba tháng Tám, Chín, Mười vừa qua, tám trong loạt mười cuốn sách của nhà nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn Nguyễn Duy Chính liên tiếp ra đời (hai cuốn kia đã ra không lâu trước đó). Cuộc ra sách ồ ạt này cộng thêm việc tác giả về thăm quê hương đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.

  • NHƯ MÂY

    Chiều 14/8/2016 không gian thơ nhạc bỗng trải rộng vô cùng ở Huế. Hàng trăm độc giả mến mộ thơ Du Tử Lê và bạn bè văn nghệ sĩ từ các tỉnh Kiên Giang, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Nội đã về bên sông Hương cùng hội ngộ với nhà thơ Du Tử Lê.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
          Trích Tự truyện “Số phận không định trước”

    Từ ngày “chuyển ngành” thành anh “cán bộ văn nghệ” (1974), một công việc tôi thường được tham gia là “đi thực tế”.

  • NGÔ MINH

    Nhà văn Nhất Lâm (tên thật là Đoàn Việt Lâm) hơn tôi một giáp sống, nhưng anh với tôi là hai người bạn vong niên tri kỷ.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Ở Huế, cho đến hôm nay, vẫn có thể tìm thấy những con người rất lạ. Cái lạ ở đây không phải là sự dị biệt, trái khoáy oái oăm mà là sự lạ về tư duy, tâm hồn, tư tưởng. Thiên nhiên và lịch sử đã vô cùng khoản đãi để Huế trở thành một vùng đất sản sinh ra nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng lan tỏa. Và trong số những tên tuổi của Huế ấy, không thể không nhắc đến cái tên Thái Kim Lan.

  • GIÁNG VÂN

    Cầm trên tay tập thơ với bìa ngoài tràn ngập những con mắt và tựa đề “Khúc lêu hêu mùa hè”(*), một cái tựa đề như để thông báo về một cuộc rong chơi không chủ đích, và vì vậy cũng không có gì quan trọng của tác giả.

  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG

    Ở miền Nam trước năm 1975, những ai học đến bậc tú tài đều đã từng đọc, và cả học hoặc thậm chí là nghiền ngẫm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ - một trong những bộ sách giáo khoa tương đối hoàn chỉnh xuất bản ở các đô thị miền Nam, cho đến nay vẫn còn giá trị học thuật, nhất là trong thời điểm mà ngành giáo dục nước ta đang cố gắng đổi mới, trong đó có việc thay đổi sách giáo khoa.