BẠCH DIỆP
Ảnh: internet
Độc thoại
Nhắm mắt có được gọi là ngủ để trốn khoảng xanh triệu mắt lưới chụp xuống ngày rách nát bầy đom đóm không lập lòe trong veo tuổi thơ mà chớp như những công tắc bật sáng rồi tắt rồi sáng đến tận cùng hốc mắt, từng dây thần kinh căng như dây đàn mặc gió lạnh loang chăn gối cười cợt từ chân tóc run rẩy đến những sợi lông măng.
Ngủ đi.
Nhắm mắt có ngủ được không sao sóng từng cơn táp lửa, đêm cằn như một cuộc dịch chuyển gió nóng len lỏi giữa những cánh đồng rơm rạ.
Sao anh không ngừng một giây trên đôi mắt mệt mỏi của em, không ủ thêm chút ấm trên đường gân tay giá lạnh nghe em nói vài ba câu đứt gãy tiếng mưa cơ may mắt em sẽ nhắm đòi cơn ngủ.
Giá chưa lần anh nhìn em như thế, đừng thả mắt về phía em không đến được, đừng tựa vách cô đơn khói thuốc mơ hồ như mưa, đừng có nhau để đừng xa... nâu thẳm ánh vàng mất hút.
Em độc vũ trong vòng quay không điểm dừng. Người khắc vào mỗi ngày sáng đêm đen in vào mỗi phân da thịt ngấm vào mạch máu ám dấu mùi vị âm thanh chảy loang một màu xám bạc.
Đêm nứt như chiếc bánh cháy trong lò. Mà ta là kẻ khốn cùng đói khát.
Em nhắm mắt trốn ngày rách nát để tin đêm sẽ qua thời gian không giới hạn đến lúc lòng ta khu vườn hoang gió chờ một cơn dông.
Rồi ta trống rỗng rồi ta tan biến như một mùi hương len vào đáy sâu tim người ngủ yên ở đó.
Nhắm mắt trong khu vườn những giấc mơ.
Em ngủ yên ở đó...
(TCSH347/01-2018)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI