Đọc lại bức thư của Hội nghị Kháng chiến hành chính tỉnh Thừa Thiên gửi đồng bào toàn tỉnh nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của Bác Hồ

15:30 17/05/2024

HOÀNG PHƯỚC

Trước thực tiễn của cách mạng kháng chiến, lực lượng dân quân tự vệ không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt. Tháng 4/1949, từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ đội địa phương trên cả nước.

Đoàn đại biểu Quân đội chúc thọ lần thứ 60 sinh nhật Người. - Ảnh: quocphongthudo.vn

Ở ThừaThiên -Thuận Hóa, các đại đội dân quân huyện, tiểu đoàn dân quân của tỉnh được củng cố lại đội ngũ trong hệ thống bộ đội địa phương. Tỉnh đội Thừa Thiên đã làm lễ trưởng thành cho đại đội 1, đại đội 2 dân quân và bổ sung cho bộ đội chủ lực Trung đoàn 101 (Trung đoàn Trần Cao Vân).

Về chính trị, để kiểm điểm tình hình kháng chiến ở Thừa Thiên - Thuận Hóa từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh diễn ra vào tháng 4 năm 1949 tại chiến khu Dương Hòa, đề ra phương hướng mới thực hiện nghị quyết Trung ương và hội nghị Phân khu Bình Trị Thiên, từ ngày 2 tháng 5 đến ngày 15 tháng 5 năm 1950, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V1 đã diễn ra trong bầu không khí dân chủ, đoàn kết tại Khe Rệ, huyện Hương Trà. Có 272 đại biểu thay mặt cho toàn bộ đảng viên trong tỉnh đã về dự đại hội. Đại hội vui mừng được đón đồng chí Hoàng Anh thay mặt cho Phân khu ủy Bình Trị Thiên tham dự. Sau phần kiểm điểm sát với tình hình trong thời gian qua, đại hội đã ra nghị quyết về những nhiệm vụ quan trọng trên các lĩnh vực cho thời gian tới: chống các cuộc càn quét, bảo vệ mùa màng, bảo vệ cơ sở cách mạng vùng tạm chiếm, xây dựng lực lượng quân sự mạnh mẽ đủ sức làm tròn nhiệm vụ trên chiến trường Bình Trị Thiên, từ thế cầm cự, kịp thời chia lửa và chi viện với các chiến trường chính trong toàn quốc khi có lệnh tổng phản công.

Trong không khí dân chủ, đoàn kết đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 17 đồng chí. Ban Chấp hành đã bầu đồng chí Lê Minh (còn gọi là Lê Tư Minh) làm Bí thư, đồng chí Hồng Xích Tâm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Và chỉ sau 5 hôm kể từ lúc bế mạc đại hội, đúng ngày 19/5/1950, nhằm sinh nhật lần thứ 60 của Hồ Chủ tịch, Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Thừa Thiên - Thuận Hóa đã tổ chức Hội nghị kháng chiến hành chính toàn tỉnh tại chiến khu Hương Trà.

Để tỏ rõ quyết tâm chính trị, tin tưởng sắt đá vào đường lối cách mạng của Đảng và Hồ Chủ tịch vào thời điểm cam go nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp, Hội nghị đã thống nhất gửi thư đến toàn thể đồng bào trong tỉnh, kêu gọi mọi người dân Thừa Thiên dù trong hoàn cảnh nào vẫn phải bình tĩnh, cảnh giác cao các âm mưu thủ đoạn của địch gây chia rẽ đoàn kết, không đi lính cho Pháp, những ai lỡ cầm súng cho Pháp thì không bắn vào đồng bào mình, hãy bỏ hàng ngũ địch về với Tổ quốc, tích cực ủng hộ cách mạng kháng chiến cứu nước...

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, địa bàn Thừa Thiên - Thuận Hóa vừa là chiến trường chiến lược vừa là chiến trường phối hợp với Điện Biên Phủ. Với những trận đánh Đồn Đất Đỏ, Thanh Hương, Hói Mít, Thanh Lam… nổi tiếng cả nước về nghệ thuật chỉ đạo quân sự chiến tranh nhân dân.

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử báo chí Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ, đặc biệt là báo chí cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp, chúng tôi đã tiếp cận được với các ấn phẩm báo chí như tờ Tin Tức, Thuế Nông Nghiệp, Bản Tin, Quốc Kêu… đều do Ty Thông tin Thừa Thiên tổ chức xuất bản. Vào thời ấy, Ty Thông Tin quản lý cả khối báo chí, văn nghệ, dĩ nhiên là cả thông tin tuyên truyền, cả việc in ấn phát hành báo chí.

Và một trong những tờ báo ấy là ấn phẩm Thông Tin, số 10 ra ngày 25/5/1950. Trên trang nhất của số báo này in bức thư của Hội nghị Kháng chiến hành chính gửi đến đồng bào toàn tỉnh.

Trang nhất báo Thông Tin, số 10 ra ngày 25/5/1950 in Thư Hội nghị Kháng chiến hành chính tỉnh Thừa Thiên gửi toàn thể đồng bào trong tỉnh.


Vì tính chất lịch sử và giá trị của bức thư, chúng tôi xin được công bố nguyên văn nội dung của bức thư này:

Thư Hội nghị Kháng chiến hành chánh tỉnh Thừa Thiên

Gửi toàn thể đồng bào trong tỉnh

m nay, trong ngày kỷ niệm sinh nhật Hồ Chủ tịch, Hội nghị Kháng chiến hành chánh toàn tỉnh có hơn 300 đại biểu đã khai mạc.

Hội nghị rất hân hoan trước nhiệm vụ chuyển mạnh sang tổng phản công và vô cùng sung sướng trước phong trào kháng chiến mạnh mẽ của tỉnh nhà và trước thế đang xuống của địch.

Trong lễ khai mạc trang nghiêm hướng về toàn thể đồng bào nhất là anh chị em công nông đã có công nhiều với kháng chiến, Hội nghị xin gởi hoan nghênh và khen ngợi. Hội nghị kính cẩn nghiêng mình trước tinh thần của các đồng bào đã hy sinh vì Tổ quốc, có lời phân ưu cùng các gia quyến đó, gởi lời hỏi thăm những bà con hiện đương bị giặc giam cầm, tra tấn trong các nhà lao. Riêng đồng bào Thuận Hóa, hội nghị đặt tin tưởng vào lòng trung thành và ý chí tranh đấu không ngừng của đồng bào.

m nay, dưới khẩu hiệu chuyển mạnh sang Tổng phản công, toàn dân phải có sự nỗ lực, phi thường, phải tiến bộ vượt bực, tự phát huy và động viên nhân tài, vật lực trong tỉnh dốc ra mặt trận để chiến thắng.

Đồng bào hãy đoàn kết hơn lên, quyết đánh tan mọi âm mưu chia rẽ phỉnh phờ của giặc. Ai nấy phải đem người đem của đem sức ra đi cùng Chính phủ kiện toàn bộ máy chính quyền, xây dựng các đội quân hùng mạnh đủ sức quét sạch quân thù. Hội nghị cũng không quên nhắn nhủ những ai đã lầm đường theo giặc hãy mau mau trở về với Tổ quốc, lấy công mới chuộc tội cũ, giúp sức vào cuộc chiến thắng cuối cùng.

Song càng gần thắng lợi càng gặp nhiều khó khăn. Địch rồi đây sẽ khủng bố ráo riết hơn, cướp bóc giết hại nhiều hơn. Đồng bào hãy bình tĩnh đề phòng các cuộc càn quét khủng bố đó, ra sức giữ của giữ người để tổng phản công.

Trước tình thế gấp rút, trước nhiệm vụ trọng đại với tinh thần dũng cảm của đồng bào Thừa Thiên - Thuận Hóa, Hội nghị Kháng chiến hành chánh năm nay đặt hoàn toàn tin tưởng vào 1950, năm thắng lợi vẻ vang.

Cuối cùng chúc toàn thể đồng bào luôn luôn sức khỏe để quyết tâm kháng chiến.

Tt cả cho tiền tuyến.
Tất cả để chiến thắng.
Thi đua chuyển mạnh sang Tổng phản công.
Hồ Chủ tịch muôn năm.
Chào thi đua chuyển mạnh sang Tổng phản công.
Thừa Thiên, ngày 19 tháng 5 năm 1950.
Hội nghị Kháng chiến Hành chính Thừa Thiên
”.

Và đây cũng là chiến công, là món quà mừng sinh nhật lần thứ 60 của Hồ Chủ tịch.

H.P
(TCSH423/05-2024)

 

------------------------
1 Trên các tài liệu ghi chú về Đại hội này là Đại hội lần thứ V của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên.

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

  • Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng Ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7 và 26/7), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.

  • Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng Ban Tổ chức lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

  • Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi.

  • Ngày 18/7, Bộ Chính trị đã có Quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

  • Do yêu cầu cần phải tiếp tục ưu tiên dành thời gian để đồng chí Tổng Bí thư tập trung điều trị tích cực và để bảo đảm công tác điều hành chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII, trước mắt Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Trong khuôn khổ của chủ đề “Bàn về địa danh hành chính khi cả tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, nhằm tìm ra một phương án tối ưu nhất để có cơ sở tham mưu cho việc đặt tên hành chính (quận, huyện và thành phố mới bao gồm cả tỉnh) được hợp lý nhất khi cả tỉnh được nâng lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/ TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

  • DƯƠNG HOÀNG

    Những quan điểm, tư tưởng, nhận thức chính trị, văn hóa của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua nhiều hoạt động cách mạng và tác phẩm của Người, trong đó có báo chí.

  • LÊ QUANG MINH

    Thời điểm Trị - Thiên Huế đang gấp rút thực hiện kế hoạch giải phóng thì cục diện chiến trường miền Nam chuyển biến mau lẹ. Tây Nguyên giành chiến thắng lớn, quân đội của chế độ Sài Gòn rút khỏi Tây Nguyên hoàn toàn. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm chuyển cuộc Tiến công chiến lược thành cuộc Tổng tiến công chiến lược, hoàn thành kế hoạch hai năm (1975 - 1976) ngay trong năm 1975.

  • Kể từ sau Hiệp định Paris về Việt Nam (ký ngày 27/1/1973), ở chiến trường Trị Thiên nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, thế và lực của cách mạng đã có sự phát triển mạnh mẽ là nhân tố mới góp phần quan trọng tạo nên sự thay đổi cục diện chiến trường toàn miền Nam ngày càng có lợi cho cách mạng.

  • Kể từ sau Hiệp định Paris về Việt Nam (ký ngày 27/1/1973), ở chiến trường Trị Thiên nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, thế và lực của cách mạng đã có sự phát triển mạnh mẽ là nhân tố mới góp phần quan trọng tạo nên sự thay đổi cục diện chiến trường toàn miền Nam ngày càng có lợi cho cách mạng.

  • Kể từ tháng 8 năm 2008, có một đoạn đường rộng thênh dài một ngàn năm trăm mét mang tên nhân vật lịch sử Đặng Phúc Thông chạy qua xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội nối với đường Hà Huy Tập đến tận địa phận thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

  • Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có lưu giữ bản gốc bức tranh “Bình văn” của họa sĩ Lê Văn Miến. Đây là bức tranh vẽ theo kỹ thuật sơn dầu cổ điển của châu Âu đầu tiên ở Việt Nam.

  • Tọa đàm khoa học với chủ đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2023, tại thành phố Huế.

  • Ngày 25 tháng 7 năm 2023, tại Thủ đô Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam, nay là Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (25/7/1948 - 25/7/2023). 

    Tại buổi lễ trọng thể này, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự và phát biểu chỉ đạo quan trọng đối với giới văn học nghệ thuật. 

    Tạp chí Sông Hương xin đăng toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023).

  • LÊ QUANG MINH

    Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đập tan ách thống trị thực dân, chế độ nửa thuộc địa nửa phong kiến, đưa nước ta trở thành một nước độc lập là thắng lợi lịch sử vĩ đại.

  • HOÀNG LONG

    Song hành với văn hóa cung đình, mạch nguồn văn hóa dân gian đã hình thành và gắn bó lâu đời với người dân xứ Huế. Giá trị văn hóa dân gian đã phản ánh một cách sinh động đời sống tinh thần, tín ngưỡng của cộng đồng và được sáng tạo, phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác.