Ảnh: internet
[if gte mso 9]> Tiểu thuyết Xa Hà Nội kể lại số phận nhân vật chính Lê Quang Định cùng một số bạn bè đồng hương Thừa Thiên Huế của anh trên đất Hà Nội từ sau năm 1954 đến sau năm 1975 với bao biến cố lịch sử suốt hơn hai chục năm ròng, diễn ra trong một không gian rộng từ Hà Nội đến chiến trường Khu 5. Câu chuyện bắt đầu từ mùa hè năm 1954, Định lúc đó là bộ đội bị thương ở Phò Trạch. Vợ anh, mới dạm hỏi, tên là Dịu, bế con từ dưới Đại Lược, Thanh Hương lên thăm chồng đang nằm ở trạm xá dã chiến. Sau đó, Định được dân công cáng từ Phò Trạch ra Quảng Trị, Vĩnh Linh, Quảng Bình, tới viện quân y. Rồi Định đến Hà Nội, đi học xây dựng cảng biển, cảng sông, được sang Liên Xô thực tập, rồi về làm giám đốc một công ty lớn ở đất Cảng Hải Phòng, sau đó lên làm vụ trưởng một vụ ở Bộ. Định yêu Lụa, một cô công nhân cảng. Để hai người cưới nhau, Hội đồng hương Thừa Thiên đã xác nhận là: “Định là có vợ ở quê thật nhưng mới đi dạm hỏi, chưa cưới, và sau hai năm theo Hiệp định Giơnevơ, hai miền không thống nhất cô ấy đã đi lấy một người làm cho chính quyền Sài Gòn”. Thế là cưới. Nhưng rồi Định được trên điều “đi B” vào Vũng Rô, Phú Yên, làm tổ trưởng một tổ 3 người đi điều tra tình hình luồng lạch, hoạt động của tàu chiến địch, để lên phương án cho những chuyến tàu không số chuyển vũ khí từ miền Bắc vào Khu 5 bằng đường biển qua bến Vũng Rô. Anh phải đi bộ vượt Trường Sơn 3 tháng. Hoàn thành nhiệm vụ, tổ của anh được cấp trên trực tiếp cho đi bằng thuyền vượt biển ra Bắc. Sau năm 1975, Định đành xa Lụa cùng đứa con ba tuổi, xung phong vào xây dựng quê hương mới giải phóng. Anh được Bộ xếp lương vụ trưởng, phụ trách một công ty xây dựng làm ăn rất năng động, phát đạt, nhưng lại bị tố oan là tham ô và cố tình làm trái pháp luật. Ông tự bào chữa, Hội đồng xử án đã đuối lý, nhưng họ vẫn cho ông làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế. Họ còn tố thêm ông tội đi vào chiến trường rồi ra Bắc bằng tàu không rõ ràng. Anh em cũ đã ly tán cả. Ông Ba Thuyền chỉ huy thời ấy cho phép tổ của Định ra Bắc bằng thuyền thì đã hy sinh năm 1972. Thế là ông bị kết án 10 năm tù. Ngồi bóc lịch trong nhà giam Bảo Điền 7 năm ông mới được tha. Như thế là kể cả thời gian ngồi tù Định đã Xa Hà Nội gần 20 năm. Bây giờ anh đã thành một ông già 75 tuổi, còn đâu tuổi thanh xuân đầy nhiệt huyết giữa Hà Nội xưa mơ mộng... |
NGHIÊM DIỄM
Nguyễn Du (1766 - 1820) là nhà văn nổi tiếng nhất của Việt Nam, ông không chỉ sáng tác truyện thơ lục bát chữ Nôm “Kim Vân Kiều Truyện” nổi tiếng trong và ngoài nước, mà còn sáng tác ra một số lượng lớn thơ chữ Hán.
VŨ NHƯ QUỲNH
Khẳng định vai trò đặc biệt của công tác tuyên giáo, Đảng ta đã tập trung xây dựng và phát triển lực lượng tuyên giáo với đầy đủ các lực lượng tinh nhuệ, đủ sức gánh vác nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.
THÁI PHAN VÀNG ANH
Cùng với sự dịch chuyển liên tục biên giới/ lằn ranh phân định giữa các quốc gia, dân tộc, những vấn đề toàn cầu hóa cũng ngày càng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân loại, đến từng số phận cá nhân.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư là truyện ngắn, viết về cuộc sống thì hiện tại tiếp diễn của cư dân vùng sông nước Cà Mau cực Tây Nam Bộ, còn Chúa đất của Đỗ Bích Thúy là tiểu thuyết, sản phẩm hư cấu trên nền cảm hứng về truyền thuyết xưa gắn liền với nhân vật chúa đất Sùng Chúa Đà và sự tích cây cột đá hành quyết ghê rợn nơi cao nguyên Hà Giang cực Đông Bắc Bộ.
TRIỀU NGUYÊN
1. Hiện nay, “vè” là tên của một thể loại, thể loại vè, thuộc văn học dân gian Việt Nam.
MAURICE BLANCHOT
PHAN TRẦN THANH TÚ
Công cuộc Đổi mới đã diễn ra hơn 30 năm trong lòng xã hội Việt Nam với dấu mốc trọng đại là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng.
HOÀNG THỤY ANH
Dấu ấn, cá tính của nhà văn thể hiện rất rõ trong cách xử lý cốt truyện, khai thác tâm lý nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng,… Và tất cả những yếu tố này còn ít nhiều bị ảnh hưởng, khu biệt bởi đặc trưng văn hóa nơi nhà văn sinh ra.
JONATHAN CULLER
LÊ TỪ HIỂN
PHẠM PHÚ PHONG
Đọc Nguyễn Văn Xuân toàn tập [1] mới có thể nhận diện một cách đầy đủ chân dung ông, không chỉ với tư cách là nhà văn, mà còn là học giả, một nhà Quảng học.
TRẦN THỊ NHƯ NGỌC
Viên Chiếu thiền sư không những là bậc chân tu, còn có tài văn chương xuất chúng. Tất cả những tác phẩm ngài trước tác và để lại cho đến nay chỉ còn Tham đồ hiển quyết, đó là kết tinh từ những hương thơm cỏ lạ, khoe sắc giữa vườn văn học thiền tông Việt Nam.
HOÀNG NHẬT
Chảy đi sông ơi
Băn khoăn làm gì?
Rồi sông đãi hết
Anh hùng còn chi?
NGUYỄN HOÀN
Nhận định về Trịnh Công Sơn, lâu nay có câu so sánh gần như mặc định: “Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam”.
HÀ VĂN LƯỠNG
Haruki Murakami sinh ra ở Nhật Bản, nhưng lại sống nhiều năm ở nước ngoài, chịu ảnh hưởng khá đậm nét văn hóa phương Tây, trong sáng tác của ông, cùng với những biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa hậu hiện đại, những yếu tố vô thức, tâm linh cũng được nhà văn thể hiện trên các bình diện khác nhau.
Li-Hsiang Lisa Rosenlee, sinh năm 1968, hiện là Giáo sư Triết học ở Đại học Hawaii - Hoa Kỳ, lĩnh vực nghiên cứu chính của bà là Triết học nữ quyền, Đạo đức và triết học Trung Quốc thời cổ đại.
PHAN TUẤN ANH
Uông Triều là nhà văn tạo được dấu ấn trên văn đàn Việt Nam trong khoảng gần mười năm qua. Ngòi bút của anh xông xáo, mạnh mẽ thể nghiệm mình trên nhiều thể loại, nhiều trường phái và hệ hình nghệ thuật khác nhau.
LÊ QUANG TRANG