Đọc “Tìm trong trang viết” của Hồ Thế Hà

09:40 25/12/2009
LÊ THỊ HƯỜNGTìm trong trang viết là tập tiểu luận - phê bình thứ 3 của Hồ Thế Hà. Sau những ngày tháng miệt mài “Thức cùng trang văn” (viết chung với Lê Xuân Việt, được giải thưởng Cố đô 1993 - 1997), Hồ Thế Hà lại cần mẫn “tìm trong trang viết” như một trăn trở đầy trách nhiệm với nghề.

Nhà phê bình Hồ Thế Hà

Tập sách khá dày dặn (gần 300 trang), tròn trịa (30 bài viết), cân xứng (3 phần, mỗi phần 10 bài), chặt chẽ (mỗi phần hướng về một chủ điểm (1): thơ, văn xuôi và thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên). Tưởng cũng nên nhắc lại, Hồ Thế Hà là một nhà giáo, nhà thơ, người làm công tác phê bình nghiên cứu. Những tố chất riêng trong mỗi con người ấy đã tụ hội luôn nên một phong cách phê bình khá đa dạng. Phong cách ấy chính là sự quyện hòa thú vị giữa tính qui phạm mẫu mực, chất tài tử tung phá và tính logic của tư duy khoa học.

Hồ Thế Hà bước vào những thế giới nghệ thuật, những trang viết, trước hết với tư cách là một nhà thơ. Những bài thẩm định về thơ của Hồ Thế Hà bộc lộ rõ thế mạnh của anh. Trong một cuộc hội thảo văn học, nhà văn Nguyễn Quang Thiều ước mong các nhà phê bình phải “nghe được tiếng kêu của sự trở dạ trong sáng tạo của nhà thơ” (2). Phải chăng bằng sự đồng cảm, đồng điệu, qua mối tương giao giữa những tâm hồn thơ, Hồ Thế Hà đã nghe được “tiếng kêu trở dạ” ấy ở Xúc xắc mùa thu ru trong cỏ, Thơ Hồng Nhu và những thao thức đêm, Thơ tạo nghĩa của Nguyễn Khắc Thạch, Khoảng trời con gái (của Lâm Thị Mỹ Dạ) v.v… Không hiểu sao tôi cứ muốn trích ra những lời thẩm định về thơ của Hồ Thế Hà (hay là những lời độc thoại âm thầm của anh về chính thơ mình). Nhận định về thơ Hoàng Nhuận Cầm, Hồ Thế Hà viết: “Đó là thơ gan ruột, là sự khắc khoải, thao thức của nỗi buồn và khát vọng vĩnh hằng”. Anh gọi thơ Hồng Nhu là “thơ của những khao khát đêm, thi pháp đêm để hiểu phía ngày chói chang nắng ấm”. Đi vào thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Khắc Thạch, anh viết: “Tôi gọi đó là thơ tạo nghĩa mà Nguyễn Khắc Thạch là người kiếm tìm không mỏi trên mọi nẻo hành hương của cuộc đời, và sâu hơn trên mọi nẻo hành hương tìm về các triết thuyết để góp nhặt những vẻ đẹp vĩnh cửu mang “KHÁT VỌNG NGƯỜI”. Xem ra Hồ Thế Hà thích sử dụng những từ tạo dáng, tạo thanh. Nhưng phải chăng những “khát vọng người”, những “thao thức đêm”, những “khắc khoải của nỗi buồn và khát vọng vĩnh hằng” ấy chính là hồi âm của cơn trở dạ thi ca vừa đau đớn vừa phấn khích, mà bằng trái - tim - thi - sĩ - dại - ngộ, Hồ Thế Hà đã thấu suốt cõi lòng sáng tạo của các nhà thơ và bằng tư duy của một nhà khoa học, anh đã đúc kết thành những cá tính thơ.

Những bài viết về văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn cũng là những bài hay, nhiều phát hiện. Trên cái nền chung của sự phát triển ồ ạt truyện ngắn hôm nay, điềm tĩnh, thận trọng Hồ Thế Hà từng bước khẳng định đặc trưng thẩm mỹ của truyện ngắn các nhà văn trẻ. Thế giới truyện ngắn Trần Thùy Mai qua “Trò chơi cấm”, Đặc sắc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là những trang viết gây ấn tượng. Vận dụng nhuần nhuyễn thi pháp học, Hồ Thế Hà đi sâu vào từng trang viết để phân biệt nét riêng của mỗi nhà văn. Đó là “bút pháp hiện thực pha màu huyền thoại” trong văn Trần Thùy Mai. Đó là “kiểu văn chương đồng vọng tiếng nói của thế hệ mình, kiểu văn khi người ta trẻ” của Phan Thị Vàng Anh. Với các cây bút nữ, Hồ Thế Hà đặc biệt chú ý đến chất “nữ tính” trong văn phong của họ. Vì vậy, ngòi bút của anh linh hoạt, mềm mại, thấu tình. Viết về V. Bưcốp, Thạch Lam, những tầng vỉa đã được đào sâu, khai phá, tác giả tỏ ra vẫn tự tin và có đóng góp mới.

Phần III của tập sách dành riêng cho thơ Chế Lan Viên. Với nhiều công sức và niềm đam mê không kìm nén được, Hồ Thế Hà đã làm sống dậy, sinh động hóa đời người - đời thơ Chế Lan Viên - một con người nghệ sĩ tài hoa mà những vần thơ đã may mắn thoát ra ngoài qui luật băng hoại nghiệt ngã của thời gian. Giữa bộn bề những ý kiến, những bài viết, những công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên, tác giả vẫn có những đóng góp thực sự khoa học, với không ít những phát hiện lý thú, sâu sắc, có sức thuyết phục. Tưởng như thừa và vô lý, nhưng thật bất ngờ Hồ Thế Hà phát hiện “chất thơ của một hồn thơ”. Anh dựng lại chân dung “người lạ mặt giữa thế giới Điêu tàn”. Anh lần giở từng trang di cảo thơ Chế Lan Viên, giải mã “bức thông điệp đầy sức ám ảnh về qui luật thời gian”… Bằng 10 bài viết ngắn, Hồ Thế Hà thực sự đi sâu vào vương quốc nghệ thuật vừa rộng rinh vừa sâu thẳm của Chế Lan Viên, từ “niềm kinh dị” Điêu tàn đến Di cảo thơ - “những lá thơm hái lúc về già”. Đây là một sự khai phá toàn diện về thơ Chế Lan Viên. Đóng góp ấy thật sự có giá trị.

Ngoài ra, mảng nghiên cứu về văn học Huế, Quảng Trị của Hồ Thế Hà cũng là một việc làm có ý nghĩa trong tình hình nghiên cứu văn học khu vực miền Trung xem ra còn mỏng hiện nay. Một mặt, tác giả khẳng định phong cách của các cây bút Thừa Thiên Huế. Hồng Nhu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Khắc Thạch, Trần Thùy Mai, Dương Phước Thu… mặt khác, Hồ Thế Hà dựng lên một cách bao quát diện mạo văn học khu vực, xác định những “tố chất vùng”, những màu sắc địa phương trong bản sắc dân tộc. (Sức vẫy gọi của một vùng văn học, Vài nét về lực lượng sáng tác trẻ Thừa Thiên Huế, Đọc Cửa Việt nghĩ về bản sắc văn hoá một vùng đất…). Những bài viết này dù chưa đi sâu, chú ý đến diện nhiều hơn là điểm, nhưng theo tôi đấy là một đóng góp đáng trân trọng trong việc nghiên cứu văn học Huế nói riêng và văn học miền Trung nói chung, đang đặt ra như một vấn đề cấp thiết hiện nay.

Tập tiểu luận, phê bình của Hồ Thế Hà tập hợp nhiều bài viết ở nhiều thời điểm khác nhau nên chất lượng chưa đồng đều. Đấy là điều tất yếu. Nhìn chung Tìm trong trang viết gây được ấn tượng - ấn tượng về một “trực giác cá nhân” nhạy bén, ấn tượng về một cách làm việc nghiêm túc, khoa học. Tôi đồng tình với lời nhận định của Phạm Phú Phong “Anh như một người làm vườn, đầy tự tin rằng tình yêu cây lá của mình nhất định sẽ thu được mùa quả chín. Mùa quả chín đó là “Tìm trong trang viết” (3). Dẫu trong mùa quả chín ấy còn lẫn vào vài quả non, xanh, nhưng có sao đâu - mùa vẫn bội thu…

L.T.H.
(122/04-99)

---------------
(1) Đọc Tìm trong trang viết của ho, nxb Thuận Hóa, Huế, 1998.
(2) Ba cuộc hội thảo về tình hình văn học Việt Nam hiện đại, tạp chí văn học, số 1/1994.
(3) Phạm Phú Phong - thay lời giới thiệu






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG

    Ở miền Nam trước năm 1975, những ai học đến bậc tú tài đều đã từng đọc, và cả học hoặc thậm chí là nghiền ngẫm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ - một trong những bộ sách giáo khoa tương đối hoàn chỉnh xuất bản ở các đô thị miền Nam, cho đến nay vẫn còn giá trị học thuật, nhất là trong thời điểm mà ngành giáo dục nước ta đang cố gắng đổi mới, trong đó có việc thay đổi sách giáo khoa.

  • KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH (1966 - 2016)

    MAI VĂN HOAN

  • LÊ HỒ QUANG

    Nếu phải khái quát ngắn gọn về thơ của Nguyễn Đức Tùng, tôi sẽ mượn chính thơ ông để diễn tả - đấy là “nơi câu chuyện bắt đầu bằng ngôn ngữ khác”.

  • NGÔ MINH

    Ở nước ta sách phê bình nữ quyền đang là loại sách hiếm. Câu chuyện phê bình nữ quyền bắt đầu từ tư tưởng và hoạt động các nhà phê bình nữ quyền Pháp thế kỷ XX.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    (Nhân đọc cuốn sách Trước nhà có cây hoàng mai - Tập tùy bút và phóng sự về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa của Minh Tự, Nxb. Trẻ, TP HCM 2016)

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Tại Hội thảo văn học hè hàng năm của Trung tâm William Joner - WJC, nay là Viện William Joiner Institute - WJI, thuộc Đại học Massachusetts - Hoa Kỳ, nhà thơ Võ Quê đã được chính thức mời giới thiệu nghệ thuật ca Huế.

  • Năm 1992, trong một cuộc gặp gỡ trí thức văn nghệ sĩ ở Vinh, nhà văn Ngô Thảo nói với tôi “cụ Phan Ngọc là nhà văn hoá lớn hiện nay”, lúc này ông không còn trẻ những cũng chưa già.

  • LÊ THÀNH NGHỊ

    Đầu năm 2002, nghĩa là sau Đổi mới khoảng mươi lăm năm, trên Tạp chí Sông Hương, có một nhà thơ nổi tiếng thế hệ các nhà thơ chống Mỹ đặt câu hỏi: Liệu Nguyễn Khoa Điềm có giai đoạn bùng nổ thứ ba của thơ mình hay không? Chắc chắn sẽ rất khó. Nhưng người đọc vẫn hy vọng*.

  • NGỌC BÁI

    (Đọc tiểu thuyết “À BIENTÔT…” của Hiệu Constant)

  • HOÀNG DIỆP LẠC

    Người ta biết đến Nguyễn Duy Tờ qua tập sách “Xứ Huế với văn nhân” xuất bản năm 2003, với bút danh Nguyễn Duy Từ, anh lặng lẽ viết với tư cách của một người làm ngành xuất bản.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN

    Cô Kiều của Nguyễn Du từ khi xuất hiện trong văn chương Việt Nam đã nhận bao tiếng khen lời chê, khen hết lời và chê hết mực, nhưng cô vẫn sống trong niềm yêu mến của bao lớp người Việt, từ bậc thức giả đến kẻ bình dân, xưa đã vậy mà nay cũng vậy.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Bước chân vào con đường nghiên cứu văn học và hòa mình vào trào lưu lý thuyết đang trở nên thời thượng, chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism), nhưng Phan Tuấn Anh không biến nó thành cái “mác” để thời thượng hóa bản thân.

  • PHAN ĐĂNG NHẬT

    1. Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp Phan Đăng Lưu
    Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/5/1902, tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An; con cụ Phan Đăng Dư và cụ bà Trần Thị Liễu.

  • KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY MẤT CỦA NHÀ THƠ BÍCH KHÊ (1946 - 2016)    

    PHẠM PHÚ PHONG

  • HỒ THẾ HÀ

    Nguyên Quân song hành làm thơ và viết truyện ngắn. Ở thể loại nào, Nguyên Quân cũng tỏ ra sở trường và tâm huyết, nhưng thơ được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ hơn.

  • LA MAI THI GIA

    Những ngày cuối năm, Sài Gòn bỗng dưng cũng khác, sáng sớm khi băng qua cầu Thủ Thiêm vốn đã quá quen, tôi khẽ rùng mình khi làn gió lành lạnh từ dưới sông Sài Gòn thổi lên, hơi sương nhè nhẹ tỏa ra bao bọc cả mặt sông mờ ảo, bất chợt thấy lòng ngẩn ngơ rồi lẩm bẩm một mình “Sài Gòn hôm nay khác quá!”

  • PHAN HỨA THỤY

    Thời gian gần đây ở Huế, việc tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung đã trở thành một vấn đề sôi động.

  • LÃ NGUYÊN

    Số phận văn chương của Nguyễn Minh Châu gắn liền với những bước đi cơ bản của nền văn học Việt Nam ở nhiều thời điểm lịch sử cụ thể.

  • Chúng ta đã được biết đến, và đây là phương diện chủ yếu, về một Nguyễn Bính thi sĩ, và không nhiều về một Nguyễn Bính nhà báo gắn với tờ tuần báo tư nhân Trăm hoa (1955-1957)1.

  • ĐẶNG TIẾN    

    Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.