LÊ HƯNG TIẾN
Tự thức
(Quý tặng nhà thơ Đinh Thị Như Thúy)
Minh họa: Nhím
Tôi để rơi vào khoảnh rỗng hờ trên cây thập tự những tháng ngày chưa tìm được ngã thể mình có chăng hay chớ một mật ngữ riêng ta. Sự vô hình làm tôi lận vào ai những cây chữ thập đã bị đánh tráo mình từ khi ngọn sóng thơ thổi bay khát vọng vào lông tơ sương phù phiếm. Ai đã một lần mặc nhiên vào sớm thần hồn thì thần hồn sớm muộn cũng sẽ lân la trong cái vốn sẵn mình tự thức. Tự thức đôi lúc thấy mình còn tư lự những giá trị ảo để mà hư hao thêm phần bí mật vốn đã có trong nó những cái vô nghĩa tồn tại. Ai cũng gặp phải như thế từ khi tư duy không của riêng nào còn ẩn náu nguy cơ sự tồn tại trở lại đối với thời cơ của người sáng tạo đã biết tự thức mình với môi trường không cần thiết. Chao ơi, biết khi nào sự vô nghĩa mọc đầy rễ trong phận người để thấy mình vẫn còn có nghĩa đúng ơ hờ mây qua. Phút chốc sự vô nghĩa reo ca bài cô đơn mọc ra nhiều cánh sóng, và ta có thể tự thức mỗi khi. Tự thức phải có duyên từ nó. Không ai được cất giấu nó trừ khi diễn từ đó do sự chuyển động của người sáng tạo nó mà nên. Khó lắm thay!
Tự thức do tôi mang lại, và tôi đã cất công tạo ra nó, điều đó không dễ đâu. Sự cất công là tôi hiện thực, nên duyên đã đến với tôi có lẽ tự khắc thôi. Bởi vậy, tự thức đó đã cho tôi gặp được nhiều người cũng do tự thức họ cất công thành hình. Thế thì tự thức tự bình phương hay tự lập phương mình là duyên của tổng số chung vô hình hợp thành. Sảng khoái nhỉ!
Những lần tự thức với nhà thơ nữ quyền luận Đinh Thị Như Thúy trên khắp hành trình sáng tạo khi phố đã chưa lên đèn. Và nay duyên mình lại ngẫm nhiên tự thức với nữ sĩ ở phố phó xẩm mặt Đà Nẵng, bỗng dưng sự chuyển động lại thêm một lần nữa ngã thể tự thức...
Cây chữ thập nở đóa
Bận vào chiếc áo trắng suy tư, và ta có lẽ tinh khôi lại mặt trời trên đồi vó ngựa của thuở 15 hay 16 gì đó mà trong mỗi ai nào đem tuổi mình rao bán khắp cánh đồng xuân thì đã chưa. Nắng lên cho hồng đôi má liếng la liếng lả đồng tiền mất giá ở thị trường thời nay đã xưa. Có gì đâu để vội vàng lên bàng bạc tóc mái làm những sợi lông tơ sương xuống muộn vào day ngày với đêm một lỗ thủng chọc trời không số má. Nỗi buồn giai điệu đi từng làn làn môi mỏng theo đường sóng lưng rồi ngang nhiên một vết gợn vào tim tím tím tim cả nốt trầm bổng hư phù của mây ngang. Đỏ lại màu sầm sậm hơn. Trong đó đặc quánh một góc nhìn không nghiêng cành xiên lá để loang loáng mặt nước trầy xước mắt chiều hoắm. Ai rồi nuối tiếc xa xôi. Thẳm xanh chỉ một lần thấy xưa cho người lọ mọ tìm họ và tên ký vào chiếc áo trắng còn trinh con gái. Miền thung không lũng vào nhau cho đời nở đóa. Đóa còn khuyết trắng mùa trăng không hương. Ta vội trồng người lên từng cây số chữ thập để mắt hút cái đã qua mùa mùa trổ đòng đòng những đường chân không mang dấu. Rồi ta cũng đã đi qua. Đi quá có thể. Ta là trắng. Trắng của chiếc áo em mặc rỗng trăng...
Vũ điệu Rondo
Những con chữ đời người lại bắt đầu một hành trình mới vào đêm. Vì chỉ có đêm là bạn đồng hành suốt đời của ta, cho ta suy tư, cho ta những con chữ nhọc nhằn, hằn hộc. Đêm sẽ chờ ta và nỗi nhớ cũng chờ ta. Ta sẽ mang tất cả ngươi vào khu bảo tồn đồng tiền tiếng nói, để các ngươi sẽ cùng triển lãm trước số phận của những con cón con cỏn con còn con cọn con con trong ý nghĩ của ta. Ta sẽ sống với các ngươi bằng cả tâm hồn và trí tuệ đấy...
Một sáng thật thanh tịnh, khí trời dường như do thần cảm phả vào phù hư, nên con người thấy vũ trụ gần hơn ở những con đường có nhiều ngả rẽ mới trong lòng kẽ tay... có thể do đêm đổ nhiều bóng tối vào nghĩ suy nên ban mai tươi rói những con chữ. Chúng đang nhảy múa theo vũ điệu Ron-do mặt trời và mặt người, nhưng không có mặt nạ nào đâu đây nhé...
Một sáng bỗng nhớ ai đó trong sâu thẳm. Sâu thẳm không đáy. Vì đêm đã lấy đáy chưng cất hết ánh trăng và cả hằng hà sa số nhớ nhớ quên quên. Nhìn lại bức ảnh đã xa so với khoảnh khắc hôm nào, lòng rất nhớ mọi người. Nhớ quay quắt. Nhớ những ánh nhìn đăm chiêu, nhớ những lời nói bỏ nhỏ, nhớ những cử chỉ hờ, nhớ những nụ cười duyên, nhớ những khoảnh khắc lấm chấm nhiều hoa thị... nhớ ơi là Nhớ!
Hồn chữ
Nhiều lúc ngẫm nghĩ lại cuộc đời, những đường chỉ tay hình như có nhiều ngả rẽ khác trong vô thức, mà vô thức sẽ phải trải qua hằng đêm tinh lọc để hình thành nhiều cái vô nghĩa tích tụ trong khoảnh rỗng con người làm nên bản thể nó thì phải... Lạ, nhiều lúc mình cũng chẳng hiểu được trong lời nói của mình lại xuất hiện những ngữ nghĩa không định hình được chúng. Chúng cứ bay nhảy, múa máy trước lòng tị hiềm của mình. Mình đã nói rằng, khi nào đó ta rơi vào khủng hoảng cô đơn, thì mi có thể cho ta những con chữ có nhiều nghĩa lạ hóa, để ta có thể xua đi cuộc người vào lúc khác. Nhưng chúng vẫn lì lợm, bịp bợm trong suy tư hoang hóa của mình, để làm nên những cái vô nghĩa trong mỗi bài thơ. Lạ thật, những bài thơ mang mỗi linh hồn con chữ cứ loay hoay và bay bay bay... Biết khi nào những con chữ này đầu thai vào một kiếp khác đúng nghĩa tên của chúng, như thế, mình có thể trước khi yên vị...
Và tôi đã trở thành tội đồ của con chữ
Giấc ngủ chưa đủ làm mặt trăng tròn 16 nên cuộc người cứ hoai hoải những gánh phận đã rằm ưu tư. Cái cũ tôi đã bỏ vào hủ trang điểm khi mỗi ban sương thức dậy chưa hồng. Phải cần chêm chêm tí lửa để chờ vận thời của gió làm tư duy động hướng nơi hong hốc. Ai một cõi nhớ khong khỏng cho mây khói hun hút lam không chiều. Rồi có một ngày chưa nọ, đam mê bị lũ ký ức chôn sống tôi bằng đáy sông hai mặt, và có lẽ lũy xanh là kiếm trong hồn ai một lằn ranh chưa định được cơ phận. Kiếp lầm lậm này cứ lầm lậm khác trong từng khoảnh khắc chuỗi chuỗi hạt hạt vo viên phù hư và cả thần cảm…
Một ngày mới chưa trọn vẹn được ngày mới trên vầng trán hờ của không gian tưởng. Bận rộn đã trà trộn vào mớ hổ lốn trên bàn tròn con chữ. Bày biện giữa ánh sáng, tôi gấp từng con chữ ăn cho đủ ấm cái bụng hờ, nhưng khổ một nỗi là cái bụng lại trương ra nhiều ngữ nghĩa trước số phận đa chiều nên con chữ đánh bóng tôi thành tội đồ. Và tôi đã ngẫm nhiên trở thành tội đồ của con chữ...
(SHSDB23/12-2016)
HOÀNG TÙNG Ăn của rừng rưng rưng nước mắt (Tục ngữ)
TRẦN CHẤN UY Đơn vị đặc công chúng tôi nhận mật lệnh thọc sâu hậu cứ địch chuẩn bị địa bàn cho chiến dịch Mậu Thân. Nói đơn vị cho có vẻ sang, nhưng thực ra chúng tôi chỉ có mười hai người kể cả một đồng chí du kích dẫn đường.
PHẠM PHƯƠNG Y cao lớn và nhàu nát. Điều đó làm cho con người y trở nên bí ẩn khác thường. Ở y, người ta thấy rõ đường nét của một người Âu với sống mũi cao và đôi mắt sâu hoắm như một vết thương. Nhưng, cũng trong vết thương sâu hoắm ấy, rõ ràng hiển hiện một sự mênh mang đến kì cục. Trong đôi mắt ấy... có biển cả. Và, đen sì - một màu đen Hoa Bắc chính gốc không lẫn đi đâu được.
HỒNG NHU BỮA TIỆC ĐÔI TÌNH NHÂN
NGUYỄN THÀNH LONG - Kính lạy Cha. Cha cho gọi con. Cha thấy trong người thế nào ạ? - Cha cảm ơn con đã tới. Có lẽ con là người cuối cùng Cha trò chuyện ở trên đời. Sắp sửa ra đi. Cha thấy Cha cô độc lắm.
NGUYỄN ĐẠT Nhớ Đoàn Đại Oanh Có thể chiều tối đã xuống lúc tôi say, ngủ gục ở bàn rượu. Không phải mình tôi, mà chúng tôi; cả thảy bốn người, tính gồm chủ gia trong đó, anh ấy tên Giang.
UÔNG TRIỀU Khi còn bé, đã có lần Điểm Bích được mọi người kể cho nghe câu chuyện về mẹ mình. Mẹ Điểm Bích là nàng Ba, một thôn nữ xinh đẹp, bạc phận.
HẠO NGUYÊN 1. Trong căn phòng chạng vạng và thoảng mùi khói thuốc, hai người đàn ông trầm ngâm.
TRẦN THÙY MAITối thứ bảy cuối tuần, Phương tuyên bố:- Tuần sau anh bắt đầu viết tập hai bộ tiểu thuyết của anh Nhớ đừng huy động vào việc gì hết đấy nhé...
LÊ MINH KHUÊ Tường lên chuyến xe rời khu cải tạo phạm nhân sau cùng. Đành phải ngồi cạnh một người đàn bà. Tường nhận ra bà khi ngồi sau bàn nói chuyện với bố.
HOÀNG NHI “Chẳng có chút kinh nghiệm nào trước cõi vô tận không dò được của tâm hồn. Chỉ có sự kinh ngạc trước sự bấp bênh về cái tôi và bản sắc của nó.” (Milan Kundera)
LGT: Trại sáng tác văn học Hương Vân (thôn Lại Bằng, huyện Hương Trà) do Hội Nhà văn TT. Huế đứng ra tổ chức. Trong vòng 10 ngày của tháng 7 trăng vàng trong các mảnh vườn hoa trái, 10 trại viên đã để lại tình cảm sâu đậm với người dân xứ miệt vườn nơi đây bằng những trang văn đầy chất lãng tử. Bên cạnh đó, ở mặt chìm của tác phẩm, những “bụi bặm” từ xã hội công nghiệp cũng được phản ảnh một cách thâm trầm nhưng khẩn thiết...Sông Hương xin giới thiệu một số ít tác phẩm từ Trại viết này.
TRIỀU NGUYÊN Chị Mảnh vác chiếc xe đạp nước đi trước, còn tôi vác sào, chống lẽo đẽo đi sau như cái bóng. Đi một quãng tôi phải dừng lại trở vai, rồi cố bước thật nhanh để bám kịp chị.
NGUYỄN TOÀN Nhà có hai chị em. Chị như chim công, nó chẳng bằng cú. Đấng tạo hóa sau khi tạo tác một sinh vật xinh đẹp như chị chắc phải lấy làm mãn nguyện sung sướng. Rồi trong lúc quá chén ngài đã vô tình tạc nên một sinh vật dị hình nữa, là nó.
PHẠM PHƯƠNG Thằng bé đứng bên sông. Nó thấy màu đỏ ửng phía chân trời, nơi có hàng thùy dương và con đường đất ẩm. Đứa con gái nhà ai, trong làn khói lam chiều rơm đốt giữa mùa, mặc một bộ đồ cỏ úa, đang tha thẩn nhặt cỏ gà.
NGUYỄN HỮU HỒNG MINH Khi về già người ta thường hoài niệm về tuổi trẻ và thích ngồi đợi những buổi sáng. Bởi vì đêm tối lạnh lẽo và âm u làm sao!
DẠ NGÂN Sau giấc ngủ trưa, hai chiếc gối kê cao trên đầu giường, tôi bắt đầu buổi làm việc tại nhà như vậy. Đó là sự nhân nhượng của toà báo với những biên tập viên cao niên và tôi, cũng như nhiều đồng lứa trong giới, tận hưởng đặc quyền đó bằng trách nhiệm tự giác thường trực.
NHẤT LÂM Tết êm đềm trôi hết tháng Giêng, mà bầu trời thung lũng Mu Lu còn khá lạnh. Chập tối, hơi đá từ dãy núi Ta Chan phả ra, sương buông màn màu sữa đục.
HUY PHƯƠNG Đã nghe thấy tiếng gió rì rào, như từng đợt sóng nhỏ tràn qua mái nhà. Trời trở rét… Chả trách mà tối hôm qua, cánh cửa kính cứ hết sập lại mở, rập rình mấy lần làm anh mất ngủ.
LÊ VĂN… Rồi cũng xong … Anh lơ xe nhảy lên cuối cùng, la lớn:- Tới đi chú Tám ơi!