KIMO
Rau Khoai là một loại rau rất dễ trồng cũng như cây rau Mồng Tơi, các bạn cứ thử trồng theo cách trồng rau của Kimo xem có được không nhé.
Sáng thứ bảy cách đây một tháng Kimo đi chợ Farmer market mua một bó rau khoai về luộc ăn, Kimo lựa những cọng rau già ngâm vào nước vài ngày, thế là rễ trắng mọc ra tua tủa đẹp lắm; Kimo đem những cọng rau trồng nơi im mát có ẩm nước và chỉ cần sau hai tuần là đã có một dĩa rau thật ngon.
Đây là món ăn trưa của Kimo. “Rau khoai luộc” nghe đơn giản và thú vị quá phải không? Thêm một ly nước dừa nữa, tuyệt vời trên cả tuyệt với nhưng tuyệt vời hơn nữa là dĩa rau khoai này hái từ vườn nhà Kimo. Cách luộc rau, không biết các bạn luộc rau như thế nào để có một dĩa rau xanh thật xanh. Phương pháp luộc rau của Kimo giản dị lắm. Kimo nấu một nồi nước nhỏ, cho một phần ba muỗng café muối, nửa muỗng café đường, để nước sôi thật sôi cho rau vào, dùng đũa nhấn rau xuống dưới mặt nước khoảng chừng hai phút, đảo rau ngược lên rồi để thêm hai phút rồi vớt rau ra, thế là có một dĩa rau ngon. Không cần phải cao lương mỹ vị, có khi chỉ cần một món ăn rất đơn thuần đã đi sâu vào lòng và mang đi cho đến hết cuộc đời vẫn không quên đó là “Dĩa Rau Khoai”.
Dĩa rau khoai luộc làm Kimo nhớ đến những năm tháng cuối cùng sống trên vùng kinh tế mới Lại Uyên thuộc cây số 17, tỉnh Long Thành. Làm sao quên khi Kimo nhớ hết đường đi nẻo về cho dù rời xa gia đình hơn ba mươi năm. Nhìn những cọng rau xanh mướt lại nhớ đến Ba. Ông cụ đã qua đời 27 năm, thế mà hôm nay nhìn dĩa “rau khoai”, Kimo tưởng chừng như mới hôm qua. Một khoảng thời gian đẹp hạnh phúc bên gia đình song lại như mơ hồ. Cái mơ hồ với quằn quại ngày qua ngày khoai với sắn nhiều hơn cơm của trưa và tối. Kimo bây giờ “ăn chay” một năm không bằng cha già ăn chay một ngày. Khi nhìn ba mỗi một ngày nuốt từng miếng cơm gọi là “ăn chay” chẳng có gì ngoài vài cọng rau khoai chấm với muối tiêu chứ chẳng có nước tương mà chấm như Kimo bây giờ, chén muối tiêu khô khan như những nếp nhăn in sâu từng ngày trên khuôn mặt “đẹp trai” hào hoa phóng khoáng của một thời.
Kimo không biết đó là những ngày tháng cuối cùng hạnh phúc, những ngày hạnh phúc trong khắc khoải. Ngày đó ba của Kimo rời Huế, từ một thương gia trở thành một nông dân cầm cuốc đi phá rừng trồng đậu, trồng lúa. Kimo không biết là ba có kinh nghiệm trong công việc đồng áng cuốc đất trồng khoai không? Khi ông nội của Kimo là một điền chủ có ruộng lúa cò bay thẳng cánh, còn ba “chỉ tay năm ngón”, mạ nâng khăn sửa túi và người làm dâng nước hai tay. Xóm chợ Vinh Hưng có món gì ngon nhất, tươi nhất là đem đến mời “ôn”, ôi, tiếng “ôn” ngày đó nghe không có một cảm giác gì nhưng bây giờ nhớ lại sao nghe mà dễ thương quá rứa, cái dễ thương của một thời đong đầy kỷ niệm ray rứt khó quên.
Kimo không biết ba trồng những vồn khoai từ lúc nào. Làm sao quên một mái nhà tranh vách đất, ngôi nhà nằm giữa khuôn viên rộng. Sau vườn là những vồn khoai xếp hàng tuần tự trông đẹp mắt lắm, nhất là những đọt khoai mọc ra mơn mởn quanh co trên vồn. Chung quanh vườn làm hàng rào bao bọc bằng những cây “mít lưu niên”. Có những cây mít ướt trái chưa kịp chín đã bị mất trộm, trong suốt tám tháng ở đó Kimo may mắn lắm mới được ăn một trái mít thơm ngon cho dù ông cụ đã trồng quanh vườn hơn một trăm cây mít. Bên hông trái là một vườn sắn, bên phải là những loại cây ăn trái như mãng cầu, đu đủ và trước sân nhà được trồng một loại dược thảo gọi là cây bobo, cây nầy ba đem phơi khô rồi rang cho vàng để uống thay trà và vào rừng hái thêm cây hà thủ ô về làm thuốc uống để tóc không bị bạc.
Mỗi buổi sáng Kimo ra vườn hái đọt rau khoai, chỉ hái đọt thôi vì những dây rau khoai cần phải đắp lên vồn thì khoai mới có củ. Khi những lá khoai già nua ngả màu hơi vàng úa, là lúc những củ khoai bên dưới cũng vừa lớn để ăn, những củ khoai lòng tím mà bây giờ được gọi là “khoai dương ngọc” thật ngọt và có một mùi thơm ngát khi được hấp chín với cơm.
Nhìn dĩa “Rau Khoai” luộc bây giờ mượt mà xanh mướt lại nhớ những giây phút đầm ấm. Không đùa đâu khi nói Kimo ăn rau đến độ tóc xanh như rau, mướt như những cọng rau. Hồi đó những dĩa rau sáng trưa chiều tối làm cho da của Kimo trắng mịn màng, thiên hạ quanh xóm xì xầm mỗi khi Kimo có dịp ra đường đón xe về thành phố.
Thế mới cho dù mỗi một ngày qua đi làm cho mình già nua, nếp nhăn mỗi một ngày in dấu chân chim trên khóe mắt, nhưng kỷ niệm vẫn là kỷ niệm sống mãi, sống còn trong kí ức cho đến khi được đánh thức bằng những hiện thực quanh mình.
Mùa đông Cali 2014
K.M
(SDB15/12-14)
NGUYÊN SỸ
Bút ký
Sẽ không mấy người tin những ngọn đồi xanh thẳm, những triền đê dài với dòng kênh miên man hoa nắng mỗi chiều và những khoảnh ruộng đứt quãng nối cùng bãi cỏ thênh thang, mỗi chiều đàn trâu vẫn thong dong gặm cỏ dưới trong vắt mây trời, trước kia là một góc chiến trường ngút lửa và nay di chứng vẫn còn nằm dưới lòng đất sâu.
HOÀNG LONG
Tùy bút
Nhắc đến Nhật Bản là người ta nhớ ngay đến một đất nước vô cùng độc đáo về văn hóa và sáng tạo, dung hòa được những điều mâu thuẫn cùng cực và tư phản nhau.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Trong những giấc mơ buổi giao mùa, tôi bồng bềnh trôi trên những đám mây trắng bay qua con đèo quanh co, khúc khuỷu. Một bên là núi rừng xanh thẫm, một bên đại dương mênh mông không bến bờ.
Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27 - 7
DO YÊN
NGUYÊN HƯƠNG
Tạp bút
Bóng đêm như một ẩn dụ về tri kỷ. Chỉ cần im lặng thấu hiểu mà không đòi hỏi được nghe lời thề thốt thanh minh.
BỬU Ý
Suốt trên ba mươi năm hiện diện, Tạp chí Sông Hương hiển nhiên xác lập được sự trưởng thành của mình bên cạnh những tập san, tạp chí uy tín nhất của cả nước.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tản văn
Hà Nội bây giờ, chẳng ai dám quả quyết là đã quan sát, tìm hiểu và có thể bình phẩm một cách đầy đủ. Đơn giản, chỉ vì Thủ đô hôm nay quá… mênh mông.
NGUYỄN VĂN TOAN
Bút ký
Cái cảm giác một lần nghe tên mình vọng lại từ trập trùng núi rừng xanh thẳm chẳng dễ gì quên được, nhất là với người sinh ra từ nơi chốn ấy.
NGUYÊN HƯƠNG
Có những ngày tháng đi qua đã để lại nỗi trống vắng hoang tàn cho con người và tạo vật. Và đôi khi ta thấy tiếc nhớ những ngày tháng ấy như tiếc một món vật cổ điển đã mất đi, dẫu biết rằng theo nhịp tuần hoàn mỗi năm, ngày tháng ấy còn quay trở lại.
THÁI KIM LAN
"Từ đó trong vườn khuya
Ôi áo xưa em là
Một chút mây phù du“
VŨ DY
Tùy bút
Cuối năm, đó là khoảng thời gian người ta nhiều xúc cảm nhất. Buổi sáng, ngồi nhà không yên, lấy xe chạy lòng vòng thị trấn coi không khí chuẩn bị đón tết của bàn dân thiên hạ.
THÁI KIM LAN
Tùy bút
Cây hải đường ở vườn bà nội tôi thuở ấy đứng trước bình phong nhà Từ đường họ ở đồi Hà Khê. Không biết nó đã ở đó bao lâu, lớn khôn ra làm sao, trong rét mướt mùa đông và nắng nồng mùa hè có than vãn vật vả như con người?
NGUYÊN HƯƠNG
Tùy bút
Ta đã từng dựa vào những đêm mưa như một chút ân huệ cuối cùng của đời sống. Nơi đó có dấu chân của những kẻ đi hoang đốt cuộc đời mình trong bóng tối và cũng có thể là nơi những tên trộm lấy đi một vài thứ không thuộc về mình. Rồi một ngày kia dấu chân tan vào mưa, như suối tan ra giữa muôn trùng đá sỏi.
LINH THIỆN
Đã gần 30 năm, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Huế, tôi được phân công về dạy học ở tỉnh Minh Hải1 - mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.
PHÙ SINH
Trước khi viết về con hến, thiết nghĩ cũng nên tào lao mấy chuyện về mấy loài nhuyễn thể dưới đáy sông.
NGUYỄN VĂN UÔNG
Tùy bút
Chuyện làng thì nói mãi vẫn có người thích nghe. Thơ nhạc cũng không ít lời ca ngợi.
PHI TÂN
Tùy bút
Sông Ô Lâu chảy qua làng tôi là đoạn cuối trước khi đổ ra Cửa Lác để hòa vào phá “mẹ” Tam Giang.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Mấy ai sinh ra và lớn lên mà không có quê hương? Quê hương đó, có thể là phố phường, là nông thôn đồng bái! Mỗi nơi ở mỗi người, đều có một kỷ niệm đầu đời chẳng thể quên.
ĐỖ XUÂN CẨM
Trong hàng trăm loài cây xanh đô thị, có lẽ cây Hoa sữa là cây gây nhiều ấn tượng cho nhiều người nhất.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Ông Giám đốc Viện Nghiên cứu Du lịch lấy từ trong cặp ra một cái kính đeo mắt hơi lạ, mắt kính đen kịt như mực, bấm nút nghe có tiếng rè rè như máy ảnh, bảo tôi mang thử.