Đi về phía biển

15:14 16/10/2008
VÕ THỊ ÁNH HỒNGTôi vừa chạy vừa gọi chị trong tiếng sóng rì rào và tiếng lao xao của dãy phi lao. Như không nghe thấy tiếng tôi, chị vẫn thẫn thờ nhìn về xa xăm, chờ đợi...

Những người phụ nữ ở miền biển quê tôi vẫn có niềm tin là nếu họ ngồi dưới ánh trăng đêm và thề thốt về lòng thủy chung của mình rồi nguyện cầu thì người đàn ông xa khơi sẽ bình an trở về. Vậy mà bao mùa trăng qua đi, làn da, đôi mắt của chị đã đẫm màu trăng nhưng anh vẫn không về.
Tôi chạy lại gần, ngồi bệt xuống bên chị.
- O ra đây mần chi, khuya rồi đó.
- Chị... Anh... Anh Phong về rồi.
- Ừ, anh sẽ về, chị mong mãi thì anh cũng phải về chứ.
- Không, ý em bảo là anh về nhà rồi cơ.
- O nói...
- Thật không? O không lừa tui đấy chứ?...
Nước mắt chị lăn dài xuống khóe miệng từ bao giờ. Chị cầm lấy vai tôi lay lay hỏi dồn.
- Dạ, anh về thật rồi, nhưng...
Tôi chưa nói hết câu thì chị đã ù chạy. Dáng chị xiêu xiêu như một con còng gió trên bãi biển bao la. Tôi nhìn theo mà lòng se sắt, muốn chạy theo níu bước chân chị lại nhưng không đành.
Chị chạy một mạch và ập vào phòng như cơn gió.
- Mình ơi, có thật là mình đã về đó không? Mình... ơ...
Chị khựng lại nhìn anh trân trân. Anh vội vàng đẩy người đàn bà đang ngồi vắt vẻo trên đùi mình xuống, gỡ bàn tay đang nũng nịu bám riết lấy cổ anh một cách bối rối. Chị nhón chân định nhào về phía anh, chị chờ đợi bàn tay giang rộng đón mình vào lòng. Rồi hai tay chị tự nắm lấy nhau xoa xoa. Thấy anh vẫn đang ngồi yên còn người đàn bà bên cạnh vừa vuốt vuốt lên mái tóc anh nũng nịu vừa đánh mắt sang chị để khẳng định chủ quyền.
- À... ờ... ừm... ờ... mình về khi mô mà nỏ nói với em một tiếng em dọn lại nhà để đón khách.
Nói rồi chị đi lại bàn rót nước. Tay chị run run làm nước chảy cả ra ngoài, vương cả vào quần áo, chị bối rối.
- Ờ... hai người về đã lâu chưa? Về khuya chắc vất vả lắm nhỉ.
Anh đứng dậy cầm lấy ấm nước trên tay chị.
- Để tôi rót cho, nước ra ngoài chén cả rồi kìa.
- À... ờ... À... Tại lâu rồi... không rót nước chè nên... không quen. À... ừm... Hai người chắc mệt lắm rồi, để tôi đi kiếm cái gì cho hai người ăn tạm.

Không đợi câu trả lời, chị tất bật đi ra. Vừa khuất sau rèm cửa chị liền đưa tay lên bịt miệng, ù chạy về phía sau bếp. Đôi vai gầy guộc run lên từng hồi. Chị úp mặt vào vách đất, đấm thùm thụp vào vách đất, chị đập đầu liên tục vào vách đất... và bám vào vách đất ngồi thụp xuống. Chị đưa hai bàn tay bịt miệng mình lại, ư ử như một chú mèo con bị trận đòn oan. Một lát sau, sực nhớ ra là mình bảo đi kiếm cái gì ăn, chị gạt nước mắt đi về phía giếng rửa mặt, vỗ từng vốc nước lên mặt. Chị múc một chậu nước đầy, soi bóng mình vào đó và mỉm cười. Chưa hài lòng với nụ cười của mình, chị mỉm cười lần nữa, lần nữa rồi đi vào bếp. Gặp tôi, chị dành cho tôi một nụ cười:
- Gió thổi mạnh quá nên cát bay cả vào mắt chị.
- Dạ, lúc nãy có gió đổi chiều.
- À... ừ. O coi mắt tui có bị đỏ không? Anh Phong nhìn thấy tưởng tui bị đau mắt đỏ thì chết.
- Chỉ hơi hơi đỏ thôi, không can chi mô chị ạ.
- Ừ.
Nói rồi chị tất bật đun đun nấu nấu, khi mọi thứ đã tươm tất, chị quay sang hỏi tôi:
- O Vân này. O thấy người đàn bà đó có trẻ đẹp hơn tui nhiều lắm không? Tui già rồi phải không O?
- Mần chi có, chị dâu em vẫn đẹp lắm mà.
- O thương tui thì O nói rứa thôi, chứ tui... Thôi, đưa cơm lên kẻo họ đợi rồi đấy.

Nói rồi chị bê mâm cơm ra khỏi bếp nhanh như thể nếu chị chậm chân cơm sẽ bốc hơi hết mất. Tôi đứng lặng nhìn theo cho đến lúc dáng chị khuất sau tấm rèm nhà trên.

Đã mười hai năm rồi kể từ ngày chị về làm dâu nhà tôi và cũng tròn mười năm kể từ ngày tàu anh gặp bão ngoài biển khơi. Ai cũng bảo anh mất rồi, chỉ có mình chị tin anh sẽ trở về. “Nếu mất thì anh phải về báo mộng cho chị chứ anh yêu chị lắm mà”. Mang niềm tin đó chị ngồi nguyện cầu trước biển từ mùa trăng này sang mùa trăng khác, mãi mà chẳng thấy anh về.
Chẳng biết do chị nguyện cầu hay sao mà anh tôi may mắn gặp được chiếc tàu buôn của người đàn bà này, chị ta cứu anh rồi từ đấy hai người sống theo kiểu “già nhân ngãi”. Cũng từ đấy anh mải miết theo những chuyến buôn bên cô nhân tình cho đến khi chuyện làm ăn đổ vỡ, cả hai trắng tay nên phải kéo về đây ở qua ngày. Bảo là ở qua ngày chứ đến bao giờ thì anh tôi cũng không biết.

Chị bê mâm cơm lên nhà được một lúc thì tôi lên theo. Căn phòng lặng im, tôi nhè nhẹ bước vào, thấy chị đang ngồi lặng bên mâm cơm, đôi mắt thẫn thờ nhìn anh không chớp. Còn anh thì đang cuộn chặt lấy người đàn bà trong giấc ngủ ngon lành. Chị đưa tay định vuốt mái tóc anh nhưng rồi rụt rè co lại, lơ lửng trên mái đầu anh, lúc hạ xuống, lúc đưa lên, rồi chị đưa lên miệng ngăn tiếng thở dài.

Căn phòng của tôi giờ được trang trí lại cho người đàn bà đó ở. Còn tôi thì chuyển sang căn phòng bên cạnh và cạnh luôn phòng chị dâu tôi. Hằng đêm, khi bên này vang lên tiếng cười khúc khích nũng nịu thì bên kia là tiếng trở mình rồi im lặng. Tôi biết chị lại đi ra biển, lại nhìn trăng như ngày xưa. Cũng có những đêm anh sang với chị nhưng chưa được bao lâu thì bên kia, người đàn bà ấy, lúc thì kêu đau bụng, lúc van đau đầu và hầu như chẳng bao giờ anh chị được yên. Những lúc đấy, chị lại đi ra biển, ngồi một mình cho tới sáng. Có hôm, tôi bước theo và đến ngồi bên chị. Chị ngước đôi mắt trũng sâu hỏi tôi: “Chị đợi anh răng anh mãi không về?”.
Biển bắt đầu nhuộm những con sóng bạc lên mái đầu của chị, trăng nhuộm ánh vàng lên làn da chị. Biển được hòa bởi biết bao nước mắt của chị...

Một hôm đi chợ về, chị mua thêm đôi chiếu cùng hai chiếc gối thêu hoa thật đẹp. Người đàn bà ấy thấy vậy vừa nhìn anh tôi vừa cười khẩy.
- Có người không quyến rũ bằng em nên nhờ chăn chiếu quyến rũ hộ kìa.
- Cô mua mấy thứ này làm gì cho tốn kém, chăn chiếu trong nhà đã rách đâu.
Chị dâu tôi mỉm cười rồi trao cả cho tôi.
- O lấy một chiếc trải vào giường O nhé. Con gái lớn rồi, giường chiếu tươm tất vẫn hơn em ạ. Còn bộ này O trải giường anh chị ấy hộ tui.
- Nói rồi chị đi xuống bếp để lại anh tôi đứng sững người, còn người đàn bà kia nhìn theo ngờ vực.

Trăng đêm ấy sáng thế, ánh sáng len lỏi qua từng khe cửa. Chị mở cửa bước ra. Cũng như bao lần, lần này chị cũng định ra biển và ngồi thẫn thờ chờ đợi như những ngày xưa. Qua phòng anh và người đàn bà đó, chị bước nhanh hơn nhưng khe cửa he hé đã níu chân chị trở lại. Chị nghe những âm thanh quen thuộc, nhìn thấy ánh trăng đang đồng lõa cháy trên cơ thể hai người. Chị nhìn trân trân rồi bật chạy. Chị chạy ra khỏi nhà và ngồi bệt xuống khoảng sân phía trước. Chị khóc, chị vò mái tóc của mình và chị thở như một người kiệt sức. Chị lê bước chân đi đi lại lại trong vườn rồi dừng chân trước chuồng lợn. Chị chợt nhớ ra chiều nay chị có nhờ người đàn bà ấy đổ cám vào máng cho  lợn hộ chị khi chị còn đang đan lưới nhưng rồi cám vẫn còn đấy. Chị mở cửa chuồng lợn, đổ cám vào rồi đi ra. Tay chị mân mê nơi thanh chốt cửa chuồng. Chị cho vào rồi lại đẩy ra. Nghĩ sao chị lại cho vào nhưng một lần nữa chị lại đẩy ra. Đàn lợn sổng chuồng kêu inh ỏi. Chị hốt hoảng chạy theo lùa chúng vào rồi vào nhà đập cửa phòng anh tôi và người đàn bà.

- Lợn xổng chuồng rồi, mọi người bắt hộ tôi với.
- Lát sau, anh tôi mới cáu kỉnh bước ra. Người đàn bà trong bộ dạng ngái ngủ đứng ở cửa nhìn qua, còn tôi cũng nhanh chân lùa đàn lợn vào cho chị. Khi đàn lợn ngoan ngoã về chuồng rồi, anh tôi đóng khóa cẩn thận và nhìn chị dâu tôi dò hỏi:
- Cô cho chúng ra à?
- Tôi... tôi...
Sáng hôm sau khi mọi người đã tỉnh giấc, tôi vẫn chưa thấy phòng chị dâu có động tĩnh gì. Nghĩ là chị ra biển như mọi hôm, tôi chạy ù ra biển nhưng vẫn không thấy chị. Về đến nhà, anh trai tôi chỉ vào mảnh giấy và bảo không cần tìm nữa...
Một tuần, hai tuần... không có tin tức gì của chị. Tôi lên thành phố, đến các cơ sở sản xuất lưới dò hỏi nhưng đều vô vọng. Đêm khuya tôi mới về đến nhà, ánh trăng chênh chếch soi đường cho tôi đi về phía biển. Không biết biển có nhớ người đàn bà trông chồng mỗi đêm trăng như tôi hay không. Biển rì rào, những con sóng ì oạp vỗ bờ cuốn theo những viên cát dã tràng đã xe.
                          V.T.A.H

(nguồn: TCSH số 221 - 07 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ MINH PHONG

    Tôi thích tiếng vỡ của thủy tinh. Tôi không biết vì sao tiếng vỡ của thủy tinh lại mê hoặc tôi đến như vậy. Mê hoặc hơn cả những bản nhạc mà cha tôi thường nghe vào mỗi sáng.

  • VŨ THANH LỊCH

    Giữa chiều, Nhiên gọi điện:
    - Tao đón ở cổng cơ quan, mày đừng bận nữa. Bao nhiêu lâu rồi tao không nhìn thấy mặt mày đâu.
    Viên ậm ừ rồi chặc lưỡi, bước xuống cầu thang, đi theo Nhiên. 

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNG

    Gái quê nghèo ấy người ta nghèo đến cả cách đặt tên. Anh Lô lên lớp đệ tam rồi, học ở tỉnh về, bà con vẫn gọi là anh Lọ, dù tên anh là Nguyễn Lô hẳn hoi, may ông anh làm ủy viên hộ tịch xã sửa lại cho.

  • NGUYỄN ĐẶNG THÙY TRANG  

    1.
    Giá như có hơn một người nào đó biết về Chi như tôi hay màn đêm. Đêm thường bắt đầu sau một bài hát, chúng tôi sẽ hát cùng.

  • HOÀNG VIỆT HÙNG

    1.
    Sau hơn một tháng vật lộn trên vùng núi Tĩnh Giang, chúng tôi đã khoanh vùng được mỏ thiếc nhỏ Cam Túc. Điện báo về trung tâm.

  • TRƯƠNG ĐỨC THÀNH

    Nhà hàng Tân Mỹ chỉ cách thành phố mươi dặm, nhưng hoàn toàn khác biệt với các nhà hàng chốn kinh thành.

  • NHỤY NGUYÊN

    9 tháng 10 ngày. Thời gian không nhiều. Thời gian không đợi hắn.
    Bận. Hắn nói phải đến Đồi Anh Hài. Đồi Phôi Thai. Đồi Linh Thai. Nghĩa trang Thai Nhi lớn nhất. Nhiều tên lắm. Nhưng mộ thì giống nhau.

  • NGUYỆT CHU

    Cấn lọt thỏm trong đống rơm cạnh chuồng trâu. Mùi phân trâu nồng nồng ngai ngái khiến Cấn thấy dễ chịu.

  • NGUYỄN NGỌC LỢI   

    Ở đại đội tôi, trong mấy người lái xe kéo pháo, anh Cư là người tôi thương và quý mến nhất. Anh củ mỉ cù mì, lẳng lặng sống, lẳng lặng công việc.

  • TRẦN BĂNG KHUÊ

    1.
    Hoàn cảnh này, ngay tại nơi này. Có một lí do nào đó khiến tôi nghiễm nhiên cho rằng, chúng đã thực sự biến mất trong những ánh nhìn mà tôi từng cố tình lưu nhớ từ vài tầng kí ức được xếp lớp rất kĩ càng.

  • PHẠM THỊ PHONG LAN   

    Anh nhận được email của em khi vừa ở Huế về, rồi gọi điện ngay. Mà hình dung không nổi nên quyết định phải gặp.

  • PHẠM THỊ THÚY QUỲNH

    Điều ta biết, ấy là con đường “có” thật.
                - Jorge Luis Borges -
     

  • Tác giả tự giới thiệu:
    Sinh 1952. Thuộc thế hệ đi từ trong bưng ra. 10 năm cầm viết. Những tác phẩm chính: "Quãng đời ấm áp" - tập truyện 1986. "Ngày của một đời” - tiểu thuyết 1989. "Con chó và vụ li hôn" - tập truyện 1990. "Chuyến đi của mẹ" - kịch bản phim 1990.
    TB: Nếu truyện không vừa ý, BBT hãy ách lại. Tác giả không buồn đâu.

  • NGUYỄN THỊ LÊ NA

    Lam gói ghém mấy bộ quần áo ném vào chiếc vali nhỏ, vơ vội vài tờ báo văn nghệ, nghĩ sao chị thần người ra một lúc, ngồi phịch xuống ghế.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH  

    1.
    Nắng trưa hầm hập, chị Hai ngồi đươn rế dưới bóng hàng cây trâm già. Những sợi tre thanh mảnh, qua bàn tay mềm mại của chị, chốc lát biến thành vật dùng làm bếp gia đình.

  • NHẬT PHI  

    Dazai Osamu - đó luôn là câu trả lời của anh mỗi khi tôi hỏi về những nhà văn mà anh ngưỡng mộ nhất. Mặc dù tôi biết đối với những người khác, anh có thể nói đó là Hemingway, O’Henry, Mạc Ngôn, Lỗ Tấn, hay - với một vài cô gái đang khúc khích cười - Haruki Murakami - và thường thì họ sẽ tiếp tục che miệng khúc khích cười sau đó.

  • NGUYỄN VĂN TOAN  

    Tôi bắt đầu viết nhật ký khi vừa qua một đêm. Cuốn sổ của tôi, chép lại những giấc mơ sau mỗi giấc ngủ ám ảnh. Tôi bắt đầu làm việc này sau khi giải mã được giấc mơ cứ lặp đi lặp. Giấc mơ mà ông lão tôi đã vẽ ông luôn hiện về.

  • HỒ TRẦN

    Bàn thờ nhà anh được che tấm vải đỏ xẻ chính giữa. Tấm vải cũ mèm bụi bám, chuyển qua màu sậm. 

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Hắn câu cá bên bờ sông, trên một dải đất vươn ra lởm chởm đá, mọc vài cây bạch dương thưa thớt, có thể đứng vài người, nhưng lúc ấy chỉ có mình hắn.

  • ĐÀM QUỲNH NGỌC

    Y trở về làng sau hơn mười năm lang thang khắp nơi để tìm kế sinh nhai vào một buổi chiều mùa đông rét lắm. Nhiệt độ không khéo xuống 5oC cũng nên. Vậy mà y đi như không hề cảm thấy cái rét như kim châm đang đuổi hết dân làng vào ngồi bên bếp lửa.