Di sản mộc bản đang tiêu tán từng ngày…

15:31 14/08/2015

Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.

Nhà nghiên cứu/họa sĩ Lê Quốc Việt đang khắc tranh lấy cảm hứng từ phương thức in mộc bản tại Bảo tàng Văn minh Châu Á tại Singapore năm 2009. Ảnh: ACM

Với giới nghiên cứu văn bản, mộc bản có vai trò rất quan trọng bởi với một tác phẩm, mộc bản là cơ sở đối chiếu, so sánh với các phiên bản được in hoặc chép tay sau này. Mộc bản cũng giống như bản gốc của một quyển sách, là tổng hòa của nhiều giá trị. Bên cạnh những giá trị nội dung về tôn giáo, triết học, lịch sử và văn học…, nó còn phản ánh cả một nền văn minh vật chất.

Có thể chia hệ thống tàng bản1 làm ba loại: tàng bản của triều đình, tàng bản của tư nhân và tàng bản của tự viện. Do tác động của lịch sử, những tàng bản của triều đình và tư nhân đã tiêu tán. Hiện nay chỉ còn tàng bản của tự viện là được bảo vệ với số lượng tương đối lớn. Xưa nay, trong giới Phật giáo, người ta coi tàng bản là pháp bảo, bên cạnh hai vật báu khác là Phật bảo và Tăng bảo. Pháp bảo – hay những lời dạy của Phật, bao gồm kinh văn, giáo lý nhà Phật - được lưu giữ thông qua sách hoặc ván in.

Tuy nhiên, do sự dịch chuyển từ việc sử dụng chữ Hán Nôm sang chữ Quốc ngữ dưới tác động của chương trình Bình dân học vụ vào năm 1945, những kinh văn, giáo lí nhà Phật hiện nay đều được viết và truyền bá bằng chữ Quốc ngữ. Vô tình điều này đã tạo ra sự lãng quên, sa mạc hóa nhiều kho tác phẩm Hán Nôm vốn một thời được coi là pháp bảo. Với đa số những người xuất gia không sử dụng chữ Hán, kho mộc bản từng rất hữu ích giờ chỉ là những di cảo đã “chết”, dùng để thờ, để bầy chứ không còn được sử dụng nữa. Thậm chí, không ý thức được giá trị của các mộc bản, qua những biến động về kinh tế-xã hội, nhiều nơi đã chẻ ra làm củi hay để mối, mọt.

Ngay cả những nhà chùa biết chữ Hán, hiểu những mộc bản mình đang lưu giữ là pháp bảo cũng không thể giúp chúng “sống” lại vì họ không còn sử dụng công nghệ in cũ. Công nghệ in mới đã dẫn đến sự phá sản của tất cả những làng nghề thủ công truyền thống từ nghề làm giấy, làm mực cho đến nghề khắc in. Vì vậy, những nghệ nhân biết khắc chữ và đóng sách theo lối cổ hiện chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam cùng việc thiếu ý thức bảo quản và sử dụng, những mộc bản cũng như những quyển sách không bao giờ được giở cứ im lìm, bị phủ bụi và bị mối mọt khiến di sản này tiêu tán hằng ngày.

Trong bối cảnh đó, giới nghiên cứu lại được đào tạo theo kiểu “bút sắt”, thiếu mẫn cảm khi tiếp xúc với thư tịch cổ. Một hạn chế phổ biến của họ là tước văn bản khỏi bối cảnh của nó. Ví dụ, khi tìm hiểu một thư tịch cổ trong tay, họ chỉ xem tác phẩm này viết gì, tập trung phân tích về mặt nội dung chứ hoàn toàn bỏ qua nơi đã xuất bản ra nó. Tên nhà in được ghi trên các đầu sách không khiến họ tò mò về nhà in đó ở đâu, đã xuất bản những đầu sách nào, số lượng bao nhiêu, quy trình in ra sao. Bỏ quên bối cảnh trong tìm hiểu văn tự cũng giống như nghiên cứu một xác chết mà bỏ qua môi sinh của nó. Phương pháp nghiên cứu phiến diện hiện nay đã tạo ra những luận án, dự án hời hợt, chưa thực sự chạm vào những giá trị cốt tủy của di sản. Tôi e đó chỉ là cách làm đối phó trong việc bảo tồn hệ thống mộc bản. Chính vì vậy, các cơ quan, viện nghiên cứu mới chỉ bảo quản được về mặt vật thể bằng cách xây dựng những kho lưu trữ để hút ẩm, khô ráo chứ chưa tạo điều kiện để những di sản có thể phát huy những giá trị về mặt vật thể và phi vật thể, điển hình là những kĩ nghệ thủ công từng có mối quan hệ mật thiết với nguồn gốc của những mộc bản không hề được ghi lại hay bảo lưu và những người có nhu cầu nghiên cứu, yêu thích Hán Nôm cũng chỉ được tiếp cận những kho mộc bản trong các thư viện một cách hạn chế.


Hiện tại phải xác nhận một thực tế đó là, dẫu nỗ lực của Viện nghiên cứu Hán Nôm và các thư viện quốc gia, tỉnh và các tự viện có ý thức lưu giữ ván và sách nhưng hai cái đó không khớp nhau (tức là ván và sách đều thiếu, không thể tập hợp lại thành một bộ kinh nguyên vẹn). Người ta có thể phục hồi vật chất chứ không thể khôi phục được giọng văn, cách viết của thời xưa, nhất là khi những mộc bản đó lại là độc bản và thời điểm ra đời cách đây nhiều thế kỉ. Trong quá trình nghiên cứu, nhiều khi tôi gặp tình trạng đau xót là tác phẩm chỉ còn lại mấy ván in (tương đương với vài ba trang sách). 

Bên cạnh đó, do không nắm được kĩ nghệ in truyền thống và cũng không tham vấn các chuyên gia, một số học giả đã trực tiếp góp phần hủy hoại những di sản vừa được tái khám phá. Họ dùng sơn phết lên những mộc bản để in lại nội dung những tác phẩm thay vì phết mực như lối cổ. Những ván in bị két sơn, không rửa được nên không thể in chữ được nữa. Kho mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) gồm hơn 3.000 ván in vừa được UNESCO ghi nhận là di sản ký ức đã bị hỏng hoàn toàn, không còn sử dụng được. Cách đây chưa lâu, bảo tàng của tỉnh Bắc Giang cũng áp dụng lối “in sơn” làm hỏng hơn 2.000 ván của chùa Bổ Đà. Ngoài hai kho mộc bản kể trên, kho ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm và kho ở chùa Hoa Lâm (Khê Hồi, Thường Tín) cũng đã bị “phá hủy” với lối in không đúng cách.

Sự giàu nghèo của di sản là do thái độ của cộng đồng. Quan trọng nhất là tất cả các cá nhân, tập thể cần phối hợp với nhau, cảnh tỉnh, đánh động trước nguy cơ di sản biến mất và tái phục hồi chúng. Với những kĩ nghệ truyền thống, cần quay video, nghiên cứu và ghi chép cẩn thận để thế hệ sau này muốn tìm hiểu, nghiên cứu có thể dựa vào đó để phục hồi. Giống như ở các nước phương Tây, những kỹ nghệ truyền thống có thể mất đi nhưng không bị thất truyền vì chúng đều được ghi chép lại cẩn thận. Giới nghiên cứu hoàn toàn có thể căn cứ vào hình ảnh, phim tư liệu, diễn giải để khôi phục lại một kỹ nghệ. Hơn nữa, các nghiên cứu và tư liệu nên được công bố cho những người có nhu cầu nghiên cứu tiếp cận chứ đừng để chúng bị “biển thủ” thành tài sản của cá nhân hoặc cơ quan. Bên cạnh đó, không nên nghĩ rằng, việc gìn giữ di sản là việc của những cơ quan bảo tồn, lưu trữ, việc của ngành tôn giáo mà bất cứ ai cũng cần có thái độ và ứng xử đúng đắn với di văn của tổ tiên, dù không thể làm nó “sống lại”, cũng cần bảo quản để nó có thể phát huy được giá trị tối thiểu. 


Để in một bộ kinh gồm hàng chục đến hàng trăm quyển, ngoài quy mô của triều đình thì khó ngôi chùa nào có thể đảm trách hết được. Chính vì thế, họ thường phân công mỗi chùa khắc in từ một đến vài quyển rồi trao đổi với nhau. Quy trình công nghệ in cổ ở các tự viện bao gồm những bước sau:

Khi một tác giả hoàn thành bản thảo, nhà chùa sẽ thuê một người thợ viết chữ sao chép lại bằng một phông chữ thông dụng và dễ khắc nhất, đồng thời dàn lại dòng, trang đảm bảo số lượng chữ trên mỗi trang đều bằng nhau. Bên cạnh đó, nhà chùa cũng cử ra một hội đồng kiểm duyệt gồm khoảng bốn người, là những bậc hòa thượng, đại sư đắc đạo để kiểm duyệt sao cho đúng với Kinh Phật.

Qua bước này, nhà chùa có thể tính được số lượng ván, số lượng giấy in và từ đó ước lượng số tiền cần chi. Sau đó, thợ mộc sẽ xẻ ván và ngâm trong nhiều năm để tránh mối mọt (ván thường được làm bằng gỗ thị vì loại gỗ này dẻo và mềm nên dễ khắc) và họ bào sẵn, phơi khô. Sau đó, họ dán các trang giấy lên ván gỗ (khổ ván bằng đúng khổ giấy) bào phần không có chữ đi, nhờ vậy mà chữ nổi lên. Một ván gỗ thường được khắc hai mặt, tương đương hai trang sách.

Sau khi in xong thì họ xếp trang, xén, đóng gáy, phết sơn ta vào gáy sách cho chắc, làm cậy (bìa cứng), đóng cậy và hoàn thiện một vài chi tiết gắn với quyển sách. Sau khi hoàn thiện, sách sẽ được dùng để cúng cầu siêu hoặc phát cho các sư hành trì.
Cả cuốn sách được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường và tiết kiệm tận cùng: chỉ khâu sách tận dụng từ giấy xén thừa xoắn lại, bìa cũng từ giấy viết hỏng rồi phết sơn đỏ xung quanh, sơn ta cũng được khai thác từ một số loại cây.


Theo Hảo Linh - Tia Sáng

***

1 Tàng bản còn đồng nghĩa với nhà in, nhà xuất bản sử dụng lối in khắc gỗ.

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.

  • LÊ HOÀNG TÙNG

    Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

  • Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.

  • Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.

  • Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.

  • Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.

  • Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.

  • Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.

  • 5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.

  • Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?

  • Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.

  • Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.

  • NGUYỄN THANH TÙNG

    Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.

  • Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.

  • Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.

  • Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.

  • Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…

  • Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?

  • Trong xã hội dịch chuyển, Tết với mỗi thế hệ mang giá trị, ý nghĩa khác nhau. Nếu nhiều gia đình trẻ có thể đóng cửa dắt nhau đi du lịch, đón và chơi Tết ở một nơi xa thì với không ít người cao tuổi, ngày Tết vẫn mang giá trị truyền thống bất biến. Tuy nhiên, một điều chung nhất dễ nhận thấy, đó là trong tâm thức mỗi người Việt luôn trân trọng những giá trị linh thiêng ngày Tết cổ truyền.