LÊ HUY MẬU
Anh Điềm, bấy giờ còn là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW, nhưng đã sắp nghỉ. Anh ra thăm Côn Đảo. Trong đoàn tháp tùng anh ra Côn Đảo của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu có tôi.
Xe đưa đoàn ra tận máy bay. Không qua cửa hàng không như những khách bình thường. Tôi mang tiếng là đã ở Vũng Tàu lâu nhưng chưa được ra Côn Đảo, Trưởng ban Tuyên Giáo, nhân chuyến tháp tùng anh Điềm, cho tôi đi theo.
Nhớ lại, thời còn Đặc khu, có lần, tôi được Ban Tuyên giáo cử lên Sài Gòn mời nhà thơ Chế Lan Viên về Vũng Tàu nói chuyện. Trong rất nhiều việc ở Ban Tuyên giáo, thỉnh thoảng có những việc khiến tôi thích thú vì có cơ hội được gặp nhiều người tên tuổi đến tỉnh. Ví như, việc được chăm nuôi tướng Trần Độ chẳng hạn. Ví như được gần gũi giáo sư Trần Văn Giàu, nhà thơ Tố Hữu và nhiều người nổi tiếng khác… Ban Tuyên giáo cử tôi đi cùng Bí thư đưa nhà thơ Chế Lan Viên ra thăm Côn Đảo. Mừng ơi là mừng! Mừng vì được lần đầu ra Côn Đảo. Nhưng mừng hơn là được đi cùng nhà thơ Chế Lan Viên. Nhưng lần ấy, trước giờ bay, tôi được thông báo là “không phải” đi nữa.
Anh Điềm bảo, anh chỉ ra thăm Côn Đảo chứ không làm việc gì. Trước lúc về, anh sẽ gặp gỡ lãnh đạo huyện một chút, thế thôi! Tôi sẽ không có lúc nào để gặp riêng anh, nếu như anh cứ ngủ trong biệt thự riêng phía trước. Nhưng, ngay buổi tối đêm đầu tiên, anh đã xuống phòng của tiến sĩ Thức, thư ký riêng của anh, và tôi. Anh bảo, mình ngủ dưới này với các cậu nói chuyện cho vui!
Trông anh Điềm thật hiền. Gương mặt thật phúc hậu. Giọng Huế thật nhẹ nhàng và ấm áp. Sự cởi mở, thân tình của anh, tôi thấy nó chân thành, nó tự nhiên lắm. Chẳng thấy có vẻ gì là anh đang làm “dân vận”. Tuy nhiên, do bản tính tự ti thường trực, núp dưới vỏ bọc là lòng tự trọng của mình, nên tôi luôn giữ khoảng cách trước anh.
Còn nhớ, năm 1985, khi lần đầu ngấp nghé trước cửa Hội Nhà Văn, tôi thấy, tất cả những người ra vào cổng trụ sở ấy, chẳng biết họ là ai, họ có phải là nhà văn hay không, nhưng trông họ mới vinh dự làm sao! Trong mắt tôi khi ấy, tôi toàn thấy những gương mặt lạnh lùng xa lạ. Chỉ anh Điềm, khi gặp gỡ với mấy người viết trẻ trong trụ sở Hội hôm đó, thật ân cần, gần gũi. Giọng anh nhỏ nhẹ. Anh tiếp xúc những người viết trẻ với ánh mắt trìu mến biết bao. Anh xưng hô với những người viết trẻ là “các anh chị”. Bấy giờ, anh Điềm đã quá nổi tiếng với trường ca Mặt đường khát vọng. Trông anh thật nho nhã và khiêm tốn. Tôi mang theo ấn tượng tốt đẹp ban đầu ấy, về anh, mãi cho tới khi gặp lại anh.
Hôm huyện ủy Côn Đảo tổ chức chiêu đãi, tôi ngồi cùng bàn với Thức và các cán bộ của huyện. Anh Điềm đề nghị tôi sang ngồi với anh, ngồi cạnh anh để nói chuyện. Sau này, Bí thư Tỉnh ủy nhắc mãi. Rằng, tôi chuyện trò với Ủy viên Bộ Chính trị như chuyện trò với bạn bè. Quả thật, khi ấy, tôi có cảm giác như anh Điềm có vẻ chán với những câu chuyện tầm phào trong bữa tiệc. Thỉnh thoảng, anh quay sang nói chuyện riêng với tôi, hỏi han tôi chuyện gì đó. Những chi tiết này, vô hình trung, khiến tôi “có giá hơn” trong mắt những vị lãnh đạo tỉnh của mình!
Việc đi câu cá ở Côn Đảo là do anh Điềm đề xuất. Hùng, bấy giờ là Phó Giám đốc cảng Bến Đầm, được giao chuẩn bị cho buổi đi câu. Không phải câu trên bờ mà câu trên thuyền, ngoài biển. Con tàu chở đoàn cán bộ đi câu hôm đó chẳng có tàu nào hộ tống. Ông Ủy viên Bộ Chính trị đi câu cũng chẳng sang trọng hơn những người đi câu khác điều gì. Cũng quần soọc, áo thun. Cũng cần câu, cũng mồi câu như mọi người. Hôm ấy biển êm. Sóng chỉ lắc lư con thuyền. Và nó cũng chỉ biểu hiện được là nó khi làm lắc lư con thuyền. Còn khi nhìn ra biển thì không thấy được nó đâu.
Bây giờ, nhớ lại, thấy tiếc, hình như hồi ấy chưa có di động chụp hình. Tiếc chẳng thấy ai chụp hình về buổi đi câu đó. Giá có tấm hình anh Điềm đi câu cá ở Côn Đảo minh họa cho bài viết thì hay!
Hôm ấy là ngày không may mắn đối với người đi câu. Cả 5, 7 cần câu, câu cả ngày mà chỉ được có mươi con cá. Con lớn nhất chỉ bằng ba ngón tay ghép lại. Anh Điềm câu được một hay hai con gì đó. Con cá đầu tiên cắn câu, anh Điềm giật được là con cá làm vệ sinh. Nó chỉ lớn bằng ngón chân cái là cùng. Loài cá này không ai ăn. Bắt được là ném xuống biển. Còn con sau, tôi không nhớ. Nếu có, thì đấy cũng là một con cá nhỏ.
Cá không cắn câu không phải lỗi của người dẫn đi câu. Nhưng Hùng cứ băn khoăn. Hùng cho tàu đổi vị trí câu mấy lần, nhưng kết quả không khá hơn. Thật ra thì kết quả buổi đi câu không quan trọng. Quan trọng là anh Điềm muốn thư giãn. Muốn được là ngư ông, muốn được lênh đênh trên biển, ngắm trời ngắm biển sau những tháng năm cầm nắm đấm micro mệt mỏi.
Tôi cũng chỉ mới thấy anh Điềm trước micro có một, hai lần gì thôi. Một lần là khi, anh mới lên làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Một lần, có lẽ là trên truyền hình. Anh Điềm giọng không vang. Nhưng thông tin của anh thường có độ sâu. Phải chú ý lắm thì mới thấm, mới hiểu hết ý anh. Sau này, đọc thơ anh Điềm khi đã buông hết mọi chức vụ, tôi liên hệ thấy, nhận xét của mình về anh có phần đúng. Thơ anh đầy nỗi niềm. Nhưng lắng sâu. Và hình như chưa bao giờ anh nói hết những điều anh muốn nói. Anh chỉ gợi nhiều hơn là bộc bạch nỗi niềm.
Có một ý, anh Điềm nói lâu rồi, trong hội nghị của ngành Văn hóa, khi anh còn làm Bộ trưởng, tôi còn nhớ. Anh nói về sự bất cập của các giám đốc Sở Văn hóa trong toàn quốc. Lúc bấy giờ, tôi thấy anh Điềm bắt mạch trúng. Thực trạng bất cập phổ biến không chỉ trong ngành Văn hóa. Nhưng Văn hóa, càng về sau này càng tỏ ra bất cập nhiều hơn. Ở nhiều nơi, Văn hóa vẫn được coi như là bộ phận cờ, đèn, kèn, trống trong xã hội. Chưa anh nào, dù ở trình độ nào, giao làm Giám đốc Văn hóa lại ngán ngại. Có lần, trong hội nghị của Bộ Văn hóa, tôi có dự, một vị đại biểu, phát biểu, rằng trong ban giám đốc của mình, không ai có nghiệp vụ chuyên môn về ngành Văn hóa. Có lẽ anh Điềm hiểu mọi chuyện, nhưng công bằng mà nói, anh không thể thay đổi được thực trạng tình hình đó.
Khi anh Điềm ngồi câu cá trên thuyền ở Côn Đảo, anh không hề biết rằng, có người đang lặng lẽ quan sát anh. Khi anh ngồi câu cá, tôi thấy, anh thi sĩ biết bao. Lão thực biết bao. Tôi thầm đọc mấy câu thơ mà tôi thích trong trường ca Mặt đường khát vọng của anh:
“Ơi cánh cò tị nạn khô gầy
Đêm đêm về những hàng cây thành phố
Lao xao tìm chốn ngủ…”
…
Bấy giờ chiến tranh, rừng núi, nông thôn đều bom đạn, chim bỏ rừng, bỏ làng mạc về thành phố tìm chỗ ngủ. Có mấy câu đơn giản vậy thôi cũng đủ nói lên sự khốc liệt của chiến tranh, nó làm đảo lộn cả quy luật của tự nhiên, và v.v… Tôi đã yêu thơ anh Điềm biết bao, vậy mà khi gặp anh gần như tôi chẳng biết nói gì, cứ lẳng lặng ngồi câu cạnh anh, và nghĩ ngợi vơ vẩn một mình.
Không biết tôi có lầm không? Hình như, tôi đọc đâu đó, nói rằng, anh được sinh ra, hoặc đã có tuổi thơ của mình trên quê hương tôi, ở Thanh Chương Nghệ An. Tiếc là tôi quên không hỏi anh là còn lưu giữ được kỷ niệm, hay ký ức gì về quê hương Thanh Chương của tôi không?
Ngồi trên con tàu nhỏ, bập bềnh ngoài khơi đảo Côn Sơn, tôi nghĩ, như không phải là tôi đang ngồi bên cạnh một ông Ủy viên Bộ Chính trị, tôi đang đi câu cùng nhà thơ tài năng Nguyễn Khoa Điềm, tác giả của trường ca Mặt đường khát vọng nổi tiếng và là tác giả của bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mà tôi rất ngưỡng mộ.
Thơ anh Điềm trong chống Mỹ đã có giọng điệu khác nhiều so với những nhà thơ cùng thời với anh. Mặt đường khát vọng là trường ca, đặt anh vào vị trí nhà thơ cách mạng không thể không nhắc tới trong bất cứ bộ tuyển nào. Nó quan trọng không chỉ ở tính chất, nội dung, thời điểm ra đời, mà trong nó, có cả sức vóc văn hóa của nó. Chỉ nói riêng về chương Đất nước thôi, đã đặt anh ngang với những Nguyễn Đình Thi, những Đỗ Nhuận, Văn Cao trước đó rồi!
Thơ anh Điềm có sự lắng sâu của cảm xúc. Có sự minh triết. Nhưng sau hết cả, ở anh, là giọng điệu thơ rất riêng. Thơ anh có nội lực logic nội tại, một thứ triết lý bằng ngôn ngữ hình tượng mới, lý trí mà vẫn hấp dẫn, cuốn hút.
Tôi trở lại Côn Đảo vào dịp Hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức lễ cầu siêu cho các vong hồn tử nạn ở Côn Đảo. Tôi có ra chỗ mà anh Điềm trồng cây lưu niệm ở Hàng Dương. Bên cạnh những gốc cây có biển ghi tên những vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, có gốc cây có biển đề tên anh Điềm với đầy đủ chức danh ở thời điểm đó.
Bỗng dưng, tôi nhớ tới anh, nhớ tới buổi đi câu cá cùng anh ở Côn Đảo đã lâu rồi!
Vũng Tàu 28/3/2015
L.H.M
(SHSDB20/04-2016)
Ngày 18 tháng 9 năm 2015, được sự nhất trí của lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. Đây là một hoạt động có ý nghĩa lịch sử và cũng vô cùng giàu chất nhân văn, nhằm ôn lại những trang sử vẻ vang của một vùng đất giàu văn hóa - về một trung tâm văn hóa - văn học nghệ thuật tiêu biểu của nước nhà.
TRẦN BẢO ĐỊNH
Thương nhớ chú Tư Sâm.
Phải nói ngay rằng, hồi trai trẻ, tôi không thích giới văn chương, chỉ thích giới văn nghệ. Chẳng hiểu vì sao?
BÙI KIM CHI
Thời thiếu nữ của tôi gắn liền với Thành nội. Nơi này tôi đã sinh ra và lớn lên. Tôi yêu Thành nội. Thành nội đã đi vào cuộc đời tôi với nhiều sắc màu.
THANH TÙNG
Kinh đô Huế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bầu trời u ám của xã hội phong kiến Việt Nam lúc mãn chiều xế bóng đã phát ra tín hiệu của một vì sao NGUYỄN TẤT THÀNH.
PHẠM HỮU THU
1.
Cuối năm 1989, tôi cùng Trần Phá Nhạc ghé 47 C Duy Tân, Quận 3 - TP. HCM thăm anh Trịnh Công Sơn.
LGT: Hiện không nhiều tài liệu miêu tả miêu tả về đời sống, sinh hoạt văn hóa, xã hội của Huế vào thập niên 30 - 40 của thế kỷ trước. Bản dịch dưới đây là trích đoạn từ cuốn nhật kí Adieu Saigon, Au revoir Hanoi (Chào Hà Nội, tạm biệt Sài Gòn - Nhật ký kì nghỉ năm 1943) của Claudie Beaucarnot.
DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
Hồi Ký
Ba mươi tháng tư. Tôi đang dùng bữa tối cùng gia đình thì chợt nghe tivi thông báo ông Thanh Nghị chết.
PHƯỚC VĨNH
Hình ảnh Hồ Chủ tịch là nguồn cảm hứng sáng tạo đối với nhiều nghệ sĩ tạo hình Việt Nam.
BỬU Ý
Đinh Cường đã vĩnh biệt tất cả chúng ta! Một nghệ sĩ trong cái ý nghĩa toàn diện, cao đẹp nhất, một nghệ sĩ làm lan tỏa nghệ thuật ra chung quanh mình cho gia đình, cho bạn bè, cho cả đời sống, khiến anh trở thành tâm điểm cho những cuộc gặp mặt, những buổi hội hè.
PHAN NGỌC MINH
1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…
PHAN NGỌC MINH
1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…
VÕ SƠN TRUNG
Trong gần một thế kỷ qua, bạn đọc Việt Nam đã tiếp cận khá nhiều tác phẩm của đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore, trong đó có hàng chục tập thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, tiểu luận, và thậm chí cả hồi ký của thi hào…
Lần đầu nói chuyện trực tiếp với họa sĩ Đinh Cường tại xe cà phê Tôn trước nhà thờ Tôn Nhân Phủ ở Thành Nội, tôi: “Thưa thầy!” Anh khoát tay: “Úi dà, bày đặt. Chỗ bạn bè anh em với nhau cả, thầy bà chi nghe đỗ mệt!”
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Thật vui mừng và xúc động khi cầm trên tay tập sách Rừng hát của cố nhạc sĩ Trương Minh Phương do gia đình tặng. Tuyển tập dày 1.328 trang, chia làm 4 phần, tập hợp những sáng tác, nghiên cứu văn học nghệ thuật trong cuộc đời của nhạc sĩ.
VÕ TRIỀU SƠN
Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa.
VÕ TRIỀU SƠN
Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa. Những ngày tháng đầu tiên của các hoạt động văn hóa nghệ thuật dưới chính thể Việt Nam mới diễn ra thật sôi nổi. Sau đây là lược thuật một số hoạt động trong mùa đông 1945, cách đây tròn 70 năm.
LỮ QUỲNH
"Vì tôi là người Huế và đã một thời tuổi trẻ nặng nợ với sông Hương suốt những mùa hè nóng bức ngủ đò nên tôi nhìn sông Hương luôn luôn với đôi mắt của người bạn.
Sáng ngày 27-11-2015 tôi đến nghĩa trang Père Lachaise để tiễn anh đến nơi yên nghỉ cuối cùng, sau khi hỏa táng, anh sẽ nằm trong ngôi mộ gia đình, đây cũng là nơi nhạc sĩ Chopin yên giấc ngàn thu nhưng trái tim thì trở về quê hương Ba Lan. Nguyễn Thiên Đạo cũng thế anh nằm ở Paris nhưng trái tim và tâm hồn anh từ lúc sống đến lúc chết luôn luôn hướng về Việt Nam.
HOÀI MỤC
Vừa giải phóng xong ba tôi đưa cả gia đình từ thành phố về quê. Cuộc sống vất vả nhưng quá nhiều cái mới lạ nên đầu óc con nít của tôi khi mô cũng thấy háo hức.
NGUYỄN KHẮC VIỆN
Trích hồi ký
- 75 rồi đấy, ông ơi! Viết hồi ký đi. Chuối chín cây rụng lúc nào không biết đấy!