Đến với bài thơ hay: “Gói” của Nguyễn Khắc Thạch

10:45 12/08/2009
MINH QUANG                Trời tròn lưng bánh tét                Đất vuông lòng bánh chưng                Dân nghèo thương ngày Tết                Gói đất trời rưng rưng...

Nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch

Lời bình:

Theo quan niệm của người xưa, bánh chưng, bánh tét có hình dáng của đất, trời. Thành thử, hai câu đầu của bài thơ như là một lời giải thích, một lời giải thích rất dân dã nhưng không kém phần điệu nghệ. Nguyễn Khắc Thạch đã khéo vận dụng sự tích bánh chưng, bánh dầy vào GÓI một cách tinh tế đầy gợi cảm:

                        Trời tròn lưng bánh tét
                        Đất vuông lòng bánh chưng

Cho nên khi năm hết Tết đến, ở trong một gia đình Việt Nam ta, hương vị Tết tất thảy đều phải có bánh chưng, bánh tét. Đó là một nét đẹp truyền thống làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc, cần phải được giữ gìn. Người lao động sống bằng nghề nông, vất vả quanh năm, chỉ thầm mong đủ miếng cơm manh áo, dễ gì có được “ngày Tết” theo như ý muốn đâu. Bởi thế, “Dân nghèo thương ngày tết” cũng chính là thương mình, là lo cho mình có tạo nên được “ngày Tết” chu tất hay không?!

Cũng vì bánh chưng, bánh tét có hình dáng của đất trời, do vậy gói bánh chưng, bánh tét là “gói đất trời”. Đất trời thật thiêng liêng. Gói đất trời rưng rưng... là “gói” bao nỗi niềm tâm trạng trong đó. Nỗi niềm tâm trạng của dân nghèo mà Nguyễn Khắc Thạch muốn nói lên ở đây chứa đựng đầy đủ qua hai từ rưng rưng này. Trên hết, đó là niềm vui sướng hạnh phúc về thành quả lúa gạo mà họ làm ra, nhưng làm ra được hạt lúa, hạt gạo, biết bao mồ hôi họ đã đổ xuống, biết bao công sức bỏ ra họ có quản đâu. Họ thấm thía hơn ai hết cái giá “đắng cay muôn phần” mà mình từng trải. Nguyễn Khắc Thạch đã thực sự đồng cảm với người dân nghèo khó ở cả hai cực biên độ của nỗi niềm tâm trạng này. Chính vậy mà rưng rưng quả thật là xuất thần về tài dùng chữ của anh!

Bài thơ đã lay động mạnh mẽ, gây được khoái cảm bất ngờ cho người đọc, điều tiên quyết là độ sâu chín trong cảm xúc của người viết. Nhà thơ qua GÓI thực sự “trải lòng” chứ không phải là “trải lời” trên giấy như cách nói của một nhà văn có uy tín khi nhận xét về thơ ta từ thực tế thơ xuất hiện trên các báo, tạp chí, đầu sách trong nhiều năm qua.

Mới hay, Nguyễn Khắc Thạch đã nói được rất nhiều qua bài thơ này. GÓI là bài thơ có tứ lạ, chất liệu thơ không mới nhưng thật cảm động. Một bài thơ tứ tuyệt chỉ vỏn vẹn hai mươi từ mà sức chứa, sức tỏa của nó thật lớn lao, thật bao la tựa như Trời-Đất. Lời thơ được lọc kỹ, tuyệt không cầu kỳ. Cách biểu đạt sự vật ở Gói có tính chuẩn mực cao. Các lời thơ như tròn lưng, vuông lòng, thương ngày tết, rưng rưng, thiết tưởng rất có sức nặng. Cấu trúc thơ GÓI chặt, các từ trong bài đều được xác lập vị trí rất vững chắc. Bấy nhiêu thôi, đủ tin tưởng GÓI của Nguyễn Khắc Thạch sẽ có sức sống lâu bền với thời gian và trong lòng công chúng mến mộ.

M.Q
(184/06-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BÙI NGUYÊN

    Ngửa (Nxb. Hội Nhà văn, 2017) không đơn thuần chỉ là tập truyện ngắn với nhiều hoàn cảnh thân phận và sự trầm tư riêng biệt của cư dân Sài Gòn đã cùng tác giả đồng hành qua hơn nửa thế kỷ sinh cư trên cái thành phố vốn dĩ là trung tâm sinh hoạt sôi động năng nổ với đầy đủ hương vị sống. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi lần lượt mở từng trang của tập truyện ngắn ngồn ngộn hoài niệm của nhà văn Ngô Đình Hải.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    1.
    Trước khi có Hàn Mặc Tử, người ta chỉ biết có hai loài đáng trọng vọng là “Thiên thần” và “loài Người”. Nhưng từ khi có Hàn Mặc Tử, người ta mới biết còn có thêm một loài nữa, đó là “loài thi sĩ”.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY      

    Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ - thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2017)

  • TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG

    Tư tưởng văn học của Tản Đà (1889 - 1939) không thuần nhất mà là sự hỗn dung của “tư tưởng Nho gia, tư tưởng Lão Trang và tư tưởng tư sản”1.

  • MỘC MIÊN (*)

    Là một trong những cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ mà còn có duyên kể chuyện đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ trữ tình, lịch sử không tồn tại. Trường ca làm chúng tồn tại.


  • (Ý kiến của Nguyễn Văn Bổng, Xuân Cang, Nguyễn Kiên, Hà Minh Đức, Hoàng Ngọc Hiến)

  • Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc: Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Khoa học xã hội, 2017).

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Trong sách “Nhìn lại lịch sử”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tác giả Phan Duy Kha viết bài “Một bài thơ liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung”.

  • BÙI KIM CHI

    “Tháng Tám năm Ất Dậu (1945)… Là công dân Việt Nam nên tôi đã tham gia phong trào chống xâm lăng…”. (Truyện ngắn Mũi Tổ).

  • TRƯƠNG THỊ TƯỜNG THI

    Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm.

  • NGUYỄN THẾ QUANG

    Nói đến nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì không gì bằng đọc cuốn tự tuyện của anh. Số phận không định trước(*) đưa ta đi suốt cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ quyết liệt suốt năm chục năm qua của anh.

  • NGUYỄN HỮU SƠN

    Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi.

  • NGUYÊN QUÂN

    Một cảm nhận thật mơ hồ khi cầm trên tay tập sách, vừa tản văn vừa tiểu luận của nhà văn Triệu Từ Truyền gởi tặng. Sự mơ hồ từ một cái tựa rất mơ hồ bởi lẽ chữ là một thực thể hữu hiện và chiếc cầu tâm linh chính lại là một ảo ảnh rất dị biệt với thực thể hữu hạn của những con chữ.

  • TUỆ AN

    Đọc “Ảo giác mù”, tập truyện ngắn của Tru Sa (Nxb. Hội Nhà văn, 2016)

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Ngô Thì Nhậm viết bài thơ Cảm hoài cách đây 223 năm, nhân đi sứ báo tang Tiên hoàng Quang Trung băng hà và cầu phong An Nam quốc vương cho vua Cảnh Thịnh.

  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần.

  • MAI VĂN HOAN

    Lẽ ra tôi không viết bài này. Thiết nghĩ văn chương thiên biến, vạn hóa, mỗi người hiểu một cách là chuyện bình thường. Tốt nhất là nên tôn trọng cách nghĩ, cách cảm thụ của người khác.