Đêm trên cát

10:28 26/03/2008
hay Một đêm của nhà thơ Cao Bá Quát (trích)những con cá vàng ngủ mê trong điện Thái Hoàcặp mắt dấu sau bóng tốitiếng thở dàibàn tay nơi không thấy bàn tayphút chốc đốm lửa loé sángngười lính canh bên con nghê

Nhà thơ Thanh Thảo

bao giờ
ta không định ra đi hay ở lại
hoa gạo trong sương sớm
nung nấu lòng kẻ xa
ta đứng phía mặt trời lên chậm
nửa đường đời cơn gió thoảng qua
đừng nói đừng nhắc
ta thèm nghe tiếng giã gạo
vợ hiền tấm mẳn làm thuê
và dòng sông chảy ta nghe
mùa đông bãi quạnh lạnh tê gió lùa
ta như thể cành bàng khô
cắn răng chịu rét mà chờ lộc non

bao giờ
câu hát thời bé dại
“ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng”…
sẽ tới lúc chàng
con nghê đá người lính canh hoá đá
đêm cứng khô như một bức tường
ai thả rơi từng bước chân
hoang vắng… áo phong trần tả tơi

ta đã giải trọn kiếp người
với dòng sông dựng ngang trời thành gươm
với bài ca thuở khốn cùng
hát bên người đói ngập ngừng xin cơm
với tàn nhẫn lời roi song
cháy trên da thịt hãy còn biết đau
đừng nói đừng nhắc
ta đã gượng dậy thế nào
để ném những câu thơ
như khạc từng búng máu

có lúc vào canh ba sợi dây đêm chùng lại
ta lấy chiếu đắp thêm cho chú nhỏ
khêu bấc đèn ngóng đợi
ngỡ vừa nghe tiếng kẹt cửa của hư vô
giận mình chưa học được phép ngủ
mắt trừng trừng mở trước vực sâu

những con chuột nhắt
gặm nhấm tấm vải hy vọng
mà ta canh cửi suốt đời
những con chuột nhắt
bò qua khoảng không chóng mặt
lên tận chín tầng trời
khoảnh khắc ta hụt hẫng
mây dưới chân tan loãng rã rời

hố thẳm
bao năm ròng chới với
lòng mê man vin một chút danh hờ

trên đất nước trận bão đen tàn hại
bầy châu chấu từ đâu về che kín mặt trời

lúa te tướp mặt người xanh xám
dài làm sao những buổi chiều trống rỗng
bụng quắt queo kiến bò
cái đói thật tình xuống hai hàng nước mắt
nào phải chuyện văn thơ

nào phải lối đãi bôi thù tạc
trăng trong chén anh
là giọt rượu cặn cuối cùng
của sông Trà một đêm khói sóng
nhìn mặt bạn thấy bóng mình lẳng lặng
mối hận bỗng trào lên cuộn xoáy con thuyền

dù đi hay ở
chẳng bao giờ ta quên
bàn tay bạn giơ ngang như níu kéo
như buông bắt cái gì tận xa vời
ta chỉ là gã nhà thơ cùng đường quay trở lại
lòng ước ao thoáng hạnh phúc mơ hồ

tóc xoã đầu ngọn gió
rối bời bao tâm sự
ta già rồi chăng
trước mặt bức tường cao thêm mãi
gánh nặng lưng còng trèo non lội suối
xoè bàn tay còn lại đất bùn
mong tài năng nở rộ dưới vầng dương
buồn cười thay
nghe trong miệng vị sương mù nhạt thếch

con chim quyên lỡ vận
lang thang trên mặt đất
tiếng kêu sao nghẹn ngào
ta đã phí hoài quá nhiều sức lực
gót chân mòn những bước không đâu

ở nơi đó dường như tình yêu
lần thứ nhất hoa xoan rơi lấm tấm
mưa giêng hai thấm áo người ơi
ở nơi đó ta nhỡ một nụ cười
ba mươi năm sau nhớ lại còn muốn khóc

nỗi nhớ của người đi trên cát
mỗi bước mỗi lùi về tuổi thơ
những khao khát bỗng thành chỗ vỡ
mắt đăm đăm cát trải mịt mờ

thì cứ đi cứ đi và đi mãi
như nước kia chảy không bến không bờ
ta đã ném thơ mình vào thác xiết
một sợi chỉ mành mỏng mảnh treo chuông
một tiếng thét khi đầm lầy dâng ngập cổ
trước mõm chó trước vó ngựa
lần đầu thơ biết đến hiểm nguy

hãy đứng lên ngọn lửa
giữa màn đêm kinh sợ
hãy thắp sáng lời nguyền rủa
trước Ngọ Môn
hãy uống cạn con đường
đầy chông gai cạm bẫy
hãy xuyên thủng bức tường
bằng ngôn ngữ
hãy chế ngự thời gian
bằng lặng lẽ

ta đã vãi tung những hạt giống của mình
vào đất đai tăm tối
bao giờ cho đến tháng ba
trẻ gọi trâu lanh lảnh ngoài đồng lúa đang thì con gái
luỹ tre ngà lơ mơ
cái áo khoác thanh bình
tiếng tu hú trôi trong màu đỏ
tháng năm về thức tỉnh những đầm sen

có gì khiến ta bứt rứt
có gì không thực
qua vẻ hiền lành khép nép kia
ta thích hoa phượng
cháy tận cùng ngọn lửa
dù phải thiêu đốt cả mùa hạ

ai thảnh thơi ăn măng trúc mùa thu
gió heo may ta cúi đầu từ biệt
dăm bảy học trò mang rượu tiễn đưa
các con đừng khóc
ta đi đâu
lênh đênh theo đàn chim di trú

ai cắn răng qua cầu mùa đông
cầm cố áo bông đổi vài đấu cám
chợt ấm lòng nghĩ tới người thân
nếu chỉ sống cho riêng mình
cảm sao nổi phút ấm lòng kỳ lạ ấy
đã trộn trong ta hàng ngàn số phận
như bột nhào như vôi vữa
mong một ngày hiện rõ
chất thật mỗi con người

lặng yên trên bề mặt
gào thét dưới chiều sâu
hiểu những giới hạn
và khoảnh khắc
một thành hai thành ba thành vô số
mãi mãi dò tìm
mãi mãi không thể nào chạm đáy

ta sống lại nhờ tiếng cười
lần thứ hai chào đời từ ngục thất

xin bạn đừng kinh ngạc
vì sao chiếc mầm cây nhỏ nhất
bị cả mùa đông nhào vô trấn lột
bị bóng đêm lường gạt
vẫn trần trụi lớn lên

trên cánh đồng ngập ngụa
trên mùa lam lũ những ao bèo
ta biết mình sẽ trở lại
với bạn nghèo ăn bữa cơm rau dưa
uống chén rượu thơm nồng không phá phách
cất bằng thứ men truyền giữ đã bao đời

ta sẽ trở lại
dù phải húc đầu vào đá
để mở cửa

sau mùa đông là mùa xuân
sau cái chết một bắt đầu khác nữa

THANH THẢO
(nguồn: TCSH số 1 - tháng 6.1983) 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sinh ngày 29 - 05 - 1978 tại HuếNguyên quán: Đồng Hới - Quảng BìnhĐại biểu Hội nghị những người viết văn trẻ Việt Nam 2 lần V và VIHiện đang công tác tại Khoa Ngữ văn - ĐHSP HuếTác phẩm: Thơ “Khi em mười chín”- NXB Thuận Hoá 1998.

  • Tưởng chừng như dòng sông trôi chật hương                                                 bòng, hương bưởitưởng chừng như con đường quen, quen tựbao giờhình như tôi đã có lần tiền kiếpđêm thiên hà vỡ một ánh sao rơi

  • Có gì mà nhớ quêGặp sông nhìn đăm đắmThương bên lở bên bồiLo quê mùa nước lớn

  • Bãi cát nhàu muối mặnHoang dại một loài hoaAi đặt tên Cúc biểnMàu tím đỏ mượt mà

  • Em về với chị, quê xưaQuê em quê chị, bây giờ quê ai?Cách xa hút tháng năm dàiSao ngày trở lại lạnh gai cả người.

  • (Nhân lời kể của một người chơi chim)

  • Chị tôiphận gáiheo may về lơ lửng sáo diều ngânSông Bồ mười hai bếnbến nào nước đụcbến nào trong...

  • ...Không hề có chia ly, không cả lời giã từ, chỉ phương ấy trongvô vọng của em, chợt giây khắc này bừng chói...

  • Gương mặt thánh thiệnSáng và buồn

  • Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .

  • Sinh năm 1949  tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản:  Dấu lặng - (Thơ)  NXB Văn học 1976;  Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.

  • Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995;  Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.

  • Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.

  • (Gửi nhà thơ L.M.T)Em tìm trong lá một vầng trăng xaEm tìm trong cỏ bóng chiều vừa qua.

  • Đợi tắt mặt trờiĐêm không trăng ta lầm lũi bước sóng đôi với biểnXa khơi thăm thẳm màn đen

  • Tôi vấp ngã vào ban mai trong trẻoNước sông Hương xanh rười rượi tháng tưMưa đầu hạ, sấm chớp chừng vội vãCơn gió hoang lạ lẫm bước tôi về

  • LTS: Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 12 - 3 - 1946 tại Mộ Đức Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1969, vào bộ đội, làm báo ở Đài tiếng nói VN, đi chiến trường bộ cuối năm 1970. Là phóng viên chiến trường, ở Ban binh vận R. Sau giải phóng về trại sáng tác Quân khu 5, sau đó giải ngũ, về Hội Văn nghệ Nghĩa Bình và Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Hội viên Hội nhà văn, ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt . Đã in hơn 10 tập thơ và trường ca. Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt cho hai tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” và trường ca “Những ngọn sóng mặt  trời”. Giờ vẫn làm thơ chơi và viết báo kiếm sống.

  • LTS: Trần Chấn Uy sinh năm 1957, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà văn Việt . Anh là một nhà thơ trẻ đã có 5 tập thơ ra mắt bạn đọc. Trần Chấn Uy đi khắp nơi, say mê với cái mình đã chọn, diễn đạt nó với nhiều cung bậc. Tìm kiếm chân lý và cái đẹp để đưa vào thơ, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, dưới góc độ nào, giọng thơ Trần Chấn Uy cũng chân chất, mộc mạc, nồng ấm. Nhà thơ Trần Chấn Uy hiện nay công tác ở Đài Truyền hình Khánh Hoà.

  • LTS: Dạy toán nhưng rất yêu thơ đó là điểm đặc biệt của con người Lê Quốc Hán. Lê Quốc Hán viết thơ nhiều. Thơ anh đã in hầu hết các báo ổ địa phương và trong nước. Thấm đẫm mồ hôi của người lao động, anh luôn nhìn cuộc đời với đôi mắt yêu thương, đầy trân trọng. Hồn hậu, mộc mạc, chân chất mà vẫn nói được cái mình gửi gắm không chút sáo cũ, âu đó cũng là điểm mạnh trong thơ Lê Quốc Hán.Lê Quốc Hán hiện nay là Tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Vinh.

  • LTS: Sinh năm 1969 đã có 2 tập thơ riêng. Là một cây bút trẻ luôn có ý thức làm mới thơ. Tập thơ đầu tay “Dòng sông cháy” của chị vừa ra mắt bạn đọc đã nhận được giải thưởng văn học của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 1997.Táo bạo, trăn trở cho cái mới. Khắt khe, đòi hỏi cao chính mình trong lao động nghệ thuật; Nguyễn Bảo Chân đã chọn cho mình một cách đi riêng trên con đường thơ ca. Với ngôn ngữ thơ hiện đại, với hình tượng thơ kỳ lạ - qua cảm xúc tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Bảo Chân đã mang đến cho bạn đọc những bài thơ hay. Hiện nay Nguyễn Bảo Chân công tác ở Đài Truyền hình Việt - phụ trách chương trình “Tác phẩm và dư luận” trên sóng VTV3.